Bảo dưỡng và sửa chữa

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH BỔ TÚC CẤP GCNKNCM MÁY TRƯỞNG HẠNG BA MÔN NGHIỆP VỤ MÁY TRƯỞNG (Trang 45 - 52)

+ Tốc độ cần thiết và tính cơ động của tàu.

+ Sự làm việc bền vững của động cơ, ngăn ngừa được các hiện tượng gẫy vỡ và sự cố có thể xảy ra.

+ Công suất cần thiết ở suất tiêu hao nhiên liệu định mức và tình trạng kỹ thuật tốt.

+ Khi động cơ làm việc cần phải theo dõi có hệ thống, sự hoạt động của động cơ, các trang thiết bị, đường ống và nhiệt độ khí xả, các đồng hồ đo, kiểm tra bằng tai nghe và mắt nhìn, tay sờ.

+ Theo dõi duy trì chế độ làm mát. Trong môi trường riêng các thông số làm việc được xác định theo bản hướng dẫn vận hành. Nhiệt độ cực đại của nước làm mát trước khi ra khỏi động cơ không quá 850C (đối với động cơ tốc độ nhanh và có hệ thống làm mát kín). Nếu cao hơn sẽ tạo ra nhiều hơi và nước sôi ở những điểm riêng biệt của hệ thống tạo ra những đệm hơi, phá vỡ tính tuần hoàn của nước khiến động cơ quá nóng dẫn đến hiện tượng xâm thực.

+ Khi nước trong động cơ hoặc két sôi, cạn thiếu cần phải bổ sung thì nghiêm cấm không cho nước lạnh vào động cơ đột ngột bởi điều này tạo ra những ứng suất nhiệt quá mức trong các chi tiết tiếp xúc trực tiếp với nước.

+ Cần đảm bảo áp suất và nhiệt độ của dầu bôi trơn cho phù hợp với lý lịch máy.

+ Nhiệt độ lớn nhất của dầu bôi trơn đối với ổ trục bằng đồng thau pha chì khi ra không được vượt quá 80 ÷ 950C Trường hợp áp suất dầu bôi trơn giảm xuống dưới định mức, thì phải dừng ngay động cơ. Không được cho động cơ làm việc khi các bầu lọc hư hỏng hoặc bị tắc. Áp suất dầu bôi trơn trước và sau bầu lọc đặc trưng cho mức độ nhiễm bẩn của bầu lọc. Áp suất trong hệ thống bôi trơn phải cao hơn áp suất trong hệ thống làm mát để giảm khả năng nước rơi vào dầu bôi trơn.

Cứ sau một giờ phải kiểm tra mức dầu bôi trơn trong két lắng tuần hoàn. Mức dàu bôi trơn tăng lên có thể do nước hoặc nhiên liệu rơi vào. Nghiêm cấm sử dụng dầu bôi trơn lẫn nước hoặc nhiên liệu. Mức dầu bôi trơn giảm xuống là do trong hệ thống bị rò rỉ. Mức nhớt tiêu hao nhiều là do các xécmăng bị mài mòn nhiều. Thường xuyên kiểm tra chất lượng của dầu bôi trơn nếu độ nhớt giảm nguyên nhân có thể là do nhiên liệu, nước lọt vào...

Dấu hiệu quá tải thường là màu khói đen và suất tiêu hao nhiên liệu cao bởi vậy cần thiết phải kiểm tra trọng tải, nhưng sự đánh giá bằng mắt là chủ quan và ước định vì khói đen có thể nhiều nguyên nhân khác.

Bảo đảm các loại đồng hồ hoạt động tốt và hệ thống ánh sáng phải đủ khi động cơ làm việc.

a. Bảo dưỡng kỹ thuật hàng ngày (hoặc đậu nghỉ).

Trong thời gian động cơ hoạt động sau một ca máy hoặc sau một ngày hoạt động công tác bảo quản bảo dưỡng cần phải làm thường xuyên nhằm đảm bảo an toàn

và làm tăng độ tin cậy khi động cơ hoạt động, duy trì bên ngoài sạch sẽ và tra nhiên liệu, dầu mỡ, nước cho động cơ.

