Giải pháp về phát triển số lượng nguồn nhân lực giảng viên

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực GIẢNG VIÊN tại TRƯỜNG CAO ĐẲNG GIAO THÔNG vận tải TRUNG ƯƠNG v (Trang 81 - 84)

- Đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ

3.2.1.Giải pháp về phát triển số lượng nguồn nhân lực giảng viên

3.2.1.1. Số lượng nguồn nhân lực giảng viên

Căn cứ từ thực trạng PTNNL GV của nhà trường, chiến lược phát triển của Trường đến năm 2025, dự báo quy mô đào tạo đến năm 2025, dự báo cơ cấu ngành nghề đào tạo 2020 đến năm 2025 và dự báo NNL GV theo ngành

đào tạo đến năm 2025 để làm cơ sở xác định mục tiêu và đề xuất những giải pháp phù hợp đáp ứng được mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường với từng giai đoạn cụ thể.

Với dự báo quy mô đào tạo đến năm 2025 theo ngành đào tạo theo bảng 3.2 nhà trường tăng đào tạo bậc cao đẳng, quy mô đào tạo tăng nên NNL GV nhà trường sẽ gia tăng, cụ thể tập trung tăng số lượng GV các khoa: Khoa xây dựng cầu đường tăng 9 người, chiếm tỷ lệ 8,39%; Khoa xây dựng dân dụng và công nghiệp tăng 9 người, chiếm tỷ lệ 9,35%; Khoa Kinh tế-Vận tải tăng 25 người, chiếm tỷ lệ 19,35%; Tăng nhiều nhất là Khoa Cơ khí-Điện, tăng 50 người, chiếm tỷ lệ 42,58%; Khoa Công nghệ thông tin tăng 10 người, chiếm tỷ lệ 6,77%; Khoa Cơ bản tăng 09 người, chiếm tỷ lệ 6,13%; Khoa Sư phạm giáo dục nghề nghiệp tăng 4 người, chiếm tỷ lệ 3,55%. Đặc biệt đối với Trung tâm thực hành Công nghệ số lượng GV đến năm 2025 giảm 17 người, chiếm tỷ lệ 3,87%, số lượng GV giảm theo dự báo quy mô đào tạo đến năm 2025 và cũng phù hợp theo đề án sáp nhập của Nhà trường đó là sáp nhập Trung tâm thực hành công nghệ vào Khoa Cơ khí-Điện.

Tổng số GV quy đổi tương ứng năm 2025 là 310 GV, theo tỷ lệ 18SV/GV.

3.2.1.2. Kế hoạch hóa nguồn nhân lực giảng viên

Việc lập kế hoạch nhằm tạo ra cơ sở là điều kiện nhằm đảm bảo cho NNL GV nhà trường phát triển ổn định, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trước mắt và cả nhiệm vụ mang tính chiến lược lâu dài.

Giúp nhà trường quản lý thực hiện tốt các chức năng quản lý NNL trong nhà trường.

Nhằm đảm bảo cho NNL GV phát triển cả về số lượng, có cơ cấu hợp lý, chất lượng được củng cố và nâng cao.

Nguồn nhân lực GV có vị trí, vai trò hết sức quan trọng, “cái gốc” của công tác giảng dạy, quyết định trực tiếp đến kết quả giáo dục - đào tạo. Do đó, làm tốt công tác quy hoạch, đảm bảo cho NNL GV luôn vững vàng về tư tưởng chính trị, trong sáng về đạo đức, lối sống, có trình độ tri thức toàn diện, chuyên sâu, yêu nghề, tâm huyết với công việc, có phong cách, tác phong sư phạm mẫu mực là vấn đề được đặc biệt quan tâm. Xây dựng kế hoạch, bố trí, sắp xếp và phát triển về số lượng, cơ cấu, chất lượng, làm cơ sở cho việc xác định kế hoạch đào tạo, quản lý, sử dụng, PTNNL GV đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ về đào tạo nghề, nghiên cứu khoa học.

Để có thể làm tốt công tác quy hoạch xây dựng NNL GV cần phải:

Căn cứ vào chủ trương chính sách của cơ quan quản lý, lãnh đạo cấp trên vào mục tiêu nhiệm vụ của nhà trường trong hiện tại và sự phát triển trong tương lai.

Về chế độ chính sách, nhà trường cần tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh bổ sung một số chính sách nhằm thu hút người có trình độ cao, có kinh nghiệm về tham gia giảng dạy để bổ sung cho NNL GV của nhà trường. Tiếp tục thực hiện chế độ đãi ngộ ưu đãi về vật chất nhằm khuyến khích GV tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Quá trình lập kế hoạch cũng như trong tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển đội ngũ GV phải luôn có sự chỉ đạo sát sao kịp thời của BLĐ nhà trường.

Phát huy dân chủ trong việc xây dựng quy hoạch PTNNL GV. Hình thành ý thức trách nhiệm trong các cấp lãnh đạo, từng phòng, từng khoa. GV phải xác định được nhu cầu, nội dung và hình thức đào tạo bồi dưỡng phù hợp, khả thi.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực GIẢNG VIÊN tại TRƯỜNG CAO ĐẲNG GIAO THÔNG vận tải TRUNG ƯƠNG v (Trang 81 - 84)