Hiệu quả, tác động của Chương trình

Một phần của tài liệu noi-dung-van-kien-cprp_ha-giang_vn_4 (Trang 42)

VII. Các kết quả chủ yếu của chương trình

B. Hiệu quả, tác động của Chương trình

1. Hiệu quả kinh tế, xã hội của dự án

129. Hiệu quả kinh tế: Việc đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất nông - Lâm nghiệp

hàng hóa trên cơ sở khai thác có hiệu quả tiềm năng, sản phẩm truyền thống của địa phương, tạo được môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi nhằm thu hút sự tham gia của các thành phần Kinh tế, các doanh nghiệp gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm… và đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất cùng với các hoạt động đào tạo, tập huấn kỹ thuật và định hướng phát triển kinh tế theo hướng thị trường, theo hướng các chuỗi giá trị gia tăng do Chương trình tiến hành sẽ đảm bảo tăng năng suất, chất lượng và giá cả của cây trồng, vật nuôi. Các hoạt động xúc tiến hỗ trợ cho người dân và các dịch vụ kèm theo sẽ khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đó nâng cao giá trị của các sản phẩm nông nghiệp và chuyển dần một bộ phận sản xuất nông nghiệp truyền thống sang lĩnh vực dịch vụ và du lịch tăng thu nhập và tạo cơ hội việc làm cho các hộ gia đình nông thôn trong vùng Chương trình.

130. Hộ dân có việc làm, thu nhập tăng thêm và ổn định so với trước đây, cơ sở

sản xuất kinh doanh có nguyên vật liệu ổn định để sản xuất, chế biến và tiêu thụ, doanh thu tăng và từ đó tăng thêm lợi nhuận, thể hiện: (i) Giá trị gia tăng của sản phẩm hàng hóa sẽ tăng lên do yêu cầu của thị trường, do đó giá cả mang tính cạnh tranh cao hơn; (ii) Sản phẩm sản xuất ra có doanh nghiệp thu mua, bao tiêu ngay, không bị tư thương ép giá, thời gian lưu kho, lưu bãi ngắn, đảm bảo số lượng, chất lượng của sản phẩm, thu hồi vốn nhanh. Sản phẩm hàng hóa tập trung ở một số địa bàn sẽ giảm chi phí vận chuyển, từ các yếu tố đó sẽ giảm giá thành, chi phí sản xuất sản phẩm.

131. Phân tích kinh tế (EA). Chương trình CPRP sẽ không đi theo hướng phân

tích kinh tế truyền thống như của các dự án phát triển, vì đây là một chương trình phát triển theo định hướng thị trường và dựa trên nhu cầu, đồng thời không thể dự kiến được trước loại hàng hóa và hoạt động kinh tế hợp lệ nào mà người nông dân và doanh nghiệp sẽ cần sự hỗ trợ của Chương trình để phát triển – và công nghệ cũng như thông lệ kinh doanh nào mà họ cần lựa chọn và loại công trình cơ sở hạ tầng cộng đồng nào sẽ

được lựa chọn. Do vậy, phân tích kinh tế được dựa trên (i) mức độ phân bổ dự kiến các mô hình sản xuất và doanh nghiệp được xác định trong phân tích tài chính và các giả định thận trọng về phạm vi bao phủ, mức độ thực hiện và xác suất thành công, và (ii) các mô hình đại diện về xây mới/sửa chữa công trình tưới tiêu và đường nông thôn do tiểu hợp phần 2.1 hỗ trợ. Cần lưu ý rằng lợi ích tiềm năng từ Hợp phần 1: Xây dựng năng lực phát triển định hướng thị trường vẫn chưa được định lượng riêng biệt do (i) hợp phần này sẽ đóng góp để đạt được các kết quả dự kiến từ Hợp phần 2; và (ii) khó có thể định lượng về mặt kinh tế những lợi ích tăng thêm nhờ hỗ trợ thể chế và xây dựng năng lực trong Hợp phần 1.

132. Hiệu suất hoàn vốn nội hoàn (EIRR) kinh tế của Chương trình trong trường

hợp ban đầu là 16,4%. Giá trị hiện tại ròng (NPV), ở mức chiết khấu 12%, là 162,06 t đồng (tương đương 7,717 triệu USD). Khi chi phí dự án tăng 10% EIRR sẽ giảm xuống còn 14,9%, trong khi nếu giảm 20% lợi ích của toàn Chương trình thì EIRR sẽ là 12,9%. Lợi ích bị chậm một năm sẽ giảm EIRR xuống còn 14,0% và chậm hai năm thì EIRR sẽ là 12,0%. Các giá trị thay đổi trên cho thấy Chương trình vẫn có tính bền vững về mặt kinh tế nếu lợi ích bị giảm 25% hoặc chi phí Chương trình tăng 33%.