Kiểm tra đủ dầu bôi trơn trong cacte hoặc két và thân bộ giảm tốc-đảo chiều của động cơ diesel. Xả hết cặn bẩn trong két dầu bôi trơn, bảo đảm trong két không lẫn nước hay các mạt vụn kim loại.

Nếu trong dầu bôi trơn có lẫn nước, thì phải xả hết dầu bôi trơn ra khỏi hệ thống bôi trơn và ra khỏi cacte động cơ. Tìm nguyên nhân nước lẫn vào dầu bôi trơn, nếu có mạt kim loại thì phải tìm nguyên nhân và khắc phục, sau đó thay dầu bôi trơn mới cho hệ thống.

Kiểm tra lượng nước trong hệ thống làm mát, lượng nhiên liệu trong két trực nhật. Xả hết cặn bẩn, nước trong két nhiên liệu.

Kiểm tra tình trạng của hệ thống khởi động bằng điện hoặc hệ thống gió khởi động; các mối nối giữa bộ lọc không khí, bầu góp khí hút và khí xả.

Kiểm tra độ căng của dây curoa hoặc các thiết bị lai dẫn động cho các bơm nước và đinamô phát điện.

Kiểm tra độ bắt chặt của bơm, các bầu lọc, bộ khởi động và các nắp của bộ giảm tốc, đảo chiều. Độ kín khít của bầu sinh hàn nước và dầu.

Kiểm tra xem các đường ống của hệ thống làm mát, bôi trơn và cung cấp nhiên liệu có chỗ nào rò rỉ không. Lau chùi bên ngoài động cơ và các bộ phận, các thiết bị phụ lắp bên ngoài động cơ; tra dầu mỡ vào thân bộ ly hợp giảm tốc - đảo chiều.

Kiểm tra bơm mỡ đầy đủ vào các ổ bạc đỡ của các chi tiết.

Kiểm tra các thiết bị đồng hồ đo lường còn đảm bảo hoạt động tốt và chính xác không nếu có hư hỏng phải sửa chữa và thay thế.

Nếu thấy hỏng hóc thì phải khắc phục ngay trước khi khởi động động cơ lần tiếp theo. Phải thường xuyên bảo đảm các chi tiết của động cơ không bị ăn mòn cũng như phải giữ động cơ luôn luôn sẵn sàng hoạt động.

b. Bảo dưỡng kỹ thuật sau chuyến công tác

Chăm sóc kỹ thuật gồm các công việc chăm sóc hằng ngày và thêm các công việc sau :

- Kiểm tra độ bắt chặt của động cơ diesel và các thiết bị, giữa động cơ với bệ máy.

- Cọ rửa bầu lọc dầu bôi trơn sau 100 giờ.

- Kiểm tra độ bắt chặt của thân bộ dẫn động bơm nhiên liệu và đinamô phát điện. Kiểm tra góc phun sớm nhiên liệu, căn cứ vào vị trí của dấu trên mặt bích dẫn động, so với các vạch trên vành đĩa cam của khớp dẫn động bơm cao áp.

- Kiểm tra bổ xung dầu cho bộ điều tốc. Nên tra dầu bôi trơn cho thân bơm cao áp sau 50 giờ làm việc của động cơ.

- Tháo bầu lọc không khí và cọ rửa sạch bụi bẩn, sau đó lắp ráp lại. - Kiểm tra điện áp của ắc quy, mức và tỉ trọng của dung dịch điện phân.

- Xem xét bề mặt lắp ghép của nắp xilanh với thân động cơ.

- Bổ xung dầu bôi trơn, tra mỡ vào các ổ vòng bi, các gối của trục chạy tiến và trục quay lùi bộ giảm tốc-đảo chiều. Kiểm tra tình trạng các lò xo, các khớp, các thanh, cam điều khiển khớp ly hợp-đảo chiều. Chú ý không để mỡ rây vào đĩa ma sát.

- Kiểm tra độ vặn chặt của bánh răng trên trục chạy tiến và chạy lùi bộ giảm tốc-đảo chiều. Không cho phép có độ rơ chiều trục.

- Kiểm tra độ bắt chặt thân bộ dẫn động bơm nước ngoài mạn tàu vào thân bộ dẫn động.

