Một số vấn vấn đề chính đặt ra cần quan tâm giải quyết đối với chính sách

Một phần của tài liệu 08550930_BCTT_Đề tài Lương Văn Khôi _ Final_20-10-01 (Trang 30)

4. Mục tiêu nghiên cứu của Đề tài

3.5. Một số vấn vấn đề chính đặt ra cần quan tâm giải quyết đối với chính sách

sách KKTHĐT vào vùng DT&MN trong thời gian tới

Khái quát hoá những tồn tại, hạn chế được phát hiện ở những phần trên thành 14 vấn đề chính đặt ra cần quan tâm giải quyết đối với chính sách KKTHĐT vào vùng DT&MN trong thời gian tới, gồm:

(1) Nhiều đầu mối xây dựng và ban hành chính sách, quản lý vùng DT&MN; Hệ thống chính sách còn tản mạn, chưa đồng bộ, nhiều văn bản quản lý; Chưa có chính sách riêng về KKTHĐT vào vùng DT&MN.

(2) Chưa có cơ chế đảm bảo chủ động nguồn lực thực hiện chính sách; Nguồn lực bố trí vốn còn phân tán, bố trí nguồn lực đầu tư từ NSNN chưa đáp ứng đủ nhu cầu, việc bố trí vốn cho các chính sách chưa thể hiện rõ được tính ưu tiên, thiếu chủ động về kinh phí, chưa đảm bảo cho các mục tiêu và kế hoạch đã được phê duyệt; cấp phát vốn không đủ, cấp chậm, cấp không đồng bộ khi chính sách huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhau.

(3) Có những cách hiểu khác nhau giữa các cơ quan, địa phương trong việc triển khai chính sách khuyến khích đầu tư.

(4)Một số chính sách thu hút đầu tư chưa có những giải pháp đồng bộ;

(5) Các chính sách ưu đãi chưa đủ hấp dẫn và tồn tại nhiều bất cập: Mức ưu đãi còn dàn trải, tiêu chí áp dụng còn thiếu cụ thể, các chính sách còn chồng chéo về nội dung, hầu hết chỉ mang tính giải quyết tình thế, hỗ trợ ngắn hạn, chưa phù hợp với thực tế, đặc thù vùng DT&MN.

(6) Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của DN vào vùng DT&MN trong thời gian tới bao gồm CSHT của địa phương và các ưu đãi.

(7) Đầu tư công là yếu tố quan trọng dẫn đến thay đổi về liên kết vùng, giữa miền núi và vùng đồng bằng. Đầu tư công vào hạ tầng giao thông kết nối với các cực tăng trưởng có tác động lan tỏa đến các tỉnh DT&MN. Tuy nhiên, liên kết vùng, liên vùng hiện còn rất yếu.

(8)Thu hút khối DN vào vùng DT&MN còn nhiều hạn chế và chưa tạo được sự đột phá trong thu hút đầu tư, các DN thường tập trung vào các lĩnh vực khai thác tiềm năng, thế mạnh của vùng như thủy điện, khai khoáng, trồng rừng,…

(9) Chính sách KKTHĐT mới chỉ tập trung vào gia nhập thị trường (ưu đãi lúc đầu, hoặc cải thiện thủ tục thành lập,…);

(10) Xét theo địa bàn các xã vùng DT&MN, mặc dù có nhiều chính sách ưu đãi để thu hút các DN vào vùng DT&MN đặc biệt là vào các xã thuộc khu vực III, nhưng các DN đầu tư vào khu vực này chiếm tỷ lệ rất thấp. Mức độ tham gia chuỗi sản xuất và tiêu dùng tại các xã thuộc khu vực III rất thấp và tuy có cải thiện nhưng ở mức rất nhỏ.

(11) Về loại hình DN, khu vực DN FDI hiện chiếm tỷ trọng rất thấp cũng có xu hướng giảm, và chủ yếu chỉ thu hút được các DN siêu nhỏ và nhỏ với lượng vốn đầu tư chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Tuy nhiên, vùng DT&MN là vùng phên dậu của quốc gia nên không thu hút FDI bằng mọi giá.

(12) Chậm cải cách thủ tục hành chính, nhiều bức xúc trong quá trình phát triển, đầu tư chậm được giải quyết.

25

(13) Khó khăn về địa hình, địa bàn ưu đãi đầu tư nằm cách xa trung tâm kinh tế lớn. Do đó, bên cạnh việc KKTHĐT từ của DN và hộ gia đình các vùng khác đến, cần chú trọng KKTHĐT hộ gia đình và DN tại chỗ.

