THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG GTVT

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực GIẢNG VIÊN tại TRƯỜNG CAO ĐẲNG GIAO THÔNG vận tải TRUNG ƯƠNG v (Trang 49)

(Nguồn : Chiến lược phát triển Trường

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG GTVT

2.2.1. Phát triển số lượng nguồn nhân lực giảng viên

2.2.1.1. Số lượng nguồn nhân lực giảng viên

Trải qua hơn 43 năm xây dựng và phát triển, đội ngũ GV trường CĐ GTVT Trung ương V đã có những chuyển biến, số lượng GV ngày một tăng lên, tỷ tệ thuận với đội ngũ GV có chất lượng, có trình độ cao cũng được tăng lên, đáp ứng được nhiệm vụ đào tạo của nhà trường.

Tính đến ngày 30 tháng 11 năm 2019 trường CĐ GTVT Trung ương V có 203 cán bộ, GV, trong đó bao gồm: Cán bộ quản lý các phịng ban chức năng; GV cơ hữu. Trong đó:

+ Cán bộ quản lý các phòng ban chức năng: 61 người (chiếm 30,05%) + GV cơ hữu: 142 GV (69,95%)

Nhìn chung về tỷ lệ cơ cấu GV so với tỷ lệ cán bộ quản lý phòng ban chức năng trong nhà trường năm 2019 là khá hợp lý. Trường chỉ có GV cơ hữu khơng có GV thỉnh giảng, điều này cho thấy số lượng GV cơ hữu đủ khả năng đáp ứng công tác giảng dạy của trường. Nhà trường cũng có thể chủ động trong việc phân cơng giảng dạy và GV sẽ có nhiều thời gian hơn để tự nghiên cứu, đi khảo sát thực tế, bồi dưỡng thêm về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao tay nghề, tiếp thu kiến thức mới.

Bảng 2.2. Số lượng GV nhà trường được phân bổ theo các khoa chuyên ngành

STTĐƠN VỊSL GVTỶ LỆSL SVTỶ LỆ

(Người)(%)(Người) (SV/GV)

1 Khoa Xây dựng cầu đường 17 11,97 180 10,59

2 Khoa Xây dựng dân dụng và Công nghiệp 20 14,08 150 7,50

3 Khoa Kinh tế-Vận tải 24 16,90 250 10,42

4 Khoa Cơ khí – Điện 35 24,65 1100 31,43

5 Trung tâm Thực hành công nghệ 17 11,97 154 9,06

6 Khoa Công nghệ thông tin 10 7,04 120 12,00

7 Khoa Cơ bản 10 7,04 70 7,00

8 Khoa Sư phạm-Giáo dục nghề nghiệp 9 6,34 50 5,56

Tổng số1421002074

Hiện nay, Khoa Cơ khí - Điện là khoa mũi nhọn của nhà trường với 35 GV chiếm 24,65%, đây là khoa có số lượng SV đơng nhất trong nhà trường, tiếp theo là Khoa Kinh tế - Vận tải có 24 GV chiếm 16,90% và Khoa Xây dựng dân dụng và cơng nghiệp có 20 GV chiếm 14,08%. Tiếp theo là khoa Xây dựng cầu đường và Trung Tâm thực hành cơng nghệ có cùng 17 GV chiếm 11,97%. Khoa Cơng nghệ thơng tin và Khoa Cơ bản có 10 GV chiếm 7,04% và Khoa Sư phạm - Giáo dục nghề nghiệp có 9 GV chiếm 6,34%. Hiện nay số lượng SV của Khoa Cơ bản và Khoa Sư phạm - Giáo dục nghề nghiệp còn thấp, đặc biệt là khoa Cơ bản do ngành học khoa đảm nhận còn mới nhưng dự kiến đến năm học 2020 -2021 số lượng SV của 2 khoa này sẽ tăng. Nhìn chung tỷ lệ SV trên GV của các khoa trong nhà trường là khơng đồng đều, trong đó tỷ lệ SV trên GV của Khoa Cơ khí - Điện là quá cao, Khoa Kinh tế - Vận tải, Khoa Xây dựng dân dụng và Công nghiệp, Khoa Xây dựng cầu đường và Trung Tâm thực hành cơng nghệ có tỷ lệ này tương đối, cịn lại các khoa khác có tỷ lệ SV trên GV quá thấp. Nhà trường tập trung đào tạo chất lượng chứ không đua theo số lượng. Đây là điểm riêng đặc biệt của trường CĐ GTVT Trung ương V. Số lượng SV trên GV của nhà trường là rất thấp, nguyên nhân là do xu hướng chung của nước ta nhưng năm gần đây các trường ĐH, CĐ mở ra quá nhiều so với số lượng người có nhu cầu học thực tế.

