Chất chữa cháy, hệ thống chữa cháy, chữa cháy

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH BỔ TÚC CẤP GCNKNCM MÁY TRƯỞNG HẠNG BA MÔN NGHIỆP VỤ MÁY TRƯỞNG (Trang 66)

3.3.1 Chất chữa cháy

a. Bình bọt hóa học

Cấu tạo:

Bình ngoài chứa dung dịch nát tri hydro các bon nát (NaHCO3) vỏ bình chịu áp lực lớn là 20kG/cm2 được làm kim loại chịu lực, bình trong làm bằng thủy tinh hoặc chất dẻo polime đựng dung dịch axít sufuaric (H2SO4) miệng có nắp, có lò xo, giữ nắp được chặt. Trên vỏ bình có vòi phun được bịt bằng màng giấy mỏng ngâm dầu hay chất dẻo, trên bình có van an toàn để khí áp lực trong bình cao hơn mức bình thường, van bảo hiểm sẽ làm việc, tránh vỡ bình. Khi bình không làm việc thì được đặt thẳng đứng trên giá.

1. Vỏ bình

2. Chai thủy tinh chứa H2SO4

3. Lưới thép đỡ chai thủy tinh 4. Nút chai 5. Nắp bình 6. Tay cầm 7. Mỏ vịt 8. Chốt an toàn 9. Bản lề cán nút chai 10. Vòi phun 11. Van hở 12. Loa phun 13. Đế bình 14. Lỗ móc tay Cấu tạo bình bọt Sử dụng:

Khi có đám cháy ta xách bình đến chỗ cháy, lật ngược mỏ vịt, miệng ống axít sẽ mở ra. Tay phải nắm tay cầm trên, tay trái nắm tay cầm dưới, lật ngược bình, dung dịch kiềm và axít sẽ trộn lẫn với nhau. Lúc này xảy ra phản ứng hóa học rất mạnh tạo ra bọt và hơi CO2

Hướng vòi phun vào đám cháy, hơi CO2 nhẹ hơn chiếm chỗ thể tích phía trên ép bọt phun ra ngoài. Sau khi lật bình 0,5  1 giây bọt sẽ bắn ra tia bọt, tầm phun xa từ 7  8m, thời gian phun lâu từ 60  65 giây. Bình bọt khi sử dụng phải phun hết sau đó nạp lại để sử dụng cho lần sau.

Không được chữa cháy kim loại, chữa cháy điện, hợp kim, chỉ chữa cháy nhiên liệu.

Bảo quản:

Bảo quản cẩn thận, không để han gỉ, va đập, lau chùi sạch sẽ một năm thử 10% tổng số bình, 2 năm thử 50% tổng số bình, 4 năm thử 100% tổng số bình.

b. Bình chữa cháy CO2

Cấu tạo:

Bình CO2 có vỏ làm bằng thép cứng, chịu được áp lực lớn, phía trên bình có van xả bảo hiểm, đó là một miếng đồng mỏng, khi áp lực trong bình lớn hơn 150 ÷ 170kG/cm2 miếng đồng sẽ bị ép thủng, hơi CO2 bay ra ngoài để tránh vỡ bình. Trong bình có ống si phông đi từ van tới đáy bình. Trong bình đựng CO2 được nén ở thể lỏng.

Sử dụng:

Khi sử dụng bình CO2 để chữa cháy, đặt bình thẳng đứng, hướng vòi phun vào ngọn lửa, vặn núm xoay ngược chiều kim đồng hồ, van sẽ được mở do sức ép của CO2 rất mạnh ở phần trên trong bình, hơi CO2 lỏng sẽ bị đẩy qua ống xi phông, ống dẫn vào vòi phun và đi ra ngoài. Sau khi qua vòi phun ra ngoài CO2 sẽ dãn nở rất nhanh, nhiệt độ

giảm xuống nhanh chóng tới -78oC khí CO2 Cấu tạo bình CO2

được phun vào đám cháy làm ngạt đám cháy, nếu muốn ngừng ta xoay núm đóng van và có thể dùng cho lần sau hoặc nạp tiếp.