Khó tập trung chuyên canh, hình thành cánh đồng lớn nhằm tạo điều kiện cho người dân, DN áp dụng cơ giới hóa vào các khâu sản xuất – bảo quản – chế biến – vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm các loại.

(14) CSHT ở vùng DT&MN, đặc biệt là vùng có điều kiện KT-XH ĐBKK còn rất yếu kém, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, là yếu tố cản trở nhiều nhất đến hiệu quả của chính sách KKTHĐT.

CHƯƠNG 4

QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH PHÙ HỢP VỀ KKTHĐT, GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG

DT&MN TRONG GIAI ĐOẠN TỚI 4.1. Bối cảnh trong và ngoài nước

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, những diễn biến và triển vọng kinh tế thế giới (KTTG) có nhiều ảnh hưởng tới các vùng DT&MN. Các tỉnh DT&MN tại Việt nam hiện nay có nhiều sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài như đồ gỗ, cà phê, cao su, hạt tiêu, và triển vọng tăng trưởng của các nước đối tác lớn sẽ ảnh hưởng tới hoạt động kinh tế này tại các vùng DT&MN. Trong những năm tới, KTTG được dự báo sẽ duy trì mức tăng trưởng khá nhưng triển vọng trong trung hạn chưa vững chắc. Đặc biệt, ảnh hưởng của Dịch COVID-19 là một cú sốc rất lớn tới kinh tế toàn cầu khiến cho KTTG, và kinh tế của các đối tác kinh tế lớn của Việt Nam có thể chịu tăng trưởng âm trong năm 2020 và phục hồi chậm.

Suy giảm kinh tế do COVID-19 cũng kéo theo một loạt hệ lụy làm thay đổi cấu trúc kinh tế thế giới và các quan hệ đầu tư, thương mại toàn cầu. Bên cạnh xu hướng toàn cầu hóa vẫn tiếp tục ở nhiều quốc gia, xu hướng bảo hộ gia tăng đi kèm với hàng rào phi thuế quan phức tạp hơn làm cho xuất khẩu nông sản, lâm sản - những sản phẩm là lợi thế của vùng DT&MN có thể bị ảnh hưởng tiêu cực. Dịch chuyển các chuỗi giá trị và dòng đầu tư toàn cầu làm cho cấu trúc sản xuất công nghiệp của những nước phụ thuộc và có độ mở lớn như Việt Nam phải thay đổi. Nhu cầu lao động, đất đai, tài nguyên thiên nhiên có thể tăng lên trong thời gian tới dẫn đến dòng di cư lao động từ khu vực miền núi về các tỉnh đồng bằng, đồng thời cũng gia tăng sức ép về cải thiện chất lượng lao động.

Một số xu hương mới trong phát triển kinh tế xã hội mà vùng DT&MN phải đối mặt đó là: Phát triển bền vững ngày càng gia tăng; tốc độ đô thị hoá tăng nhanh; cách mạng CN4.0 đem lại cả tác động tích cực lẫn tiêu cực cho DT&MN; toàn cầu hoá và tự do hóa thương mại có thể làm mất đi một số lợi thế, cũng như tạo thêm nhiều cơ hội cho phát triển.

Bối cảnh trong nước cũng có nhiều điểm thuận lợi và bất lợi

Tăng trưởng kinh tế cao, thu nhập bình quân/người có nhiều cải thiện. Trong 22 năm qua, tính từ năm 1995 – 2017, thu nhập bình quân đầu người tăng 08 lần.

26

Xu hướng này sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Thu nhập tăng sẽ kéo theo tiết kiệm tăng vì thế thuận lợi cho khuyến khích đầu tư.

Kết cấu hạ tầng đang được cải thiện nhanh tại tất cả các vùng, địa phương. Nhờ sự hỗ trợ đầu tư phát triển của Nhà nước, kết cấu hạ tầng vùng DT&MN từng bước hoàn thiện, gắn liền với sự nghiệp phát triển KT-XH từng vùng. CSHT phát triển góp phần quan trọng vào thu hút đầu tư tại các vùng DT&MN.

Các vùng DT&MN vẫn tiếp tục tăng trưởng và phát triển khá. Nhờ những động lực tăng trưởng được cải thiện, các vùng DT&MN đã đạt được kết quả tăng trưởng kinh tế quan trọng; Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ nhưng chủ yếu vẫn là làm nông lâm nghiệp; Bước đầu hình thành vùng sản xuất nông lâm nghiệp hàng hóa.

