Tuyển dụng thu hút nguồn nhân lực giảng viên

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực GIẢNG VIÊN tại TRƯỜNG CAO ĐẲNG GIAO THÔNG vận tải TRUNG ƯƠNG v (Trang 84 - 93)

- Đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ

3.2.1.3.Tuyển dụng thu hút nguồn nhân lực giảng viên

Nhằm xây dựng các tiêu chí tuyển dụng GV bổ sung lực lượng GV đủ tiêu chuẩn đáp ứng nhiệm vụ và định hướng phát triển của nhà trường. Tạo ra NNL GV chất lượng cao cho nhà trường.

Nhà trường công khai hóa tiêu chuẩn, điều kiện tuyển chọn GV để tất cả các thành viên trong nhà trường và những cá nhân GV ngoài trường có mong muốn công tác ở nhà trường được biết. Tiêu chí đưa ra cần dựa trên trình độ chuyên môn, năng lực phẩm chất người GV phù hợp với ngành nghề đào tạo và trường sẽ sử dụng sau này. Các GV được tuyển dụng có hiểu biết sâu sắc và có niềm tự hào về nhà trường, mong muốn gắn bó lâu dài với nhà trường. Hơn nữa, họ phải có tâm huyết với sự nghiệp đào tạo của trường, từ đó phát huy tối đa năng lực phục vụ cho sự nghiệp đào tạo của nhà trường.

Tuyển chọn GV có thể từ nhiều nguồn khác nhau:

- Một là: Chọn những GV đạt tiêu chuẩn từ nơi khác có nhu cầu chuyển về trường hoặc nhận làm GV thỉnh giảng.

- Hai là: Tuyển những SV tốt nghiệp loại khá, giỏi ở các trường ĐH trong nước phù hợp với ngành nghề đào tạo của Trường để tiếp tục đào tạo bồi dưỡng thành GV theo Luật Giáo dục nghề nghiệp.

- Ba là: Tuyển các cán bộ có năng lực ở các doanh nghiệp, có trình độ, có kinh nghiệm thực tế về làm GV cho nhà trường. Hiện nay nhà trường vẫn đang mở rộng việc tuyển chọn các GV từ các doanh nghiệp. Họ sẽ là những người cho SV những kiến thức thực tế trong quá trình làm việc, giúp SV nhà trường có thể hòa nhập với công việc ngay sau khi tốt nghiệp.

Căn cứ vào định hướng phát triển, quy mô đào tạo của nhà trường, dựa vào quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ GV để xác định nhu cầu tuyển dụng. Tránh mọi biểu hiện tiêu cực trong tuyển dụng để dẫn đến chọn người không đủ trình độ, năng lực.

Để có thể đáp ứng yêu cầu đổi mới sự nghiệp đào tạo của nhà trường hiện nay, việc tuyển dụng cán bộ GV cần phải được tiến hành song song với việc sàng lọc và lựa chọn. Trong quá trình giảng dạy nếu xét thấy có GV không đáp ứng được yêu cầu, giảng dạy không đạt hiệu quả thì cho họ đi đào tạo lại hoặc chuyển sang môi trường làm việc khác phù hợp hơn. Đối với những GV có biểu hiện xa sút về phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn yếu, không chịu cố gắng học tập, rèn luyện để vươn lên, nhà trường nhiều lần nhắc nhở mà không chuyển biến thì cần có biện pháp xử lý kiên quyết theo các chế độ quy định hiện hành. Có như vậy mới tạo ra được tác dụng tích cực nhằm kích thích, thúc đẩy đội ngũ GV của nhà trường phấn đấu vươn lên hoàn thành nhiệm vụ, chất lượng đội ngũ GV nhà trường ngày càng được củng cố.

Nguồn GV tuyển chọn phải đạt các yêu cầu có năng lực từ khá, giỏi trở lên phù hợp với chuyên ngành đào tạo.

Phải có nguồn lực tài chính để trả lương cho GV có chất lượng đặc biệt là những GV từ các doanh nghiệp.

3.2.2. Giải pháp về hợp lý hóa cơ cấu nguồn nhân lực giảng viên TrườngCao đẳng GTVT Trung ương V Cao đẳng GTVT Trung ương V

Từ thực trạng cơ cấu NNL GV của nhà trường về độ tuổi, về sức khỏe, về thâm niên, về giới tính, về chuyên môn và chiến lược phát triển của nhà trường. Lãnh đạo nhà trường cần xây dựng cơ cấu NNL GV phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nhà trường.

