Nâng cao trình độ, năng lực

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực GIẢNG VIÊN tại TRƯỜNG CAO ĐẲNG GIAO THÔNG vận tải TRUNG ƯƠNG v (Trang 87)

- Đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ

3.2.3.1. Nâng cao trình độ, năng lực

Giải pháp này nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, gắn liền với công tác nghiên cứu khoa học cho GV nhà trường.

Về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm ngoại ngữ, tin học cho GV phải thật sự có tác dụng thiết thực, phục vụ tích cực cho việc nâng cao chất lượng công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học trong nhà trường, mặt khác đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa NNL GV.

Việc bồi dưỡng, tự bồi dưỡng phải đáp ứng yêu cầu nâng cao trình độ chung cho GV, nâng cao năng lực chuyên môn, khả năng sư phạm, khả năng nghiên cứu khoa học và tham gia các hoạt động khác trong nhà trường. Khắc phục tình trạng NNL GV có phát triển nhưng năng lực không được nâng lên tương ứng.

Việc đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chung cho GV phải được gắn liền với công tác nghiên cứu khoa học, coi đây là 2 nhiệm vụ gắn bó chặt chẽ, không thể tách rời nhau để cùng hướng tới mục đích nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn của NNL GV nhà trường; đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học còn có ý nghĩa là nhà trường đã biết tạo ra động lực bên trong để nâng cao chất lượng đào tạo.

Bồi dưỡng về chuyên môn:

- Tập trung nâng cao kiến thức chuyên môn theo yêu cầu chuẩn hóa; cập nhật những kiến thức liên quan đến chuyên môn như: ngoại ngữ, tin học…

- Đối với một số GV mới phải được tập huấn, kèm cặp bởi các GV có kinh nghiệm của nhà trường, đảm bảo trong một thời gian phải nâng cao trình độ tay nghề của bản thân để phục vụ tốt công tác giảng dạy.

Để nâng cao năng lực chuyên môn của GV, nhà trường cần chú trọng công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề cho GV dạy tích hợp, thực hành bằng cách:

- Mời các chuyên gia giỏi ở các trường ĐH, viện nghiên cứu có liên quan để mở các khóa đào tạo, bồi dưỡng theo từng chuyên đề nhằm tạo môi trường học tập đa dạng cho NNL GV.

- Mời các kỹ sư giỏi ở các doanh nghiệp thành đạt về trao đổi và thảo luận.

- Cử GV đi tham quan, học tập thực tế tại các công ty, để nắm bắt công nghệ đưa thực tiễn sản xuất vào quá trình đào tạo cho SV.

- Cử GV đi học tập nâng cao trình độ chuyên môn (thạc sĩ chuyên ngành, nghiên cứu sinh) ở trong và ngoài nước.

- Nhà trường chỉ đạo các Khoa tổ chức sinh hoạt chuyên môn, hàng tuần hoặc hàng tháng, để trao đổi, thảo luận, thống nhất những vấn đề còn vướng mắc trong chuyên môn, nghiệp vụ.

- Có chính sách thoả đáng như việc: giảm giờ chuẩn, bố trí tiết dạy phù hợp cho GV đi học.

- Đối với các trường hợp GV được cử đi học các lớp kỹ năng nghề, tham dự thi đánh giá kỹ năng nghề quốc gia Nhà trường cần hỗ trợ học phí và các chi phí khác theo quy định.

- Đối với giáo viên đi học ĐH (bằng 2) hoặc Thạc sĩ các ngành nghề Nhà trường đang có nhu cầu như: Logistic, Dịch vụ pháp lý … cần được hỗ trợ 50% học phí.

- Các trường hợp GV có nguyện vọng học chuyển đổi ngành nghề hoặc đăng ký tham gia đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với ngành nghề đào tạo của Trường, thì cần được tạo điều kiện về mặt thời gian và hỗ trợ học phí tùy theo tình hình thực tế của nhà trường.

Bồi dưỡng nghiệp vụ: Bồi dưỡng về phương pháp dạy học tích cực, phương tiện dạy học hiện đại; kỹ năng tổ chức quản lý, công tác giáo viên chủ nhiệm, giáo dục đạo đức cho SV.

Bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học: Bồi dưỡng về phương pháp luận nghiên cứu khoa học, tổ chức tiến hành các đề tài nghiên cứu khoa học.