Chú ý: Bình CO2 dùng chữa cháy thiết bị điện không dùng CO2 để chữa cháy kim loại.

Bảo quản:

Bình CO2 phải được bảo quản tốt, không để gần nguồn nhiệt hoặc bị phơi nắng, tránh để nơi có kiềm hoặc axít. Kiểm tra trọng lượng các bình CO2 trên tàu ít nhất 3 tháng 1 lần bằng cách cầm bình so sánh với trọng lượng ghi trên bình nếu giảm xuống 60% thì phải nạp CO2 vào bình.

c. Bình bột

Cấu tạo:

Vỏ bình làm bằng thép, có dạng hình trụ, thường sơn màu đỏ, có gắn nhãn mác của nhà sản xuất và thông số kỹ thuật của bình. Bên trong chứa bột khô. Khí đẩy được nén trực tiếp trong bình hoặc nén vào chai gắn trên bên trong bình. Phía trên miệng bình gắn một cụm van xả cùng với khóa van và đồng hồ đo áp lực. Vòi và loa phun liền với cụm van xả.

Giải thích ký hiệu ghi trên vỏ bình:

Bình bột chữa cháy thường được sử dụng là loại bình có ký hiệu ABC-2; ABC- 4; ABC-8 hoặc BC-2; BC-4; BC-8.

Cấu tạo bình bột

- Các chữ cái A, B, C trên bình thể hiện khả năng dập cháy của bình chữa cháy đối với các đám cháy khác nhau. Cụ thể:

+ A: Chữa các đám cháy chất rắn như: Gỗ, bông, vải, sợi… + B: Chữa các đám cháy chất lỏng như: Xăng dầu, cồn, rượu… + C: Chữa các đám cháy chất khí như: Gas (khí đốt hóa lỏng),…

- Các số 2, 4, 8 thể hiện trọng lượng bột được nạp trong bình, đơn vị tính bằng kilôgam.

Tính năng tác dụng:

Tuỳ theo mỗi loại bình chữa cháy có thể dập tắt được các đám cháy chất rắn, lỏng, khí cháy, đám cháy điện và thiết bị điện mới phát sinh. Ví dụ bình chữa cháy ký hiệu ABC có thể dùng để chữa cháy hầu hết các đám cháy chất rắn, chất lỏng, chất khí dễ cháy... Bột chữa cháy không độc, không dẫn điện, có hiệu quả cao; thao tác sử dụng bình đơn giản, dễ kiểm tra, dùng để chữa cháy những đám cháy nhỏ, mới phát sinh.

Nguyên lý chữa cháy:

Khi mở van (tuỳ từng loại bình có cấu tạo van khóa khác nhau thì cách mở khác nhau) bột khô trong bình được phun ra ngoài nhờ lực đẩy của khí nén (nén trực tiếp với bột hoặc trong chai riêng) qua hệ thống ống dẫn. Khi phun vào đám cháy bột có tác dụng kìm hãm phản ứng cháy và cách ly chất cháy với ôxy không khí, mặt khác ngăn cản hơi khí cháy tiến vào vùng cháy dẫn đến đám cháy bị dập tắt.

Cách sử dụng:

Đối với loại xách tay:

- Chuyển bình tới gẩn địa điểm cháy.

- Lắc xóc vài lần nếu là bình bột loại khí đẩy chung với bột (MFZ). - Giật chốt hãm kẹp chì.

- Chọn đầu hướng gió hướng loa phun vào gốc lửa. - Giữ bình ở khoảng cách 1,5 m tuỳ loại bình. - Bóp van để bột chữa cháy phun ra.

- Khi khí yếu thì tiến lại gần và đa loa phun qua lại để dập tắt hoàn toàn đám cháy.

Đối với bình xe đẩy:

- Đẩy xe đến chỗ có hỏa hoạn, kéo vòi rulo dẫn bột ra, hướng lăng phun bột vào gốc lửa.