- Thứ nhất, bổ sung NNL theo cơ cấu đào tạo, nguồn từ SV tốt nghiệp đại học khá, giỏi đúng ngành đào tạo có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với những thời điểm khác nhau theo từng ngành, chuyên ngành đào tạo để có sự điều chỉnh thích hợp về cơ cấu NNL, bám sát mục tiêu và đáp ứng sự phát triển của nhà trường.

- Thứ hai, cần theo dõi cơ cấu độ tuổi của GV. Do thực trạng của Trường là số GV dưới 30 tuổi có 9 người chiếm tỷ lệ ít 6,34%. Số GV này tuy không nhiều nhưng lại là lực lượng hết sức quan trọng trong đội ngũ chung của nhà trường, với sức trẻ, lòng nhiệt tình, khả năng thích ứng nhanh với tri thức và khoa học hiện đại, có trình độ ngoại ngữ, tin học, là lực lượng nòng cốt gánh vác sứ mệnh của nhà trường trong tương lai, là nguồn bổ sung, thay thế, kế cận kịp thời đội ngũ GV đã trên 50 tuổi của nhà trường. Nhà trường cần phải tiếp tục tăng cường, bổ sung lực lượng GV trẻ để vừa đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu. Nhất là việc bổ sung GV ở những ngành nhiều học sinh - SV, góp phần trẻ hoá đội ngũ GV. Tuy nhiên việc tăng cường, bổ sung đội ngũ GV cần phải được tiến hành đúng quy chế, quy trình tuyển dụng nhằm đảm bảo chất lượng.

- Thứ ba, cơ cấu hợp lý giữa các ngành nghề đào tạo. Cần phải đánh giá thực trạng NNL GV và căn cứ lộ trình đào tạo, quy mô đào tạo, chương trình đào tạo của nhà trường để xác định các dạng cơ cấu này. Đảm bảo tỷ lệ hợp lý về trình độ sau đại học giữa GV cơ hữu và GV kiêm nhiệm, kiêm chức; giữa GV giảng dạy các môn học chuyên ngành và các GV giảng dạy các môn học cơ sở, cơ bản khác.

- Thứ tư, các cơ cấu trên phải thực hiện một cách đồng bộ phù hợp với sự PTNNL GV nhà trường và nhu cầu xã hội cho những năm đến.

Ban lãnh đạo nhà trường cần phải xây dựng kế hoạch cơ cấu NNL GV của nhà trường đến năm 2025 phải đảm bảo về cơ cấu, chuyên môn giữa các tổ môn, các ngành nghề đào tạo trước mắt cũng như lâu dài, các ngành nghề đang đào tạo và các ngành nghề sẽ mở mới, đảm bảo cơ cấu về giới, độ tuổi để đảm bảo tính kế thừa.

3.2.3.1. Nâng cao trình độ, năng lực

Giải pháp này nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, gắn liền với công tác nghiên cứu khoa học cho GV nhà trường.

Về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm ngoại ngữ, tin học cho GV phải thật sự có tác dụng thiết thực, phục vụ tích cực cho việc nâng cao chất lượng công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học trong nhà trường, mặt khác đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa NNL GV.

Việc bồi dưỡng, tự bồi dưỡng phải đáp ứng yêu cầu nâng cao trình độ chung cho GV, nâng cao năng lực chuyên môn, khả năng sư phạm, khả năng nghiên cứu khoa học và tham gia các hoạt động khác trong nhà trường. Khắc phục tình trạng NNL GV có phát triển nhưng năng lực không được nâng lên tương ứng.

Việc đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chung cho GV phải được gắn liền với công tác nghiên cứu khoa học, coi đây là 2 nhiệm vụ gắn bó chặt chẽ, không thể tách rời nhau để cùng hướng tới mục đích nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn của NNL GV nhà trường; đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học còn có ý nghĩa là nhà trường đã biết tạo ra động lực bên trong để nâng cao chất lượng đào tạo.

Bồi dưỡng về chuyên môn:

- Tập trung nâng cao kiến thức chuyên môn theo yêu cầu chuẩn hóa; cập nhật những kiến thức liên quan đến chuyên môn như: ngoại ngữ, tin học…

- Đối với một số GV mới phải được tập huấn, kèm cặp bởi các GV có kinh nghiệm của nhà trường, đảm bảo trong một thời gian phải nâng cao trình độ tay nghề của bản thân để phục vụ tốt công tác giảng dạy.