Trong q trình phát triển, Nhà trường đã có những biện pháp quản lý phát triển đội ngũ GV, nhằm đạt được mục tiêu đề ra, từng bước tuyển dụng, nâng dần chất lượng GV theo yêu cầu trước mắt và lâu dài khi nhà trường phát triển.

2.2.1.2. Kế hoạch hóa nguồn nhân lực giảng viên

Kế hoạch hóa phát triển nguồn nhân lực GV phải phù hợp với quy mô đào tạo, nghĩa là phù hợp với việc mở rộng hay thu hẹp ngành nghề đào tạo, nhu cầu đào tạo của mỗi ngành nghề hay nói cách khác là quy mơ tuyển sinh.

Việc kế hoạch hóa phát triển nguồn nhân lực hiện nay tại Trường, bao gồm:

- Quy hoạch về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, xác định rõ các tiêu chuẩn cần đạt đối với mỗi chức danh theo quy định của Luật Giáo dục, Điều lệ Trường Cao đẳng...; thực hiện quy hoạch theo đúng quy trình quy hoạch cán bộ của Nhà nước; xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ nguồn để đạt chuẩn khi bổ nhiệm.

- Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực giảng viên, dựa trên Chiến lược phát triển của Trường theo định hướng chung của ngành và yêu cầu thực tế. Trong đó, chiến lược phát triển đội ngũ GV tập trung chú trọng về số lượng, chất lượng, cơ cấu, đảm bảo cho đội ngũ GV đạt chuẩn và trên chuẩn.

Tổng hợp kết quả từ 136 phiếu khảo sát giảng viên của trường về việc quy hoạch, kế hoạch hóa phát triển nguồn nhân lực giảng viên của nhà trường, cho thấy, có trên 60% giảng viên được khảo sát đánh giá ở mức độ khá trở lên đối với các nội dung được nêu ra; trong đó nội dung “Dự kiến đề cử nguồn quy hoạch” chỉ đạt ở mức trung bình.

2.2.1.3. Tuyển dụng nguồn nhân lực giảng viên

Việc tuyển dụng GV của nhà trường đã đáp ứng đúng theo kế hoạch đã đề ra, ta có thể nhìn vào bảng số liệu sau:

Bảng 2.3. Kế hoạch tuyển dụng GV của nhà trường từ năm 2017-2019

Đơn vị tính: Người

STTĐƠN VỊ

Năm 2017Năm 2018Năm 2019 Kế hoạch Thực tế Kế hoạch Thực tế Kế hoạch Thực tế

1 Khoa Xây dựng cầu đường 0 0 0 0 0 0

2 Khoa Xây dựng dân dụng và Công nghiệp 1 1 1 1 2 2

3 Khoa Kinh tế-Vận tải 0 0 2 2 2 2

4 Khoa Cơ khí-Điện 3 3 6 6 5 5

5 Trung tâm Thực hành công nghệ 0 0 1 1 0 0

6 Khoa Công nghệ thông tin 0 0 1 1 1 1

7 Khoa Cơ bản 0 0 0 0 0 0

8 Khoa Sư phạm-Giáo dục nghề

nghiệp 0 0 1 1 0 0

Tổng 4 4 12 12 10 10

(Nguồn: Trường CĐ GTVT Trung ương V)

Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2019 nhà trường gần như hoàn thành chỉ tiêu tuyển dụng đạt 100%.