- Giật chốt an toàn (kẹp chì), kéo van chính trên miệng bình vuông góc với mặt đất.

- Cầm chặt lăng phun chọn thuận chiều gió và bóp cò, bột sẽ được phun ra.

Cách kiểm tra, bảo quản bảo dưỡng:

- Để nơi dễ thấy, dễ lấy thuận tiện cho việc chữa cháy.

- Đặt ở nơi khô ráo, thóang gió, tránh những nơi có ánh nắng và bức xạ nhiệt mạnh, nhiệt độ cao nhất là 50oC.

- Nếu để ngoài nhà phải có mái che.

- Khi di chuyển cần nhẹ nhàng. Tránh tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao, thiết bị rung động.

- Phải thường xuyên kiểm tra bình theo quy định của nhà sản xuất hoặc ít nhất 3 tháng/lần. Nếu kim chỉ dưới vạch xanh thì phải nạp lại khí.

- Bình chữa cháy sau khi đã mở van, nhất thiết phải nạp đầy lại, trước khi nạp tháo các linh kiện bịt kín, loai bỏ, làm sạch các phần đã bị nhiễm bột.

- Nếu còn áp suất, trước khi tháo phải giảm áp suất bằng cách bóp van từ từ cho khí thoát dần ra, kim áp kế chỉ về trị số O. Khi mở nghe tiếng "xì xì", phải lập tức ngừng và kiểm tra lại.

- Trước mỗi lần nạp khí mới và sau 5 năm sử dụng, vỏ bình phải được kiểm tra thủy lực, sau khi đạt cường độ yêu cầu mới được phép sử dụng, tối thiểu là 30 MPa.

- Kiểm tra khí đẩy thông qua áp kế hoặc cân rồi so sánh với khối lượng ban đầu.

- Kiểm tra khối lượng bột bằng cách cân so sánh. - Kiểm tra vòi, loa phun

d. Bình chữa cháy CCL4

Bình chữa cháy loại này có thể tích nhỏ, chủ yếu dùng để chữa cháy trên ôtô, động cơ đốt trong và thiết bị điện.

Cấu tạo có nhiều kiểu, thông thường nó là một bình thép chứa khoảng 2,5 lít CCL4 bên trong có một bình nhỏ chứa CO2.

Khả năng dập tắt đám cháy của CCL4 là tạo ra trên bề mặt chất cháy 1 loại hơi nặng hơn không khí 5,5 lần. Nó không nuôi dưỡng sự cháy, không dẫn điện, làm cản oxy tiếp xúc với chất cháy do đó làm tắt cháy.

Khi cần dùng, đập tay vào chốt đập, mũi nhọn của chốt đập chọc thủng tấm đệm và khí CO trong bình nhỏ bay ra ngoài. Dưới áp lực của khí CO , dung dịch

CCL4 phun ra ngoài theo vòi phun thành một tia. Bình được trang bị một màng bảo hiểm để phòng nổ. Một số bình kiểu này người ta dùng không khí nén để thay thế CO2.

e. Cát

Trên boong chính, boong thượng tầng kiến trúc, nơi gần kho sơn, kho vật liệu gần két nhiên liệu lỏng thường bố trí một hoặc nhiều thùng cát được sơn đỏ có kẻ chữ "cát chữa cháy" bằng sơn trắng, có dung

tích 0,15 ÷ 0,25 m3. Thùng cát cứu hỏa

Trong thùng đựng cát sạch và mịn bên cạnh thường đặt vài cái xẻng được sơn màu đỏ, trên tàu dầu dùng xẻng gỗ. Cát dùng để dập đám lửa nhỏ và những đám cháy nhiên liệu lỏng.

g. Câu liêm, xà beng, rìu, xô

Những dụng cụ này được đặt trên giá hoặc treo trên tường, bố trí trên hành lang, boong chính ở những nơi dễ lấy, được sơn màu đỏ và được làm bằng thép cứng.

Những dụng cụ trên phải được cạo sạch gỉ và mỗi năm sơn một lần bằng 2 nước sơm đỏ.