Xu hướng tiếp tục mở cửa và hội nhập.Việt Nam đã tham gia 16 FTA, trong đó 12 FTA đã có hiệu lực. Mặc dù vậy, hầu hết các FTA tập trung vào cắt giảm thuế quan và thuận lợi hoá thương mại, vì vậy ảnh hưởng tới vùng DT&MN thông qua tác động tới các ngành. Việc tham gia vào các FTA thế hệ mới (bao gồm CPTPP, EVFTA) sẽ có nhiều ảnh hưởng hơn, cụ thể là tới thương mại và thu hút đầu tư vào các vùng DT&MN của Việt Nam.

Ưu tiên ngân sách và sức ép cải thiện cơ chế phân cấp ngân sách. Đầu tư phát triển đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển CSHT KT-XH cho các vùng DT&MN và qua đó tăng cường thu hút đầu tư vào các vùng này. Đảng và Nhà nước vẫn đang kiên trì chủ trương, nguyên tắc “ưu tiên bố trí vốn cho các vùng miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào DTTS và các vùng có điều kiện KT-XH khó khăn và ĐBKK, góp phần thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế, thu nhập và mức sống của dân cư giữa các vùng, miền trong cả nước”

Xu hướng tăng cường hợp tác công-tư:CSHT giao thông là yếu tố then chốt để thúc đẩy đầu tư vào các vùng DT&MN.

Xu hướng thúc đẩy phát triển thương mại mậu biên có thể thay đổi theo hướng chính quy hơn tạo ra những thuận lợi nhưng đòi hỏi đầu tư sản xuất ở quy mô chính quy hơn, gắn với nhãn mác, xuất xứ, điều kiện an toàn vệ sinh cao hơn.

Xu hướng di cư do nhu cầu lao động ở các vùng đồng bằng và lao động ngoài nước tăng lên sẽ có thể gây ra thiếu hụt lao động ở miền núi.

Xu hướng về phát triển bền vững (PTBV), sử dụng hợp lý tài nguyên PTBV, quản lý và sử dụng tài nguyên hợp lý, tiết kiệm đang là yêu cầu và cũng là xu hướng hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam. Điều này quan hệ trực tiếp với các chiến lược, đầu tư, phát triển khu vực miền núi và vùng đồng bào dân tộc đặc biệt là liên quan đến tài nguyên rừng, khoáng sản, tài nguyên nước

4.2. Một số yêu cầu đặt ra đối với phát triển KT-XH vùng DT&MN

Từ kết quả phân tích ở các nội dung trước đồng thời trên cơ sở của các chủ trương, định hướng hiện nay cho thấy để tiếp tục phát triển vùng DT&MN cần đặt ra một số yêu cầu chính như sau:

- Về tư duy chính sách phát triển. Tư duy về vùng phải là tư duy chủ đạo, kết nối và dẫn dắt sự phát triển của từng địa phương trong vùng dưới sự điều phối và kết nối của một thể chế vùng thống nhất và thể chế này có đủ nguồn lực và

27

quyền lực bởi vì điều này sẽ giúp cho việc KKTHĐT vào các vùng DT&MN phù hợp với định hướng phát triển của các vùng KT-XH, với định hướng phát triển chung của cả nước. Đồng thời, tập trung nguồn lực cho phát huy được tối đa tiềm năng lợi thế của các vùng DT&MN theo các vùng KT-XH, nhất là lợi thế về quy mô, cũng như tránh được sự cát cứ phân mảng cạnh tranh không lành mạnh trong KKTHĐT, cũng như sự dàn trải trong đầu tư lãng phí các nguồn lực. Cần phải xác định rõ ĐTC hay đầu tư của Nhà nước cho các vùng DT&MN là đầu tư dẫn dắt, là đầu tư phát triển và là chủ đạo, nhất là đối với CSHT. Thu hẹp khoảng cách phát triển và bắt nhịp với mức phát triển chung của cả nước thì được coi là những nhiệm vụ thường xuyên hàng đầu của vùng DT&MN theo các vùng KT-XH để đảm bảo an ninh sinh thái, an ninh nguồn nước, an ninh năng lượng, an ninh quốc phòng của cả nước.

- Đảm bảo PTBV: Đây là yêu cầu tiên quyết trong thời gian tới đối với phát triển vùng DT&MN. Khác với các vùng động lực kinh tế cần phải tập trung nguồn lực và ưu tiên phát triển kinh tế, vùng DT&MN cần đảm bảo hài hòa các trụ cột kinh tế - xã hội - môi trường nhằm tạo ra môi trường sinh thái bền vững cho cả khu vực miền xuôi.