Hằng năm, nhà trường đều lên kế hoạch kiện toàn tổ chức, sắp xếp bộ máy cơ cấu, bồi dưỡng đội ngũ hiện có để phục vụ nhiệm vụ giảng dạy trước mắt và lâu dài; rà soát phân loại đánh giá đội ngũ GV hiện có trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch động viên thậm chí giao nhiệm vụ học tập cho từng GV bằng nhiều hình thức như: dài hạn; ngắn hạn; chuyên môn; phương pháp sư phạm…

Đảng ủy, BLĐ nhà trường chỉ đạo phịng Tổ chức - Hành chính xây dựng lập kế hoạch tuyển dụng từng năm, từng giai đoạn nhằm bổ sung nhân lực mới cho phát triển đội ngũ GV kịp thời đáp ứng công việc giảng dạy của nhà trường trên cơ sở căn cứ vào nhu cầu và số lượng GV hiện có như: số lượng tăng (chuyển đến), giảm (chuyển đi, nghỉ hưu).

Đồng thời, việc lập kế hoạch tuyển dụng cịn dựa trên quy mơ ngành nghề đào tạo, số lượng SV tuyển vào hàng năm để có căn cứ xây dựng kế hoạch tuyển dụng.

Nhằm bổ sung thêm lực lượng GV, nhà trường tiến hành tuyển chọn thêm lực lượng GV mới. Các khoa, đơn vị có nhu cầu tuyển dụng làm tờ trình gửi BLĐ nhà trường. Sau đó Ban chấp hành Đảng ủy, BLĐ nhà trường sẽ xem xét yêu cầu của các đơn vị trên cơ sở cân đối chỉ tiêu, xin biên chế của Bộ Giao thơng vận tải. Bên cạnh đó, nhà trường sẽ tiến hành rà sốt, xem xét và luân chuyển, điều động từ nhưng bộ phận dư thừa sang bộ phận còn thiếu, nhằm phát huy tối đa nguồn lực trong nhà trường.

Quy trình tuyển dụng của Nhà trường được xây dựng trên cơ sở căn cứ vào Thông tư số 16/2012/TT-BNV ngày 28/12/2012 của Bộ Nội vụ ban hành Quy chế thi tuyển, xét tuyển viên chức; Quy chế thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức và nội quy kỳ thi tuyển, thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức; Quyết định số 3809/QĐ-BGTVT ngày 25/11/2013 của Bộ trưởng Bộ GTVT về việc ban hành Quy chế tuyển dụng công chức, viên chức Bộ GTVT và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Hằng năm nhà trường căn cứ vào yêu cầu quy mô và định hướng phát triển ngành nghề để xây dựng chỉ tiêu và xác định nhu cầu tuyển dụng.

Đối tượng tuyển chọn từ nhiều nguồn: Cán bộ GV đã và đang công tác từ các trường ĐH và CĐ trên toàn quốc, cán bộ đang cơng tác ở các ngành nghề đã có kinh nghiệm thực tế, có trình độ năng lực chun mơn phù hợp với nhiệm vụ đào tạo của nhà trường; SV tốt nghiệp từ các trường ĐH trong và ngồi nước có thành tích học tập và rèn luyện tốt, có chun mơn phù hợp.

Tiêu chí lựa chọn cũng được nhà trường đưa ra trước khi tuyển dụng. Các tiêu chí này được cơng bố cơng khai trên các thông tin tuyển dụng để ứng viên dự tuyển được biết nhằm đảm bảo công bằng, công khai và dân chủ.

