Dự báo nhu cầu vốn đầu tư để đạt được yêu cầu phát triển bền vững vùng

Một phần của tài liệu 08550930_BCTT_Đề tài Lương Văn Khôi _ Final_20-10-01 (Trang 34 - 35)

4. Mục tiêu nghiên cứu của Đề tài

4.3. Dự báo nhu cầu vốn đầu tư để đạt được yêu cầu phát triển bền vững vùng

vùng DT&MN đến năm 2030

Để đạt mục tiêu về phát triển bền vững vùng DT&MN, giảm khoảng cách về mức thu nhập so với vùng phát triển, cải thiện rõ rệt đời sống của nhân dân vào năm 2030, Đề tài tiến hành dự báo vốn đầu tư của từng vùng DT&MN theo các vùng KT-XH dựa trên số liệu thống kê thu thập được từ số liệu thống kê tỉnh và của TCTK từ năm 2000 đến năm 2018.

Kết quả dự báo đến năm 2030 cho thấy khu vực DT&MN tại các vùng ĐBSH, ĐNB và ĐBSCL tiếp tục duy trì được mức tăng trưởng ổn định và tương đối cao so với các vùng còn lại. Nguyên nhân được giải thích là do các tỉnh trong các vùng này đều có mức tăng trưởng khá và có những điều kiện thuận lợi hơn so với các tỉnh ở các vùng khác. Các vùng còn lại như vùng MNPB, vùng DHMT và vùng TN được dự báo tăng trưởng có cao hơn so với các giai đoạn trước, nhưng so với các vùng còn lại thì tăng trưởng thấp hơn khá nhiều. Nguyên nhân chủ yếu là do các tỉnh này có điều kiện phát triển ít thuận lợi hơn, và tập trung nhiều tỉnh có tỷ lệ các xã thuộc khu vực I, II, III tương đối cao, như vùng TN và vùng MNPB. Vùng DHMT mặc dù có tỷ lệ các xã thuộc khu vực I, II, III thấp hơn so với vùng MNPB và vùng TN nhưng các tỉnh trong vùng này gặp rất nhiều khó khăn trong

29

phát triển kinh tế do vị trí địa lý kém thuận lợi và chịu ảnh hưởng tiêu cực từ môi trường, thiên tai.

Kết quả dự báo ở trên đưa ra một kịch bản tăng trưởng GRDP và vốn đầu tư trung bình của các tỉnh/vùng đến năm 2030. Theo đó, tăng trưởng kinh tế sẽ tăng mạnh vào giai đoạn 2021-2025 và có xu hướng giảm dần vào giai đoạn 2026- 2030. Cũng tương tự như vậy, nhu cầu vốn đầu tư của các tỉnh/vùng sẽ tăng mạnh vào giai đoạn 2021-2025 và giảm dần vào giai đoạn 2026-2030. Trong đó, vài trò của vốn ĐTC giảm dần và vai trò của vốn ĐTTN và FDI ngày càng quan trọng hơn đối với sự phát triển KT-XH của các tỉnh/vùng. Tuy nhiên, do đặc thù địa lý, những tỉnh/vùng khác nhau sẽ có được mức phát triển KT-XH khác nhau và nhu cầu vốn đầu tư cũng khác nhau. Do đó, cần phải có những giải pháp chính sách về vốn ĐTC phù hợp đối với đặc trưng KT-XH của từng tỉnh/vùng để có thể khuyến khích và phát huy tốt nhất nguồn vốn ĐTTN và đầu tư FDI vào các tỉnh/vùng này trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu 08550930_BCTT_Đề tài Lương Văn Khôi _ Final_20-10-01 (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)