133. Kết luận. Trên cơ sở các giả định khiêm tốn, và với thực tế rằng rất nhiều

lợi ích tiềm năng dự kiến thu được từ dự án vẫn chưa được định lượng về mặt kinh tế, Chương trình phù hợp từ góc độ kinh tế. Cần lưu ý rằng không phải tất cả các lợi ích kinh tế tiềm năng (ví dụ: lợi ích về môi trường, các lợi ích trực tiếp và gián tiếp của cơ sở hạ tầng cộng đồng, và lợi ích trực tiếp tăng thêm từ Hợp phần 1) đã được đưa vào trong phân tích này. Hơn nữa, tác động cấp số nhân dự kiến được trình bày ở trên cũng chưa được định lượng. Do đó, có thể giả định an toàn rằng những lợi ích kinh tế dự kiến đang ở mức thấp hơn so với hiệu quả kinh tế tiềm năng có thể thu được khi Chương trình được đưa vào thực hiện.

134. Tác động xã hội: Dự án sẽ mang lại những lợi ích xã hội quan trọng như:

Trao quyền cho cộng đồng, đặc biệt là các hộ nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao thông qua việc nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của họ; Giúp các hộ ở nông thôn tiếp cận tốt hơn với các loại dịch vụ, thông tin và thị trường, đồng thời giúp họ tích cực tham gia vào quá trình ra quyết định tại gia đình và cộng đồng; Tạo việc làm và nâng cao sự hiểu biết của nông dân; Xây dựng các tổ chức ở thôn bản vững mạnh hơn để quản lý các nguồn lực của thôn bản có hiệu quả, bền vững. Tăng giá trị các sản phẩm tiềm năng của khu vực nông thôn thông qua các chuỗi giá trị; Cải thiện tình hình cơ sở hạ tầng nông thôn mang lại lợi ích liên quan đến thu nhập, sức khoẻ và môi trường.

2. Tính bền vững của chương trình, dự án sau khi kết thúc.

135. Tính bền vững về kết quả: Chương trình sẽ tập trung vào thực hiện các

chính sách về phân cấp của Chính phủ nhằm làm cho cấp huyện, xã và thôn trở thành những người chủ, người thực hiện và người chịu trách nhiệm chính về công tác vận hành và bảo dưỡng các công trình và tài sản được hình thành hoặc nâng cấp bởi Chương trình. Các phương pháp và cách tiếp cận mới do Chương trình khởi xướng sẽ tiếp tục được các cơ quan chuyên môn áp dụng để hoàn thành công việc thường xuyên của mình, tạo mối liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân trong phát triển sản xuất hàng hóa gắn với chế biến và tiêu thụ, thể chế hóa phương pháp lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng thị trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

136. Tính bền vững về tổ chức: Với việc lồng ghép quy trình lập kế hoạch phát triển KT-XH có sự tham gia theo định hướng thị trường vào quy trình lập kế hoạch và ngân sách hàng năm của Chính phủ, giao trách nhiệm thực thi cho các cơ quan chuyên môn và tập trung vào nâng cao năng lực tại tất cả các cấp, có thể đảm bảo rằng Chương trình sẽ đạt được tính bền vững về mặt tổ chức. Các tổ nhóm ở cấp xã, cấp thôn được thành lập sẽ đảm bảo duy trì hoạt động, vận hành các tài sản hình thành sau đầu tư như các Quỹ tiết kiệm tín dụng, vốn đầu tư hợp tác công tư của các Nhóm sở thích. Cán bộ tham gia Chương trình chủ yếu là những cán bộ đang tham gia ở các ngành của huyện, xã nhờ sự hỗ trợ của Chương trình về đào tạo, tập huấn và trực tiếp tham gia... vì vậy khi Chương trình kết thúc họ sẽ tiếp tục sử dụng những phương pháp, những kỹ năng đó để triển khai các công việc chuyên môn thường xuyên.