Phương pháp lựa chọn: thẩm định hồ sơ, hồ sơ đạt yêu cầu nhà trường sẽ gửi thông báo thời gian thi tuyển. Nếu ứng viên đạt đầy đủ các yêu cầu, các tiêu chí nhà trường đưa ra thơng qua thi tuyển hoặc xét tuyển thì ứng viên sẽ được tiếp nhận vào thử việc, làm cơng tác tập sự trước khi chính thức được làm GV.

Qua tổng hợp kết quả từ 136 phiếu khảo sát giảng viên của trường về chính sách thu hút, tuyển dụng giảng viên của nhà trường hiện nay, cho thấy, có trên 80% đánh giá ở mức độ khá trở lên đối với các nội dung về: “Thực hiện những quy định tuyển chọn”, “ Cơ chế tuyển chọn”; có 71 giảng viên (52,21%) đánh giá ở mức độ trung bình, đối với nội dung “Chất lượng giảng viên được tuyển chọn”.

Điều này, phản ánh một thực tế, đó là nhà trường đã thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về thu hút, tuyển dụng nguồn nhân lực giảng viên. Mặc dù, chất lượng giảng viên được tuyển chọn cịn chưa cao.

2.2.2. Hợp lý hóa cơ cấu nguồn nhân lực giảng viên Trường Cao đẳngGTVT Trung ương VGTVT Trung ương V GTVT Trung ương V

2.2.2.1. Về độ tuổi

Bảng 2.4. Cơ cấu GV nhà trường theo độ tuổi từ năm 2017 - 2019

Năm

< 30 tuổi31- 40 tuổi41-50 tuổi51-60 tuổi

Tổng cộng (Người) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) 2017 5 4,00 67 53,6 40 32,00 13 10,40 125 2018 6 4,48 73 54,48 43 32,09 12 8,96 134 2019 9 6,34 74 52,11 49 34,51 10 7,04 142

(Nguồn: Trường CĐ GTVT Trung ương V)

Qua số liệu thống kê về độ tuổi của GV Trường CĐ GTVT Trung ương V cho thấy số lượng GV theo độ tuổi hàng năm biến đổi khơng nhiều. Tính

đến năm 2019, ở độ tuổi 51 đến 60 tuổi có 10 người chiếm tỷ lệ 7,04% và ở độ tuổi 41 đến 50 tuổi có 49 người chiếm tỷ lệ 34,51%. Hai nhóm này có số GV có thâm niên nghề nghiệp cao, được đào tạo chuẩn và trên chuẩn, phần lớn trong số đó hiện đang giữ cương vị chủ chốt lãnh đạo chuyên môn ở Trường và ở các khoa, tổ môn, là lực lượng GV đầu đàn, GV chính của nhà trường. Tuy nhiên số GV này sắp đến tuổi về hưu nên cần phải có lực lượng kế cận kịp thời.

Số GV độ tuổi từ 31 - 40 tuổi có 74 người chiếm tỷ lệ 52,11%. Đây là lực lượng nịng cốt vì phần lớn GV đã đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn quy định, độ tuổi chín muồi về kỹ năng nghề nghiệp, chuyên môn nghiệp vụ đã được khẳng định. Đội ngũ này nếu được quản lý phát triển tốt sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến chất lượng giảng dạy của cả đội ngũ giáo viên. Tuy nhiên, hàng năm cần phải phân loại đội ngũ GV này theo các tiêu chí khác nhau như trình độ chun mơn nghiệp vụ, khả năng về ngoại ngữ, khả năng nghiên cứu khoa học... để có những hình thức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ phù hợp.

