Tổ chức quản lý thực hiện chương trình

Một phần của tài liệu noi-dung-van-kien-cprp_ha-giang_vn_4 (Trang 45 - 50)

142. Kết quả thực hiện Dự án DPPR và các dự án do IFAD tài trợ tại Việt Nam

đã chứng minh phương pháp thực hiện có sự tham gia, hoạt động phân cấp cho cấp xã, thôn/bản và chương trình hợp tác công-tư dựa vào thị trường, phục vụ người nghèo là khả thi và cần được mở rộng. Cụ thể, việc áp dụng MoSEDP trong lập kế hoạch phát triển thôn và xã có nhiều lợi ích đáng kể, tạo điều kiện cho các cộng đồng hưởng lợi và nhà cung cấp dịch vụ tư nhân được tham gia vào toàn bộ quá trình lập kế hoạch, từ xác định nhu cầu, ưu tiên, lập kế hoạch, thực hiện, theo dõi và đánh giá. Ban chuẩn bị Dự án IFAD tỉnh do UBND tỉnh thành lập tại tỉnh đặc biệt nhấn mạnh thành công của phương pháp phân cấp và hợp tác công tư dựa trên thị trường, đồng thời ủng hộ mạnh mẽ việc nhân rộng mô hình như vậy để quản lý chiến lược Chương trình CPRP. Đồng thời, trong quá trình xây dựng Chương trình CPRP, đã thống nhất rằng các cán bộ đã được đào tạo và có kinh nghiệm về các phương pháp đổi mới từ dự án DPPR cần được giữ lại để quản lý thực hiện Chương trình này.

143. Cơ cấu tổ chức và quản lý đề xuất cho Chương trình CPPR được dựa trên

những bài học kinh nghiệm rút ra từ dự án DPPR, có thể được tóm tắt như sau:

i) TOR nêu rõ vị trí, vai trò và chức năng của Ban Chỉ đạo Chương trình, Ban

Điều phối Dự án ở tất cả các cấp và hệ thống báo cáo là cực kỳ quan trọng để đảm bảo hiệu quả và tiến độ trong thời gian đầu thực hiện dự án;

ii) Thiếu sự tham gia của khu vực tư nhân trong quá trình ra quyết định như

quyết định tại các cuộc họp PSC, PCU, các hội thảo lập kế hoạch, quy trình lập MoSEDP làm giảm hiệu quả trong nỗ lực phát triển thị trường, chuỗi giá trị và hợp tác với khu vực tư nhân;

iii) Cơ chế quản lý tài chính và các dòng vốn cho tất cả các kết quả phải được nêu

rõ ràng trong thiết kế Chương trình và các tài liệu hướng dẫn thực hiện Chương trình;

iv) Việc xác định trước số lượng và vị trí cụ thể trong PCO tại tất cả các cấp hạn

chế khả năng linh hoạt để đưa ra quyết định dựa trên nhu cầu thực tế;

v) Hệ thống quản lý Chương trình IFAD không nên tạo ra thêm một hệ thống

song song khác biệt với hệ thống thể chế hiện có tại địa phương;

vi) Cơ cấu tổ chức các đơn vị chủ quản và đơn vị đồng thực hiện ở cấp tỉnh phức

tạp khiến các dự án IFAD bị chậm tiến độ trong giai đoạn đầu thực hiện do việc phân công vai trò và trách nhiệm giữa các cơ quan cấp tỉnh chưa rõ ràng. Các hoạt động can thiệp của Chương trình để xây dựng năng lực cần chú trọng đến nâng cao chất lượng dịch vụ công ở cấp huyện và xã để đảm bảo phân cấp hiệu quả;

vii) Còn thiếu các công cụ hiệu quả để đảm bảo trách nhiệm giải trình đối với

hiệu quả thực hiện và mức độ cạnh tranh giữa các huyện và xã tham gia Chương trình;

viii) Cơ chế phối hợp và chia sẻ thông tin giữa các dự án IFAD và nhà tài trợ,

các tổ chức phi chính phủ khác nên được xác định rõ ràng trong quá trình thiết kế và đàm phán dự án;

ix) Hệ thống M&E của Chương trình đã khá mạnh về việc thu thập dữ liệu đầy đủ và kịp thời, nhưng còn yếu ở vai trò là công cụ quản lý lập kế hoạch, hoạch định chiến lược và thực hiện;

x) Vấn đề về hợp tác/phối hợp giữa các dự án IFAD trong cùng một khu vực

còn yếu về mặt liên kết thị trường, chuỗi giá trị và hợp tác với khu vực tư nhân cần được giải quyết.