Nâng cao năng lực tổ chức hội thảo, thảo luận các chuyên đề. Nâng cao năng lực tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể. Gắn việc nghiên cứu khoa học cho GV và SV cùng làm, GV là người chỉ dẫn giúp đỡ SV thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học.

Trình độ tin học, ngoại ngữ: Mở các lớp học về tin học và ngoại ngữ ngay trong nhà trường để giảng dạy cho cán bộ và GV nhà trường. Hiện nay thì trường CĐ GTVT đã mở được một số lớp tiếng anh do Tình nguyện viên người Úc giảng dạy. Điều này khá mới mẻ và đem lại sự hứng thú học tập nâng cao trình độ ngoại ngữ cho NNL GV.

Để có thể thực hiện được nội dung bồi dưỡng nâng cao trình độ, cần tiến hành các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch, đồng thời với việc tự bồi dưỡng của mỗi cá nhân để cập nhật kiến thức nâng cao trình độ và năng lực cho NNL GV. Và một điều quan trọng là nhà trường tạo mọi điều kiện để GV có thể tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn, đó là con đưởng cơ bản nhất của công tác đào tạo bồi dưỡng, là nội lực cần được phát huy mạnh mẽ trong nhà trường.

Về nhận thức, phải hình thành trong NNL GV nhà trường một nhu cầu cần phải học tập để nâng cao trình độ và năng lực, là điều kiện để họ gắn bó lâu dài với sự nghiệp đào tạo của nhà trường.

Các cấp quản lý cần có sự quan tâm đến công tác bồi dưỡng NNL, thể hiện qua những kế hoạch và chính sách cụ thể nhằm khuyến khích, động viên nguồn nhân lực giảng viên tham gia học tập, các chế độ đối với người đi học

phải được giải quyết kịp thời thỏa đáng phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.

Nhà trường cần phải xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ có các khoản chi hỗ trợ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng như: cử GV đi học nâng cao trình độ chuyên môn, hoặc học Đại học văn bằng 2 phù hợp với ngành nghề đào tạo của nhà trường…

Nhà trường phải đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo bồi dưỡng như: Hệ thống máy vi tính nối mạng Internet, các phòng chức năng, chuyên môn, phòng đọc, thư viện…

Việc đẩy mạnh công tác học tập, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học là những hoạt động không những để nâng cao trình độ chuyên môn mà còn trau dồi phẩm chất và năng lực, nâng cao chất lượng cho NNL GV.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cần được cụ thể hoá thành kế hoạch ngắn hạn, dài hạn trong kế hoạch tổng thể của nhà trường và của đơn vị khoa.

3.2.3.2. Phát triển kỹ năng

Từ thực trạng về nâng cao kỹ năng của người lao động như: kỹ năng theo ngành nghề, chuyên ngành đào tạo của nhà trường gắn với từng giai đoạn và nhu cầu phát triển ngành nghề của xã hội để đưa ra các mục tiêu, giải pháp cho phù hợp.

Trên cơ sở đó, có thể đưa ra các mục tiêu để thực hiện, cụ thể như sau:

Kỹ năng thực hiện khoa học:

Phấn đấu đến năm 2022: ít nhất 75% giảng viên, CBQL nắm vững kỹ năng nghiên cứu khoa học, trong đó có ít nhất 30% số giảng viên, CBQL tham gia thực hiện đề tài khoa học cấp trường, cấp Bộ, trong đó ít nhất 10% số giảng viên, CBQL có đề tài, bài đăng trên các Tạp chí khoa học của các Trường Đại học, Viện nghiên cứu có uy tín trong nước.

Phấn đấu đến năm 2025: 100% giảng viên, CBQL nắm vững kỹ năng trên, trong đó có ít nhất 50% số giảng viên, CBQL tham gia thực hiện đề tài

khoa học cấp trường, cấp Bộ, trong đó có ít nhất 20% giảng viên, CBQL có đề tài, bài đăng trên các Tạp chí khoa học của các Trường Đại học, Viện nghiên cứu có uy tín trong nước.

Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ

Phấn đấu những 2020 tăng tỷ trọng ít nhất 15% số giảng viên đạt từ mức khá thành thạo ngoại ngữ trở lên để đọc, dịch được tài liệu tham khảo và giao lưu khoa học.