Số GV dưới 30 tuổi có 9 người chiếm tỷ lệ 6,34%. Số GV này tuy không nhiều nhưng lại là lực lượng hết sức quan trọng trong đội ngũ chung của nhà trường, với sức trẻ, lịng nhiệt tình, khả năng thích ứng nhanh với tri thức và khoa học hiện đại, có trình độ ngoại ngữ, tin học, là lực lượng nòng cốt gánh vác sứ mệnh của nhà trường trong tương lai. Phần lớn đội ngũ này được tuyển dụng trong vịng 3 năm trở lại đây, đó là những SV khá, giỏi được đào tạo từ các trường ĐH lớn trong nước như trường Bách khoa Đà Nẵng, trường Sư phạm kỹ thuật Vinh. Số GV này rất thuận lợi cho việc quy hoạch, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ trong giai đoạn tới. Với sức trẻ, nhạy bén và những điều kiện thuận lợi họ sẽ vươn lên nhanh chóng, là nguồn bổ sung, thay thế, kế cận kịp thời đội ngũ GV đã trên 50 tuổi của nhà trường.

Hạn chế lớn nhất của số GV dưới 30 tuổi là thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học và tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường, họ chưa được rèn luyện thử thách nhiều nên dễ nóng vội, chủ quan. Điều này có thể khắc phục được nếu các cấp quản lý trong trường quan tâm, tạo điều kiện và có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, thử thách trong thực tiễn giúp họ nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, đặc biệt là đội ngũ GV đầu đàn, có trình độ chun mơn cao quan tâm giúp đỡ để họ phát triển.

2.2.3.2. Về sức khỏe

Thể lực của đội ngũ GV trường CĐ GTVT trung ương V nhìn chung là khá tốt, GV đều có đủ năng lực giảng dạy. Tuy nhiên cũng có một số ít GV tuổi cao nên sức khỏe cũng giảm sút so với sức khỏe của đội ngũ GV trẻ.

Hàng năm nhà trường luôn tổ chức khám sức khỏe thường niên cho cán bộ, GV, công nhân viên trong nhà trường để đánh giá đo lường sức khỏe của toàn bộ đội ngũ trong nhà trường. Kết quả cho thấy tập thể cán bộ và đội ngũ GV của nhà trường hồn tồn có đủ sức khỏe để giảng dạy và hồn thành cơng việc được giao.

Bảng 2.5. Tổng hợp xếp loại đánh giá kiểm tra sức khỏe đội ngũ GV nhà trường năm 2019

Loại ALoại BLoại C

Số lượng% Số lượng% Số lượng% Nam 41 41,41 15 40,54 2 33,33 Nữ 58 58,59 22 59,46 4 66,67 Tổng số99100371006100

(Nguồn: Trường CĐ GTVT Trung ương V)

Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy đại đa số GV trường CĐ GTVT Trung ương V đều có đủ sức khỏe để tham gia hoạt động giảng dạy. Chỉ có 2 GV

nam có sức khỏe loại C, rơi vào 2 GV có độ tuổi đã trên 55 tuổi. Có thể trong những năm tới nhà trường sẽ dừng hợp đồng giảng dạy đối với những GV này. Về số lượng GV nữ có sức khỏe loại B tập trung vào nhóm GV có độ tuổi từ 40-50 tuổi và loại C trên 50 tuổi.

Giảng viên của nhà trường thường xuyên tham gia các hoạt động thể dục thể thao thường niên của nhà trường và các sự kiện giao lưu thể dục thể thao với SV trong Nhà trường cũng như các cơ sở giáo dục khác trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Mục tiêu của Nhà trường luôn chăm lo đến sức khỏe cho đội ngũ GV cũng như tồn bộ cán bộ cơng nhân viên trong trường. Vì sức khỏe có tốt thì mới có thể làm việc, cống hiến giảng dạy tốt, hồn thành các nhiệm vụ mà nhà trường đề ra.

2.2.3.3. Về thâm niên

Bảng 2.6. Tổng hợp thâm niên công tác của GV từ năm 2017 – 2019

m

<5 năm5 - 10 năm11 - 20 năm21- 30 năm> 30 nămTổng

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực GIẢNG VIÊN tại TRƯỜNG CAO ĐẲNG GIAO THÔNG vận tải TRUNG ƯƠNG v (Trang 49)