144. Chương trình sẽ có cách tổ chức thực hiện tương tự như cơ cấu của dự án

trước. Những thay đổi được đúc kết từ thực ti n, bài học kinh nghiệm thực hiện và quản lý sẽ được lồng ghép vào thiết kế mới. Quản lý Chương trình sẽ tập trung vào tối ưu hóa hiệu quả, hiệu lực của Chương trình thông qua các nguyên tắc sau đây:

i) Cơ cấu quản lý Chương trình sẽ bám chặt vào cơ cấu thể chế hiện tại của địa

phương, xây dựng năng lực để giảm nghèo thông qua cách tiếp cận dựa trên thị trường;

ii) Chương trình sẽ phân cấp mạnh các nguồn lực cho cấp xã và cấp thôn đồng

thời huy động sự tham gia của khu vực tư và tăng cường các nhà cung cấp dịch vụ phát triển thị trường công và chuỗi giá trị;

iii) Chương trình tập trung hỗ trợ cho huyện có tiềm năng sản xuất lớn hơn song có

liên kết chặt chẽ với người nghèo ở khu vực miền núi xa xôi hẻo lánh;

iv) Áp dụng phương pháp tiếp cận “vừa học vừa làm” để giới thiệu các sáng

kiến cho các xã và thúc đẩy nhân rộng các mô hình đạt hiệu quả đã được chứng minh;

v) Thay đổi vai trò của cơ quan cấp tỉnh từ cách thực hiện truyền thống sang vai

trò của các cơ quan chia sẻ kiến thức và hoạch định chính sách/hướng dẫn;

vi) Lồng ghép sự tham gia của khu vực tư trong quá trình lập kế hoạch, thực

hiện, theo dõi và đánh giá các hoạt động Chương trình;

vii)Nghiêm túc thực hiện các chính sách và hướng dẫn của IFAD trong quản lý

Chương trình dựa trên kết quả;

viii) Điều phối liên tỉnh để tăng cường hiệu quả hỗ trợ kỹ thuật, phát triển tương

hỗ và tiết kiệm chi phí thực hiện.

ix) Xây dựng và áp dụng hiệu quả chính sách phòng chống tham nhũng.

2. Quản lý Chương trình

145. Mục tiêu của nhiệm vụ quản lý thực hiện dự án là tăng cường phân cấp trao

quyền cho cơ sở, gắn liền với việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giảm đến mức tối thiểu các các cấp trung gian.

146. Căn cứ vào Điều 36; 37; 38; 39 Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23

tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA và nguồn vay ưu đãi của các nhà tài trợ.

147. Căn cứ Chương trình hợp tác quốc gia IFAD giai đoạn 2012-2017. Tỉnh Hà

Giang đề xuất mô hình quản lý dự án theo hình thức Chủ quản với vai trò là chủ dự án trực tiếp quản lý Chương trình cụ thể như sau:

148. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang sẽ là cơ quan Chủ quản với vai trò là Chủ

tỉnh sẽ thiết lập bộ máy tổ chức Chương trình ở các cấp đảm bảo tinh gọn và phát huy hiệu quả và đạt được các mục tiêu của Chương trình.

2.1. Cấp tỉnh

149. Ban chỉ đạo chương trình (PSC): UBND tỉnh sử dụng Ban chỉ đạo các

chương trình dự án ODA của tỉnh hiện có trên cơ sở bổ sung thêm các thành viên cho phù hợp với Chương trình, nhằm mục đích giúp cho PPC về tổng quan tình hình thực hiện Chương trình và đảm bảo sự điều phối/lồng ghép/hợp tác giữa các dự án của nhà tài trợ và chính phủ. PSC sẽ do Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng ban, thành viên là đại diện lãnh đạo của các Sở, Ngành có liên quan và đại diện từ khối tư nhân. PSC sẽ báo cáo PPC về những vấn đề liên quan đến quản lý chiến lược Chương trình, bao gồm cả các quyết định về bổ nhiệm Giám đốc, Phó giám đốc và Kế toán Chương trình, phê duyệt Sổ tay hướng dẫn thực hiện Chương trình, kế hoạch công việc và ngân sách năm (AWPB) và các quyết định khác liên quan tới điều phối Chương trình, định hướng và huy động các nguồn lực. PSC sẽ họp hàng quý để điều phối công tác thực hiện Chương trình, hướng dẫn lập kế hoạch, đánh giá tiến độ và đưa ra các khuyến nghị bổ sung, ý kiến chỉ đạo về AWPB nếu cần.