Những năm đến tăng tỷ trọng ít nhất 20% số giảng viên, CBQL đạt từ mức khá thành thạo ngoại ngữ trở lên để đọc, dịch được tài liệu tham khảo và giao lưu tại các hội nghị, hội thảo khoa học có sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh, có ít nhất 5% giảng viên có thể dạy hoặc thao giảng bằng tiếng Anh đối với một số môn học thuộc chuyên ngành.

Các kỹ năng khác

Phấn đấu đến năm 2020: 75% giảng viên, CBQL được bồi dưỡng và thực hiện cơ bản thành thạo các kỹ năng sư phạm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng cố vấn học tập, kỹ năng sử dụng các thiết bị giảng dạy.

Phấn đấu đến năm 2025: 100% giảng viên, CBQL được bồi dưỡng và thực hiện thành thạo các kỹ năng sư phạm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng cố vấn học tập....

Từ những mục tiêu cụ thể trên, Nhà trường cần thực hiện những giải pháp phát triển kỹ năng như sau:

Thứ nhất, quan tâm nhiều hơn nữa đến phát triển kỹ năng đối với cán bộ

quản lý, giảng viên, nhân viên nghiệp vụ về kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng quản lý, kỹ năng khai thác tin học, kỹ năng về ngoại ngữ (nghe, nói,đọc, viết); kỹ năng nghiên cứu khoa học, kỹ năng sư phạm...để kỹ năng ngày càng được nâng cao góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của nhà trường.

Thứ hai, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giảng viên về kỹ năng sư phạm; xác định mục tiêu bài giảng, tiết giảng; lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức giảng dạy, kỹ năng thu hút, giải quyết vấn đề...trong một tiết giảng, buổi giảng nhằm nâng cao kỹ năng sư phạm, kỹ năng giảng dạy; kỹ năng nghiên cứu khoa học, trong đó kỹ năng xác định đề tài nghiên cứu, kỹ năng xây dựng đề cương nghiên cứu, kỹ năng sử dụng các phương pháp nghiên cứu, tổ chức, viết và bảo vệ công trình nghiên cứu khoa học có như vậy thì cán bộ quản lý, giảng viên đủ tự tin để sẵn sàng đăng ký, triển khai các đề tài khoa học các cấp.

Thứ ba, phải kiện toàn nhân sự làm công tác quản lý khoa học, đối

ngoại, mời các giảng viên có uy tín ở các trường đại học, viên nghiên cứu có uy tín để bồi dưỡng về kỹ năng nghiên cứu khoa học đối với giảng viên và CBQL nhà trường.

Thứ tư, xây dựng văn bản quy định về nâng cao trình độ ngoại ngữ mà

chủ yếu là tiếng Anh theo chuẩn quốc tế như TOEFL, IELTS... tạo môi trường nâng cao kỹ năng giao tiếp, dịch, đọc tài liệu; khuyến khích bằng tinh thần và vật chất đối với những giảng viên viết bài giảng, giáo trình viết đăng bài ở các tạp chí chuyên ngành có sử dụng tham khảo nguồn tài liệu nước ngoài theo đúng quy định của pháp luật về bản quyền. Hàng năm, tổ chức hội thi tiếng Anh cho giảng viên và CBQL qua đó nâng cao đươc ý thức học tiếng Anh, đánh giá các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết đồng thời động viên bằng tinh thần, vật chất đối với giảng viên và CBQL. Một mặt tạo môi trường hăng say học tập ngoại ngữ, mặt khác vừa tạo nguồn quy hoạch cho việc tổ chức hội thảo, giao lưu với nước ngoài có sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh, vừa tạo nguồn tham gia học các chương trình sau đại học ở nước ngoài. Quy định công khai về cấp độ tiếng Anh theo tiêu chuẩn quốc tế như TOEFL, IELTS... như một số trường đại học đã thực hiện, cấp độ gắn với thời gian công tác, tuổi đời ... của

giảng viên và CBQL để đạt được mức độ nhất định; hỗ trợ kinh phí, đồng thời tạo ra môi trường rèn luyện để nâng cao kỹ năng tiếng Anh.

Thứ năm, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng theo định kỳ với thời gian, địa

điểm thích hợp để nâng cao các kỹ năng cho GV. Phải gắn kết với các doanh nghiệp để các nhà giáo tại cơ sở Giáo dục nghề nghiệp định kỳ đi thực tế, thăm quan, công tác ngắn, thực hành thực tập tại các doanh nghiệp có ngành nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phù hợp với nghề đào tạo thông qua hợp đồng giữa doanh nghiệp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp để họ có kiến thức thực tế khi giảng dạy, thực hành. Đồng thời giúp đội ngũ giảng viên nắm bắt được nhu cầu của doanh nghiệp, thực hiện việc đào tạo sát với nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động.