Để nâng cao năng lực chuyên môn của GV, nhà trường cần chú trọng công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề cho GV dạy tích hợp, thực hành bằng cách:

- Mời các chuyên gia giỏi ở các trường ĐH, viện nghiên cứu có liên quan để mở các khóa đào tạo, bồi dưỡng theo từng chuyên đề nhằm tạo môi trường học tập đa dạng cho NNL GV.

- Mời các kỹ sư giỏi ở các doanh nghiệp thành đạt về trao đổi và thảo luận.

- Cử GV đi tham quan, học tập thực tế tại các công ty, để nắm bắt công nghệ đưa thực tiễn sản xuất vào quá trình đào tạo cho SV.

- Cử GV đi học tập nâng cao trình độ chuyên môn (thạc sĩ chuyên ngành, nghiên cứu sinh) ở trong và ngoài nước.

- Nhà trường chỉ đạo các Khoa tổ chức sinh hoạt chuyên môn, hàng tuần hoặc hàng tháng, để trao đổi, thảo luận, thống nhất những vấn đề còn vướng mắc trong chuyên môn, nghiệp vụ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Có chính sách thoả đáng như việc: giảm giờ chuẩn, bố trí tiết dạy phù hợp cho GV đi học.

- Đối với các trường hợp GV được cử đi học các lớp kỹ năng nghề, tham dự thi đánh giá kỹ năng nghề quốc gia Nhà trường cần hỗ trợ học phí và các chi phí khác theo quy định.

- Đối với giáo viên đi học ĐH (bằng 2) hoặc Thạc sĩ các ngành nghề Nhà trường đang có nhu cầu như: Logistic, Dịch vụ pháp lý … cần được hỗ trợ 50% học phí.

- Các trường hợp GV có nguyện vọng học chuyển đổi ngành nghề hoặc đăng ký tham gia đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với ngành nghề đào tạo của Trường, thì cần được tạo điều kiện về mặt thời gian và hỗ trợ học phí tùy theo tình hình thực tế của nhà trường.

Bồi dưỡng nghiệp vụ: Bồi dưỡng về phương pháp dạy học tích cực, phương tiện dạy học hiện đại; kỹ năng tổ chức quản lý, công tác giáo viên chủ nhiệm, giáo dục đạo đức cho SV.

Bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học: Bồi dưỡng về phương pháp luận nghiên cứu khoa học, tổ chức tiến hành các đề tài nghiên cứu khoa học.

Nâng cao năng lực tổ chức hội thảo, thảo luận các chuyên đề. Nâng cao năng lực tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể. Gắn việc nghiên cứu khoa học cho GV và SV cùng làm, GV là người chỉ dẫn giúp đỡ SV thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học.

Trình độ tin học, ngoại ngữ: Mở các lớp học về tin học và ngoại ngữ ngay trong nhà trường để giảng dạy cho cán bộ và GV nhà trường. Hiện nay thì trường CĐ GTVT đã mở được một số lớp tiếng anh do Tình nguyện viên người Úc giảng dạy. Điều này khá mới mẻ và đem lại sự hứng thú học tập nâng cao trình độ ngoại ngữ cho NNL GV.

Để có thể thực hiện được nội dung bồi dưỡng nâng cao trình độ, cần tiến hành các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch, đồng thời với việc tự bồi dưỡng của mỗi cá nhân để cập nhật kiến thức nâng cao trình độ và năng lực cho NNL GV. Và một điều quan trọng là nhà trường tạo mọi điều kiện để GV có thể tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn, đó là con đưởng cơ bản nhất của công tác đào tạo bồi dưỡng, là nội lực cần được phát huy mạnh mẽ trong nhà trường.

Về nhận thức, phải hình thành trong NNL GV nhà trường một nhu cầu cần phải học tập để nâng cao trình độ và năng lực, là điều kiện để họ gắn bó lâu dài với sự nghiệp đào tạo của nhà trường.

Các cấp quản lý cần có sự quan tâm đến công tác bồi dưỡng NNL, thể hiện qua những kế hoạch và chính sách cụ thể nhằm khuyến khích, động viên nguồn nhân lực giảng viên tham gia học tập, các chế độ đối với người đi học

phải được giải quyết kịp thời thỏa đáng phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.