Chỉ đến số giờ quy định của nhà chế tạo hoặc quản lý thì khi tới bến đậu nghỉ ta mới tiến hành thay dầu bôi trơn cho động cơ trừ trường hợp dầu bôi trơn bị biến chất thì ta phải thay trước số giờ quy định.

c. Bảo dưỡng kỹ thuật động cơ khi đến kỳ vào sửa chữa

Ngoài việc chăm sóc hàng ngày và sau mỗi chuyến công tác, cần phải thực hiện thêm các công việc sau:

Xả bỏ hết cặn lắng của két nhiên liệu, cọ rửa két và các đường ống. Cọ rửa bầu lọc nhiên liệu.

Kiểm tra tình trạng của đinamô phát điện, bộ khởi động bằng điện, rơle điều chỉnh. Thay mỡ cho vòng bi của đinamô.

Kiểm tra xem xét độ vặn chặt các bulông phần thân động cơ với cacte.

Kiểm tra độ vặn chặn đai ốc và gujông bắt chặt nắp xilanh và thân động cơ; kiểm tra độ vặn chặt các mối nối, các bạc điều chỉnh trục phân phối, điều chỉnh các pha phân phối khí. Việc điều chỉnh các pha phân phối khí phải làm sau 1000 đến 1100 giờ làm việc của động cơ diesel.

Kiểm tra việc điều chỉnh vòi phun theo áp suất và chất lượng phun sương; cọ rửa các lỗ bị tắc và điều chỉnh lưu lượng các vòi phun. Nếu không thấy hiện tượng gì bất thường của vòi phun, thì đến sau 1000 giờ mới cần kiểm tra và điều chỉnh vòi phun.

Kiểm tra độ bắt chặt các bánh răng trên rãnh then trục bơm nước ngoài mạn tàu. Không cho phép có độ rơ dọc trục. Nếu thấy có độ rơ dọc trục thì phải tháo bơm ra để siết chặt bánh răng côn lại cho hết rơ, để không làm mòn rãnh then của trục. Sau đó, hãm đai ốc lại.

Xả hết dầu bôi trơn trong khoang chứa dầu của bộ giảm tốc-đảo chiều; cọ rửa và thay dầu bôi trơn mới đúng mức quy định.

Xem xét tình trạng chốt hãm khớp nối của bạc ép và bạc xoay, cơ cấu ly hợp bộ giảm tốc-đảo chiều.

Tra mỡ vào vòng bi của bơm nước ngoài mạn tàu.

Kiểm tra độ đồng tâm của động cơ diesel và trục bộ giảm tốc, đảo chiều và hệ trục lai chân vịt, khôi phục lại độ đồng tâm (nếu cần). Nếu thấy máy rung động mạnh thì phải kiểm tra lại độ đồng tâm, bất kỳ số giờ động cơ diesel đã làm việc là bao nhiêu.

Kiểm tra cọ rửa cáu cặn bẩn và thay các tấm kẽm chống ăn mòn trong hệ thống làm mát.

Cọ rửa hệ thống bôi trơn (két chứa hoặc cacte), sau đó bổ sung thêm dầu bôi trơn mới vào hệ thống.

Ghi chép vào sổ nhật ký vận hành động cơ diesel những công việc chăm sóc đã làm.

Ít nhất mỗi năm một lần, các thiết bị đo lường và kiểm tra phải được các cơ quan có trách nhiệm kiểm định lại và ghi kết quả vào sổ nhật ký vận hành.

d. Kế hoạch sửa chữa

Khi mới tiếp nhận nhiệm vụ hoặc theo định kỳ hằng năm, máy trưởng phải tiến hành kiểm tra toàn bộ động cơ và các trang thiết bị có trên tàu đồng thời cho đánh giá lại tình trạng của các trang thiết bị đó. Trên cơ sở nắm được tình trạng ban đầu của các thiết bị, máy móc, kiểm tra tài liệu lưu trữ trước để có đánh giá chính xác nhất tình trạng của máy.

Các tài liệu cần lập và các công việc cần tiến hành là:

- Kiểm tra và nhận toàn bộ tài liệu, hồ sơ kỹ thuật của động cơ, thiết bị. - Đánh giá tình trạng của động cơ và các trang thiết bị.