Câu liêm: Có hình lưỡi liềm dùng để giật đổ những cấu trúc bằng gỗ, vải bạt và dây thực vật không cho

đám cháy lan rộng. Dụng cụ chữa cháy thô sơ

Xà beng: Có 2 đầu, một đầu nhọn, đầu kia gần giống lưỡi búa dẹt và nghiêng 30o. Dùng lưỡi xà beng để nhổ đinh, phá khóa bẩy bản lề, dùng đầu nhọn để đâm thủng vách ngăn.

Xô: Dùng để dập lửa khi đám cháy còn nhỏ chưa kịp dùng những thiết bị dập lửa khác. Trên quai xô buộc sẵn dây thực vật, chiều dài của dây phải đảm bảo múc được nước dưới mạn.

Rìu: Dùng để chặt dây cáp, phá cửa, cách ly và hạn chế phạm vi cháy.

Rìu cứu hỏa h. Thảm

Dùng thảm hoặc vải bạt nhúng nước để làm vật chữa cháy. Hiện nay thường dùng chăn amiăng có kích thước 1,5 ÷ 2,0m hoặc 2,0 ÷ 2,5m.

Thảm dùng để phủ kín ngọn lửa của những đám cháy nhỏ.

3.3.2 Hệ thống chữa cháy

a. Hệ thống chữa cháy bằng nước

Sơ đồ hệ thống cứu hỏa bằng nước

Hệ thống này gồm các bơm cứu hoả chính lấy nước từ mạn tàu cấp vào hệ thống cứu hoả. Hệ thống ống cứu hỏa dẫn nước ra boong tàu, lên các hành lang buồng ở, thượng tầng, buồng máy, kho vật tư... Khi có hỏa hoạn xẩy ra tại vị trí nào đó trên tàu ta mở van thông sông, chạy bơm cứu hỏa mở van chặn chính, khi đó nước sông, sẽ chờ sẵn tại các van của họng cứu hỏa, ta chỉ việc nối vòi rồng vào khớp nối gần nhất nơi xẩy ra đám cháy và mở van cứu hỏa trước vòi rồng và phun nước vào đám cháy.

Sơ đồ hệ thống cứu hoả dùng CO2

1 - Thiết bị báo động 6 - Bình CO2 khởi động 2 - Van an toàn 7 - Bộ báo động

3 - Dây giật mở van 8 - Hộp điều khiển

4 - Van chặn tới hầm hàng 9 - Đường khí CO2 tới buồng máy 5 - Xilanh và piston điều khiển 10 - Bình CO2

Chữa cháy bằng hệ thống bình CO2: Khí CO2 được chứa trong những chai bằng thép dưới dạng thể lỏng với áp suất cao. Lượng CO2 yêu cầu được tính toán theo toàn bộ thể tích lớn nhất của không gian hầm hàng và không gian buồng máy. Hệ thống này được thiết kế để cứu hoả cho các hầm hàng và buồng máy. Trên các chai CO2 có lắp cơ cấu dùng để giải phóng CO2. Tất cả các hệ thống xả CO2 mà con người hay lui tới (buồng máy, buồng bơm...) phải được lắp các thiết bị báo động để báo cho con người biết để rời khỏi khu vực đó trước khi xả khí CO2. Khi có hỏa hoạn xẩy ra tại vị trí nào đó trên tàu như ở buồng máy hoặc hầm hàng ta giật dây mở 3 bên trái trong hộp 8, khi này khí CO2 trong bình khởi động 6 sẽ đẩy piston 5 đi xuống làm các bình CO2 10 mở, nếu hỏa hoạn xẩy ra ở hầm hàng ta mở van 4, nếu ở buồng máy ta giật tay 3 bên phải trong hộp 8 lúc này khí CO2 sẽ được xả vào khu vực hỏa hoạn.

Chú ý: Trước khi xả khí CO2 thì khu vực cháy phải không còn người ở đó, khu vực cháy phải đóng kín, tắt quạt thông gió.