- Đảm bảo phát huy lợi thế của vùng/tiểu vùng: Ở nước ta, vùng DT&MN là vùng rộng lớn và đa dạng. Lợi thế các vùng/tiểu vùng là khác nhau và cũng có thể thay đổi theo thời gian. Yêu cầu đặt ra với Nhà nước đó là xác định được lợi thế tĩnh nhằm xây dựng các nền tảng cần thiết chung nhất cho phát triển KT-XH của các vùng, đồng thời định hướng để thị trường, DN, hộ gia đình đầu tư phát triển trên cơ sở nhận dạng các lợi thế động.

- Xây dựng, cải thiện CSHT tạo tiền đề cho tăng trưởng và phát triển KT- XH dài hạn: Vai trò của hạ tầng là vô cùng lớn. Hạ tầng phát triển là lợi thế rất lớn của các vùng so với vùng hạ tầng kém phát triển. Yêu cầu trong thời gian tới phải đảm bảo đầu tư có trọng điểm và đồng bộ để giảm thiểu lãng phí, hiệu quả thấp trong ĐTC cho CSHT vùng DT&MN. Với hạ tầng giao thông, tăng tính kết nối với các vùng cần được ưu tiên. Về hạ tầng thủy lợi, đầu tư đồng bộ hệ thống thiết bị điều tiết và vận hành có hiệu quả các công trình thủy lợi, hồ chứa hiện có. Tiếp tục đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, hồ chứa nước, hệ thống kênh tưới đảm bảo cung cấp đủ nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp và điều tiết lũ tại các tỉnh có nguy cơ xảy ra lũ quét. Xây dựng các công trình thủy lợi gắn với xây dựng thủy điện nhỏ nhằm cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nước sinh hoạt và cấp điện cho nhân dân vùng sâu, vùng xa nơi chưa có điện lưới quốc gia. Hệ thống điện và thông tin cần đi trước một bước. Đầu tư đồng bộ hạ tầng hệ thống truyền tải và phân phối điện đáp ứng nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao của các KCN và nhu cầu sử dụng của nhân dân. Tương tự như vậy, CSHT hệ thống viễn thông hiện đại với dung lượng và tốc độ lớn cũng cần được nghiên cứu.

- Về phát triển nông lâm nghiệp: Yêu cầu về phát triển nông lâm nghiệp miền núi đó là phải gắn với lợi thế rất đa dạng của địa hình, thổ nhưỡng miền núi.

- Về phát triển công nghiệp và dịch vụ: Trong thời gian tới, yếu tố số lượng và chất lượng nguồn nhân lực và hạ tầng vẫn là lực cản cho phát triển công nghiệp ở vùng DT&MN. Chính vì vậy, lợi thế công nghiệp của vùng DT&MN vẫn là

28

những ngành gắn với chế biến nông, lâm nghiệp, hoặc cung cấp đầu vào cho nông, lâm nghiệp. Bên cạnh đó là những lợi thế về khai thác khoáng sản và tài nguyên. Về dịch vụ, thương mại biên giới, cửa khẩu, các cụm chợ, trao đổi hàng hóa quy mô nhỏ vẫn là mục tiêu đầu tư phát triển trong thời gian tới. Yêu cầu và cũng là thách thức lớn nhất đối với phát triển dịch vụ ở vùng DT&MN đó là đảm bảo tính bao phủ và đồng bộ trong điều kiện phân bổ dân cư rải rác tại khu vực này.

- Về phát triển văn hóa xã hội: Yêu cầu đặt ra trong thời gian tới là đảm bảo cải thiện nhanh giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các địa phương, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH.

- Về y tế và chăm sóc sức khỏe: Tương tự như giáo dục, cải thiện hạ tầng y tế và tăng tính bao phủ của hệ thống y tế thông qua phát triển y tế thôn bản và xây dựng cac cơ sở y tế cấp vùng, hiện đại là yêu cầu và mục tiêu phát triển của lĩnh vực này trong thời gian tới.

- Về văn hóa và thể dục thể thao: Yêu cầu đặt ra là tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ bản các thiết chế văn hóa cơ sở, hạ tầng phục vụ luyện tập thể dục thể thao; bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, làm nền tảng cho sự giao lưu văn hóa giữa các cộng đồng dân tộc trong vùng; duy trì và xây dựng những giá trị mới về văn hóa, phát huy nếp sống văn minh, gia đình văn hóa mới trong cộng đồng dân cư.

- Về giảm nghèo, giải quyết việc làm và bảo đảm an sinh xã hội: Là mục tiêu, yêu cầu xuyên suốt kể từ thời gian đầu đổi mới và vẫn phải tiếp tục trong giai đoạn tới.

- Về sử dụng hợp lý tài nguyên gắn với bảo vệ môi trường: Yêu cầu đặt ra

Một phần của tài liệu 08550930_BCTT_Đề tài Lương Văn Khôi _ Final_20-10-01 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)