Nguyên nhân gây cháy, cách phòng cháy

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH BỔ TÚC CẤP GCNKNCM MÁY TRƯỞNG HẠNG BA MÔN NGHIỆP VỤ MÁY TRƯỞNG (Trang 64 - 66)

3.2.1. Nguyên nhân gây cháy

a. Do chủ quan của con người

Trong quá trình làm việc và sinh hoạt, do ý thức trách nhiệm của mỗi thuyền viên trên tàu không cẩn thận, chủ quan, thiếu trách nhiệm, không chấp hành các quy định phòng chống cháy - nổ ở trên tàu. Do đó đã gây ra các yếu tố tạo ra lửa như:

- Q trình xếp dỡ, vận chuyển hàng hóa trên tàu do kéo trượt, va chạm gây ma sát, phát sinh ra tia lửa.

- Do chạm chập điện trên tàu.

- Trong sinh hoạt còn sử dụng nến, đèn dầu, bàn là, bếp điện, v.v…. khơng theo đúng quy định về phịng chống cháy nổ.

b. Do khách quan

Ngồi ngun nhân chính gây ra cháy - nổ là do con người, còn một số nguyên nhân khách quan gây ra cháy - nổ ở trên tàu là: Do tàu đâm va, sét đánh, các tàu khác bị cháy nổ lan sang, ảnh hưởng cháy nổ ở các cảng, bến, v.v…

3.2.2 Cách phòng cháy

Cháy là hiện tượng rất nguy hiểm gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Để cơng tác phịng và chữa cháy trên tàu đạt hiệu quả ta phải làm tốt một số yêu cầu sau:

- Sơ đồ bố trí trang thiết bị phịng cháy phải treo ở đúng nơi quy định. Trong buồng lái, buồng cơng cộng, hành lang phải có bảng phân cơng nhiệm vụ phịng và chữa cháy.

- Thuyền viên phải nhớ nhiệm vụ của mình khi tàu bị cháy, phải sử dụng thành thạo các trang thiết bị chữa cháy.

- Thường xuyên kiểm tra tình trạng kỹ thuật các thiết bị hệ thống báo cháy, chữa cháy để phát hiện kịp thời những hư hỏng để sửa chữa, bổ xung kịp thời theo quy định của Đăng kiểm.

- Kiểm tra phát hiện kịp thời dấu hiệu có khả năng cháy chập, phóng tia lửa điện. - Kiểm tra thường xuyên việc chấp hành các quy định về cất giữ, bảo quản các chất dễ cháy nổ. Xăng và các chất dễ cháy nổ phải được cất giữ trong kho. Tủ kim loại, kho sơn phải được thơng gió, phải chú ý khi sử dụng lửa trong lúc đun nấu, lò sưởi...

- Phát hiện sớm mùi lạ do cháy gây ra để có biện pháp ngăn chặn kịp thời. - Tiến hành định kỳ việc thực tập chữa cháy hàng tháng thực tập một lần, nếu thay 25% thuyền viên phải thực tập trong vòng 24h sau khi tàu chạy.

- Việc thực tập này phải ghi vào sổ nhật ký và rút kinh nghiệm.

Trách nhiệm của thuyền viên trong phòng chống cháy nổ

- Nghiêm cấm thuyền viên và hành khách mang xăng dầu, vật liệu cháy nổ xuống tàu. Trường hợp đặc biệt do thuyền trưởng quyết định.

- Nhiên liệu phục vụ sinh hoạt và sản xuất phải để đúng nơi quy định, dầu cặn phải có thùng chứa, dẻ lau phải có thùng đựng riêng. Khơng đốt đèn dầu, khi ra khỏi nơi làm việc, nơi sinh hoạt phải tắt hết các thiết bị điện. Các ống dẫn hơi, các dây dẫn điện qua hầm hàng, hầm chứa nhiên liệu phải được bọc và cách điện tốt.

- Cấm hút thuốc trong khu vực hầm hàng. Thực hiện tốt chế độ thơng gió hầm hàng, kiểm tra nồng độ hơi độc, đảm bảo an toàn rồi mới cho người xuống làm việc.

- Khẩn cấp tập hợp chữa cháy khi có tín hiệu phát ra. Tín hiệu phát ra cho mọi người phải nghe thấy được. Các thành viên trong đội chữa cháy trước khi vào đám cháy phải trang bị đầy đủ dụng cụ an tồn.

- Khi có báo cháy đội chữa cháy phải tập trung nhanh và theo lệnh của đội trưởng thực hiện nhiệm vụ chữa cháy, đặc biệt là cứu các nạn nhân.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH BỔ TÚC CẤP GCNKNCM MÁY TRƯỞNG HẠNG BA MÔN NGHIỆP VỤ MÁY TRƯỞNG (Trang 64 - 66)