VII. Các kết quả chủ yếu của chương trình
A. Mô tả các các hợp phần
91. Chương trình CPRP tỉnh Hà Giang có ba hợp phần; (i) Xây dựng năng lực
phát triển định hướng thị trường; (ii) Đầu tư phát triển hàng hóa phù hợp với người nghèo được thực hiện; (iii) Điều phối Chương trình.
92. Hợp phần một và hai sẽ được thực hiện theo các trình tự trước sau và đồng
thời. Khi năng lực được xây dựng cho cộng đồng, chính quyền cấp xã và huyện để lồng ghép phương pháp tiếp cận theo chuỗi giá trị và thích ứng với CC vào quy trình lập kế hoạch SEDP, Chương trình sẽ làm việc với nông dân, cơ sở kinh doanh/doanh nghiệp nông nghiệp tư nhân và các cơ quan chuyên môn để xác định những cơ hội đầu tư phát triển hàng hóa và xây dựng các chương trình hành động phát triển chuỗi giá trị. Xây dựng năng lực cho nông dân và lao động nông thôn sẽ gắn chặt với các cơ hội phát triển hàng hóa/chuỗi giá trị. Những dòng hoạt động này sẽ bắt đầu được triển khai ăn khớp từ năm Chương trình thứ 2 khi các cộng đồng được trao quyền và định chế nhà nước bắt đầu lập kế hoạch đầu tư công để hỗ trợ các cơ hội thị trường hàng hóa, và các nhóm CIG và công nhân được đào tạo tham gia với các nhà đầu tư kinh doanh nông nghiệp để nâng cao năng suất và giá trị gia tăng. Xây dựng năng lực để lập kế hoạch MoSEDP lồng ghép kế hoạch thích ứng với CC sẽ được bắt đầu triển khai tại 30 xã thuộc Chương trình, sau đó nhân rộng trên toàn tỉnh Hà Giang trong vòng đời Chương trình. Chương trình dạy nghề, dựa trên phân tích ngành hàng và kế hoạch hành động chuỗi giá trị, sẽ được thực hiện tại tất cả các cộng đồng tham gia vào các chuỗi giá trị sinh lời.