Nhà trường cần phải xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ có các khoản chi hỗ trợ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng như: cử GV đi học nâng cao trình độ chuyên môn, hoặc học Đại học văn bằng 2 phù hợp với ngành nghề đào tạo của nhà trường…

Nhà trường phải đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo bồi dưỡng như: Hệ thống máy vi tính nối mạng Internet, các phòng chức năng, chuyên môn, phòng đọc, thư viện…

Việc đẩy mạnh công tác học tập, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học là những hoạt động không những để nâng cao trình độ chuyên môn mà còn trau dồi phẩm chất và năng lực, nâng cao chất lượng cho NNL GV.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cần được cụ thể hoá thành kế hoạch ngắn hạn, dài hạn trong kế hoạch tổng thể của nhà trường và của đơn vị khoa.

3.2.3.2. Phát triển kỹ năng

Từ thực trạng về nâng cao kỹ năng của người lao động như: kỹ năng theo ngành nghề, chuyên ngành đào tạo của nhà trường gắn với từng giai đoạn và nhu cầu phát triển ngành nghề của xã hội để đưa ra các mục tiêu, giải pháp cho phù hợp.

Trên cơ sở đó, có thể đưa ra các mục tiêu để thực hiện, cụ thể như sau:

Kỹ năng thực hiện khoa học:

Phấn đấu đến năm 2022: ít nhất 75% giảng viên, CBQL nắm vững kỹ năng nghiên cứu khoa học, trong đó có ít nhất 30% số giảng viên, CBQL tham gia thực hiện đề tài khoa học cấp trường, cấp Bộ, trong đó ít nhất 10% số giảng viên, CBQL có đề tài, bài đăng trên các Tạp chí khoa học của các Trường Đại học, Viện nghiên cứu có uy tín trong nước.

Phấn đấu đến năm 2025: 100% giảng viên, CBQL nắm vững kỹ năng trên, trong đó có ít nhất 50% số giảng viên, CBQL tham gia thực hiện đề tài

khoa học cấp trường, cấp Bộ, trong đó có ít nhất 20% giảng viên, CBQL có đề tài, bài đăng trên các Tạp chí khoa học của các Trường Đại học, Viện nghiên cứu có uy tín trong nước.

Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ

Phấn đấu những 2020 tăng tỷ trọng ít nhất 15% số giảng viên đạt từ mức khá thành thạo ngoại ngữ trở lên để đọc, dịch được tài liệu tham khảo và giao lưu khoa học.

Những năm đến tăng tỷ trọng ít nhất 20% số giảng viên, CBQL đạt từ mức khá thành thạo ngoại ngữ trở lên để đọc, dịch được tài liệu tham khảo và giao lưu tại các hội nghị, hội thảo khoa học có sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh, có ít nhất 5% giảng viên có thể dạy hoặc thao giảng bằng tiếng Anh đối với một số môn học thuộc chuyên ngành.

Các kỹ năng khác

Phấn đấu đến năm 2020: 75% giảng viên, CBQL được bồi dưỡng và thực hiện cơ bản thành thạo các kỹ năng sư phạm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng cố vấn học tập, kỹ năng sử dụng các thiết bị giảng dạy.

Phấn đấu đến năm 2025: 100% giảng viên, CBQL được bồi dưỡng và thực hiện thành thạo các kỹ năng sư phạm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng cố vấn học tập....

Từ những mục tiêu cụ thể trên, Nhà trường cần thực hiện những giải pháp phát triển kỹ năng như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ nhất, quan tâm nhiều hơn nữa đến phát triển kỹ năng đối với cán bộ

quản lý, giảng viên, nhân viên nghiệp vụ về kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng quản lý, kỹ năng khai thác tin học, kỹ năng về ngoại ngữ (nghe, nói,đọc, viết); kỹ năng nghiên cứu khoa học, kỹ năng sư phạm...để kỹ năng ngày càng được nâng cao góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của nhà trường.

Thứ hai, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giảng viên về kỹ năng sư phạm; xác định mục tiêu bài giảng, tiết giảng; lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức giảng dạy, kỹ năng thu hút, giải quyết vấn đề...trong một tiết giảng, buổi giảng nhằm nâng cao kỹ năng sư phạm, kỹ năng giảng dạy; kỹ năng nghiên cứu khoa học, trong đó kỹ năng xác định đề tài nghiên cứu, kỹ năng xây dựng

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực GIẢNG VIÊN tại TRƯỜNG CAO ĐẲNG GIAO THÔNG vận tải TRUNG ƯƠNG v (Trang 84 - 93)