BẢNG KIỂM TRA TÌNH TRẠNG ĐỘNG CƠ, THIẾT BỊ

Số : Tàu : STT MÁY MÓC, THIẾT BỊ Hiệu Mode Công suất (HP) Năm sản xuất Tình trạng Hồ sơ tài liệu kèm theo 1 2 …

Dựa vào các tài liệu của nhà chế tạo mà máy trưởng lập ra lịch bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa động cơ, thiết bị cho phù hợp.

Từ lịch bảo trì, sửa chữa từng thiết bị, lập ra kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa toàn bộ thiết bị.

LỊCH BẢO DƯỠNG HÀNG NGÀY

Số : Tàu :

STT THIẾT BỊ NỘI DUNG GHI CHÚ

1 2 …

LỊCH BẢO DƯỠNG ĐỊNH KỲ

Số: Tháng: Tàu:

THIẾT BỊ NỘI DUNG NGÀY TRONG THÁNG GHI CHÚ

01 02 … 31 Máy chính - Thay lọc dầu thô X - Thay lọc dầu tinh X - ………… X

Trên cơ sở tình trạng máy đã được kiểm tra định kỳ và thực tế phát sinh, máy trưởng phải lập ra kế hoạch sửa chữa máy cho kỳ, quý hoặc năm.

KẾ HOẠCH SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ, THIẾT BỊ

Số : Năm : Tàu :

STT TÊN THIẾTBỊ THỜI GIANSỬA CHỮA HẠNG MỤC SỬACHỮA CHÚGHI

1 2 …

Sau khi lập xong các lịch bảo trì và sửa chữa, Máy trưởng phải lập bảng dự trù vật tư sửa chữa trình chủ tàu mua vật tư, phụ tùng để tiến hành sửa chữa.

Bảng dự trù mua vật tư phụ tùng

STT TÊN PHỤTÙNG CÁCHQUY ĐƠNVỊ LƯỢNGSỐ ĐƠNGIÁ THÀNHTIỀN CHÚGHI 01

02 03 04

Ngày….tháng……năm…..

DUYỆT NGƯỜI LẬP

Phân công và giám sát

Phân công công việc :

Việc phân công công việc dựa vào năng lực của từng người mà bố trí công việc cho phù hợp.

Dựa vào lịch bảo trì, sửa chữa và các công việc thường nhật, máy trưởng lập bảng phân công công việc.

Khi phân công công việc

Các công việc hằng ngày như trực ca, vận hành máy, thiết bị… phải có bảng mô tả công việc hoặc quy trình vận hành… được phổ biến cho tất cả những người thực hiện nắm.

Các công việc không phải hàng ngày như: Bảo dưỡng định kỳ động cơ, thiết bị, sửa chữa máy khi có sự cố, …. Phải:

- Nêu rõ công việc: Làm việc gì, ở đâu, với ai, khi nào bắt đầu, khi nào hoàn thành, …

- Hướng dẫn thực hiện công việc: Tùy theo mức độ thạo việc của thuyền viên mà ta thực hiện hay không thực hiện bước này. Giao cho thuyền viên có kinh nghiệm cùng lĩnh vực chuyên môn hướng dẫn thuyền viên mới thực hiện công việc.

Giám sát và kiểm tra:

- Giao cho cán bộ hoặc thuyền viên có kinh nghiệm thường xuyên theo dõi quá trình thực hiện công việc của thuyền viên mới, xem có những trở ngại phát sinh hay không. Nếu có, ta hãy điều chỉnh yêu cầu công việc sao cho phù hợp với thực tế.

- Chỉ rõ những ưu điểm, khuyết điểm của thuyền viên khi thực hiện công việc, nhằm giúp họ phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm để việc thực hiện công việc của họ ngày càng tiến bộ. Tiếp theo sự đánh giá phải là sự thưởng, phạt hợp lý, nghiêm minh và kịp thời.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH BỔ TÚC CẤP GCNKNCM MÁY TRƯỞNG HẠNG BA MÔN NGHIỆP VỤ MÁY TRƯỞNG (Trang 45 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w