137. Tính bền vững về tài chính: Chương trình CPRP được dự kiến tạo ra lợi

nhuận tăng thêm thuần cho người nông dân và các Doanh nghiệp nông thôn trong tỉnh có Chương trình. Lợi nhuận sẽ sinh ra từ: (i) tăng sản lượng cây trồng và rừng và năng suất chăn nuôi do áp dụng vật tư cải tiến và cung cấp đầu vào, tăng cường công nghệ nông nghiệp phù hợp với khí hậu và thủy lợi; và (ii) tăng t lệ sản phẩm trang trại hướng tới thị trường; (iii) giảm tổn thất trong sản xuất, chế biến và vận chuyển sản phẩm qua ứng dụng công nghệ đổi mới và cải tiến hạ tầng nông thôn; (iv) cải thiện chất lượng sản phẩm, do đó mang lại giá cả cao hơn; (v) đẩy mạnh tiếp cận tín dụng dài hạn và đồng tài trợ và cải thiện các cơ sở thị trường; (vi) gia tăng việc làm cho lao động gia đình hoặc thuê lao động cho các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp; và (vii) tăng doanh thu thuế.

138. Tính bền vững về môi trường: Thiết kế của Chương trình chú trọng tới việc

tranh thủ sự tham gia của người hưởng lợi trên cơ sở tạo ra các lợi ích tăng thêm họ ở một mức độ thoả đáng, đồng thời nâng cao ý thức của họ trong việc bảo vệ môi trường. Nhờ vậy, môi trường tự nhiên sẽ được duy trì và bảo tồn tốt sau khi Chương trình kết thúc.

3. Khung logic và chiến lược kết thúc Chương trình 3.1. Khung lôgic Chương trình 3.1. Khung lôgic Chương trình

(xem phụ lục 10)

3.2. Chiến lược kết thúc Chương trình

139. Chương trình CPRP dự kiến sẽ được triển khai thực hiện trong 6 năm từ

2015 – 2020, để đảm bảo triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình cũng như đảm bảo tính bền vững của các kết quả, đầu ra sau khi Chương trình kết thúc sẽ được phát triển bền vững, một chiến lược kết thúc chương trình sẽ được đưa ra:

140. Kết thúc các hoạt động ở các xã mục tiêu và Chương trình: Ở năm đầu tiên

chương trình sẽ triển khai ở 30 xã. Đến năm thứ 4 sẽ kết thúc 10 xã và hết năm thứ 5 sẽ kết thúc 20 xã còn lại. Ngay sau khi các kết thúc hoạt động ở các xã mục tiêu thì ở các huyện cũng sẽ hoàn thành quyết toán vào đầu năm thứ 6 và toàn bộ Chương trình sẽ kết thúc vào cuối năm thứ 6.

141. Nhân rộng các kết quả đầu ra: (i) Một quy trình lập kế hoạch phát triển kinh

tế xã hội theo định hướng thị trường sẽ được nhân rộng trong toàn tỉnh và thể chế hóa thành quy trình hướng dẫn chung được UBND tỉnh ban hành; (ii) Mô hình hợp tác công tư được hình thành và phát triển bền vững thông qua sự liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp với các nhóm Nông dân để phát triển các chuỗi giá trị hàng hóa tiềm năng của địa

phương và (iii) Phát triển dịch vụ tài chính nông thôn được hình thành và hoạt động theo mô hình Quỹ xã hội đảm bảo tính bền vững và trong tương lai phát triển thành một định chế tài chính vi mô hoạt động theo luật sau khi Chương trình kết thúc.

VIII. Tổ chức quản lý thực hiện chương trình 1. Phương pháp tiếp cận 1. Phương pháp tiếp cận

142. Kết quả thực hiện Dự án DPPR và các dự án do IFAD tài trợ tại Việt Nam

đã chứng minh phương pháp thực hiện có sự tham gia, hoạt động phân cấp cho cấp xã, thôn/bản và chương trình hợp tác công-tư dựa vào thị trường, phục vụ người nghèo là khả thi và cần được mở rộng. Cụ thể, việc áp dụng MoSEDP trong lập kế hoạch phát triển thôn và xã có nhiều lợi ích đáng kể, tạo điều kiện cho các cộng đồng hưởng lợi và nhà cung cấp dịch vụ tư nhân được tham gia vào toàn bộ quá trình lập kế hoạch, từ xác định nhu cầu, ưu tiên, lập kế hoạch, thực hiện, theo dõi và đánh giá. Ban chuẩn bị Dự án IFAD tỉnh do UBND tỉnh thành lập tại tỉnh đặc biệt nhấn mạnh thành công của phương pháp phân cấp và hợp tác công tư dựa trên thị trường, đồng thời ủng hộ mạnh mẽ việc nhân rộng mô hình như vậy để quản lý chiến lược Chương trình CPRP. Đồng thời, trong quá trình xây dựng Chương trình CPRP, đã thống nhất rằng các cán bộ đã được đào tạo và có kinh nghiệm về các phương pháp đổi mới từ dự án DPPR cần được giữ lại để quản lý thực hiện Chương trình này.