3.3.3 Chữa cháy

a. Tổ chức phân công chữa cháy

Công tác tổ chức phòng và chữa cháy trên tàu về chi tiết có thể khác nhau nhưng cơ bản về phân công trách nhiệm thuyền viên thì giống nhau.

Thuyền trưởng là người lãnh đạo cao nhất mọi hoạt động phòng và chữa cháy của tàu.

Thuyền phó giúp việc cho thuyền thuyền trưởng có trách nhiệm kiểm tra đôn đốc thuyền viên phòng cháy cho tàu. Thuyền phó trực tiếp chỉ huy công tác chữa cháy tại hiện trường. Chịu trách nhiệm kiểm tra hệ thống thông tin tín hiệu chữa cháy để làm việc được thông suốt, kiểm tra tình trạng kỹ thuật, sự bố trí của các thiết bị và dụng cụ chữa cháy. Thường xuyên huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy cho các thuyền viên còn lại trên tàu dưới sự chỉ đạo của thuyền trưởng.

Máy trưởng chịu trách nhiệm đảm bảo các thiết bị trong buồng máy của hệ thống chữa cháy được ngay và thông suốt. Khi buồng máy bị cháy máy trưởng trực tiếp chỉ huy dập lửa theo lệnh chỉ huy của thuyền trưởng.

Tất cả các thuyền viên khác trên tàu phải nắm được sự hoạt động của các dụng cụ và thiết bị chữa cháy, phương pháp chữa cháy trong những tình huống khác nhau, phải hoàn thành nhiệm vụ của bản thân đã được ghi trong bảng phân công chữa cháy trên tàu. Bảng phân công này được treo ở hành lang và những nơi sinh hoạt công cộng.

Nội dung bảng phân công chữa cháy:

- Quy định tín hiệu chữa cháy và dụng cụ để phát ra tín hiệu đó. - Đánh số thứ tự báo danh cho từng thuyền viên trên tàu.

- Địa điểm tập hợp thuyền viên trong những tình huống khác.

- Nội dung công tác và trách nhiệm của từng thuyền viên (phần này ghi rõ ai làm nhiệm vụ gì, làm ở đâu và sử dụng dụng cụ chữa cháy nào).

- Trong bảng phân công này còn vẽ sơ đồ, địa điểm bố trí dụng cụ và thiết bị chữa cháy của tàu, địa điểm tập kết thuyền viên cho từng trường hợp ở mũi, lái, trên boong chính hoặc ở thượng tầng kiến trúc.

b. Các phương pháp chữa cháy

Có nhiều phương pháp chữa cháy nói chung và trên tàu thủy nội địa nói riêng. Nhưng thông thường khi xảy ra hỏa hoạn trên tàu thủy nói chung và tàu chở xăng dầu nói riêng, người ta thường sử dụng các phương pháp sau đây:

* Phương pháp dùng các chất chữa cháy

Muốn dập tắt đám cháy nói chung phải thực hiện: Làm lạnh vật cháy tức là làm cho nhiệt độ của vật cháy thấp hơn điểm bắt lửa của nó, đồng thời phải làm cho đám cháy không tiếp xúc với ôxy, như vậy đám cháy không tồn tại. Muốn thực hiện phương pháp dập lửa người ta thường sử dụng các chất sau đây:

Dùng nước (H2O)

Nước là chất chữa cháy rẻ tiền nhất, phổ biến nhất, tính kinh tế cao. Nước dùng để chữa đám cháy chất rắn. Khi xả nước vào chỗ cháy, nhiệt độ của đám cháy hạ dần xuống dưới điểm cháy của vật rắn, lúc đó đám cháy sẽ tắt hẳn. Không dùng nước để

chữa các đám cháy do chập điện, xăng dầu, đất đèn, kim loại dễ cháy như: Ka li (K),

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH BỔ TÚC CẤP GCNKNCM MÁY TRƯỞNG HẠNG BA MÔN NGHIỆP VỤ MÁY TRƯỞNG (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w