Nhà trường phải đảm bảo đủ nguồn kinh phí để hỗ trợ NNL GV tham gia các lớp bồi dưỡng kỹ năng, đảm bảo nguồn lực tài chính để thực hiện mục tiêu đã đề ra.

3.2.4. Các giải pháp khác

3.2.4.1. Hoàn thiện công tác đánh giá nguồn nhân lực giảng viên

Đánh giá GV phải nhằm mục tiêu động viên khuyến khích GV giỏi, có ý thức phấn đấu thông qua các hình thức khen thưởng; đồng thời chỉ ra những điểm cần khắc phục của những GV chưa đáp ứng được yêu cầu để các GV này có định hướng phấn đấu.

Đánh giá GV cũng nhằm mục đích phát triển nhân sự, khai thác tối đa những khả năng và tiềm năng của GV thông qua việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và nâng cao trình độ học vấn cũng như áp dụng các biện pháp phát triển nhân sự của các đơn vị và các nhóm lợi ích liên quan.

Nhà trường cần hoàn thiện quy định cụ thể về chức trách của GV. Đồng thời, đề xuất hoàn thiện quy trình đánh giá GV theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Việc đánh giá GV tổng thể bao gồm đánh giá các mặt:

- Chất lượng đánh giá: Thông qua mục tiêu đánh giá và phương pháp đánh giá. Đánh giá phải phản ánh đúng thực trạng để từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục.

- Số lượng đánh giá: Vừa đánh giá tổng thể định kỳ đánh giá hàng năm vừa đánh giá chi tiết thông qua từng tiết học, môn học, báo cáo khoa học.

- Về mặt thời gian: Vừa đánh giá thành quả trong quá khứ vừa đánh giá tiềm năng trong tương lai.

- Quy trình đánh giá: Vừa tự đánh giá vừa để các tổ chức, cá nhân khác đánh giá: lãnh đạo cấp trên, đồng nghiệp (Phụ lục 03)

Ngoài ra Nhà trường nên sử dụng thêm “Phiếu khảo sát ý kiến của SV về hoạt động giảng dạy của GV” (Phụ lục 04). Điều này Nhà trường chưa làm trước đây. Tuy nhiên, Nhà trường nên xem xét lại thời điểm đánh giá cũng như tạo điều kiện để GV được quyền phản biện ý kiến của mình nếu không đồng ý với các đánh giá của SV. Điều này sẽ góp phần làm cho công tác đánh giá được trung thực, khách quan và công bằng cho người được đánh giá và không làm xói mòn truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta.

Xây dựng văn hóa đánh giá GV. Việc kiểm tra đánh giá NNL GV cần phải khách quan, công khai, dân chủ, công bằng nhằm tạo ra văn hóa đánh giá GV một cách lành mạnh tốt đẹp. Có như vậy mới phát huy được sự sáng tạo nhiệt tình say mê trong công tác giảng dạy và học tập. Việc đánh giá GV còn dùng để đề ra các mục tiêu cho mỗi cá nhân và đơn vị phấn đấu phù hợp với mục tiêu của nhà trường và xã hội.

3.2.4.2.Cải thiện chính sách đãi ngộ đối với nguồn nhân lực giảng viên

Việc cải thiện chính sách đãi ngộ đối với NNL GV giúp các nhà quản lý ban hành các chính sách để hoàn thiện cơ chế chính sách tạo động lực thu hút GV giỏi. Tăng cường chất lượng cuộc sống cho GV cả về vật chất và tinh

thần, tạo sự gắn kết giữa GV với nhà trường. Giúp các GV yên tâm công tác, toàn tâm toàn ý đóng góp xây dựng phát triển nhà trường.

Không chỉ là những chính sách về vật chất mà nhà trường còn phải hướng đến các chính sách thu hút về mặt tinh thần cho cán bộ GV thì mới có thể thu hút, giữ chân họ.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực GIẢNG VIÊN tại TRƯỜNG CAO ĐẲNG GIAO THÔNG vận tải TRUNG ƯƠNG v (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w