143. Cơ cấu tổ chức và quản lý đề xuất cho Chương trình CPPR được dựa trên

những bài học kinh nghiệm rút ra từ dự án DPPR, có thể được tóm tắt như sau:

i) TOR nêu rõ vị trí, vai trò và chức năng của Ban Chỉ đạo Chương trình, Ban

Điều phối Dự án ở tất cả các cấp và hệ thống báo cáo là cực kỳ quan trọng để đảm bảo hiệu quả và tiến độ trong thời gian đầu thực hiện dự án;

ii) Thiếu sự tham gia của khu vực tư nhân trong quá trình ra quyết định như

quyết định tại các cuộc họp PSC, PCU, các hội thảo lập kế hoạch, quy trình lập MoSEDP làm giảm hiệu quả trong nỗ lực phát triển thị trường, chuỗi giá trị và hợp tác với khu vực tư nhân;

iii) Cơ chế quản lý tài chính và các dòng vốn cho tất cả các kết quả phải được nêu

rõ ràng trong thiết kế Chương trình và các tài liệu hướng dẫn thực hiện Chương trình;

iv) Việc xác định trước số lượng và vị trí cụ thể trong PCO tại tất cả các cấp hạn

chế khả năng linh hoạt để đưa ra quyết định dựa trên nhu cầu thực tế;

v) Hệ thống quản lý Chương trình IFAD không nên tạo ra thêm một hệ thống

song song khác biệt với hệ thống thể chế hiện có tại địa phương;

vi) Cơ cấu tổ chức các đơn vị chủ quản và đơn vị đồng thực hiện ở cấp tỉnh phức

tạp khiến các dự án IFAD bị chậm tiến độ trong giai đoạn đầu thực hiện do việc phân công vai trò và trách nhiệm giữa các cơ quan cấp tỉnh chưa rõ ràng. Các hoạt động can thiệp của Chương trình để xây dựng năng lực cần chú trọng đến nâng cao chất lượng dịch vụ công ở cấp huyện và xã để đảm bảo phân cấp hiệu quả;

vii) Còn thiếu các công cụ hiệu quả để đảm bảo trách nhiệm giải trình đối với

hiệu quả thực hiện và mức độ cạnh tranh giữa các huyện và xã tham gia Chương trình;

viii) Cơ chế phối hợp và chia sẻ thông tin giữa các dự án IFAD và nhà tài trợ,

các tổ chức phi chính phủ khác nên được xác định rõ ràng trong quá trình thiết kế và đàm phán dự án;

ix) Hệ thống M&E của Chương trình đã khá mạnh về việc thu thập dữ liệu đầy đủ và kịp thời, nhưng còn yếu ở vai trò là công cụ quản lý lập kế hoạch, hoạch định chiến lược và thực hiện;

x) Vấn đề về hợp tác/phối hợp giữa các dự án IFAD trong cùng một khu vực

còn yếu về mặt liên kết thị trường, chuỗi giá trị và hợp tác với khu vực tư nhân cần được giải quyết.

144. Chương trình sẽ có cách tổ chức thực hiện tương tự như cơ cấu của dự án

trước. Những thay đổi được đúc kết từ thực ti n, bài học kinh nghiệm thực hiện và quản lý sẽ được lồng ghép vào thiết kế mới. Quản lý Chương trình sẽ tập trung vào tối ưu hóa hiệu quả, hiệu lực của Chương trình thông qua các nguyên tắc sau đây:

i) Cơ cấu quản lý Chương trình sẽ bám chặt vào cơ cấu thể chế hiện tại của địa

phương, xây dựng năng lực để giảm nghèo thông qua cách tiếp cận dựa trên thị trường;

ii) Chương trình sẽ phân cấp mạnh các nguồn lực cho cấp xã và cấp thôn đồng

thời huy động sự tham gia của khu vực tư và tăng cường các nhà cung cấp dịch vụ phát triển thị trường công và chuỗi giá trị;

iii) Chương trình tập trung hỗ trợ cho huyện có tiềm năng sản xuất lớn hơn song có

liên kết chặt chẽ với người nghèo ở khu vực miền núi xa xôi hẻo lánh;

iv) Áp dụng phương pháp tiếp cận “vừa học vừa làm” để giới thiệu các sáng

kiến cho các xã và thúc đẩy nhân rộng các mô hình đạt hiệu quả đã được chứng minh;

v) Thay đổi vai trò của cơ quan cấp tỉnh từ cách thực hiện truyền thống sang vai

trò của các cơ quan chia sẻ kiến thức và hoạch định chính sách/hướng dẫn;

Một phần của tài liệu noi-dung-van-kien-cprp_ha-giang_vn_4 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)