150. Ban điều phối Chương trình (PCO): UBND tỉnh sẽ thành lập Ban điều

phối Chương trình giảm nghèo dựa trên phát triển hàng hoá tỉnh Hà Giang, nhằm giúp cho Ban chỉ đạo và PPC tỉnh trong việc quản lý nguồn vốn đảm bảo hiệu quả và điều phối các cơ quan ban ngành cấp tỉnh và quản lý thực tế các nguồn lực của IFAD và chính phủ. PCO sẽ trực tiếp báo cáo PSC và hoạt động như một cơ quan tham mưu giúp việc của PPC và ban thư ký của PSC. PCO được thành lập ở cấp hành chính tương đương như một Sở cấp tỉnh. Quyết định của PPC về thành lập PCO và các điều khoản tham chiếu (TORs) về PCO cần đảm bảo rằng chức năng của PCO là đại diện của Chủ Chương trình – PPC. Thêm vào đó, PPC phải đảm bảo rằng PCO sẽ hỗ trợ PSC trong việc điều phối các cơ quan ban ngành, các sáng kiến nhà tài trợ có liên quan và các bên tham gia chương trình khác nhằm đảm bảo lồng ghép đa ngành trong chương trình phát triển nông thôn.

151. Nhiệm vụ của PCO là nhằm đảm bảo: (i) sự gắn kết các chiến lược và

phương pháp tiếp cận của Chương trình, và sự lồng ghép giữa các hoạt động Chương trình nhằm mang lại các tác động, đầu ra và kết quả thực hiện Chương trình; (ii) phối hợp và điều phối các cơ quan đồng thực thi (DARD, DoRNE, DPI, DOLISA, Sở Công thương…), các nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật, các ban ngành cấp xã và huyện, và cộng đồng; (iii) huy động các nguồn lực từ khối tư nhân, tổ chức quần chúng, hiệp hội nghề, viện nghiên cứu, đơn vị hỗ trợ kỹ thuật và các tổ chức phi chính phủ; (iv) ký kết hợp đồng với các nhà cung cấp dịch vụ phù hợp nhằm triển khai nhiều hình thức nghiên cứu, hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo tập huấn (các cơ quan đồng thực thi hầu hết sẽ quản lý các nhà cung cấp này); (v) quản lý có trách nhiệm các nguồn lực của IFAD và Chính phủ, bao gồm cả việc chuẩn bị Sổ tay Hướng dẫn thực hiện Chương trình (PIM), kế hoạch công việc và ngân sách năm (AWPB), kế hoạch mua sắm, chọn lựa các nhà cung cấp dịch vụ kiểm toán và hỗ trợ kỹ thuật, xây dựng và vận hành hệ thống M&E; quản lý tài chính và hoạt động của Chương trình; và (vi) phối kết hợp với các cơ quan đồng thực thi nhằm đưa ra các đầu tư/can thiệp về phát triển chính sách và chia sẻ tri thức.

152. Ban điều phối chương trình cấp tỉnh sẽ có 25 cán bộ như sau:

Chức vụ/vị trí Số lượng Ban giám đốc 2 Giám đốc 1 Phó giám đốc 1 Phòng Hành chính 7 Trưởng phòng 1 Cán bộ hỗ trợ văn phòng 1 Phiên dịch 1 Lái xe 2 Văn thư tạp vụ 1 Bảo vệ 1 Phòng Quản lý Tài chính 5

Kế toán trưởng - Trưởng phòng 1

Kế toán viên 3

Thủ quỹ 1

Phòng Theo dõi đánh giá và Quản lý tri thức 4

Cán bộ M&E cao cấp - Trưởng phòng 1

Cán bộ theo dõi đánh giá 2

Cán bộ Quản lý tri thức 1

Phòng Kế hoạch và Quản lý chiến lược 7

Trưởng phòng 1

Cán bộ lập kế hoạch 1

Cán bộ xây dựng năng lực 1

Cán bộ phát triển thị trường và chuỗi giá trị 1

Cán bộ Tài chính nông thôn 1

Cán bộ quản lý rủi ro thiên tai 1

Cán bộ phát triển hạ tầng cơ sở 1

Tổng số 25

Các chức danh chủ chốt của Ban điều phối chương trình bao gồm Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng được bổ nhiệm trong quyết định thành lập Ban điều phối chương trình, quy trình lựa chọn và bổ nhiệm theo quy định của Việt Nam, việc mi n nhiệm các chức danh chủ chốt của PCO và bổ nhiệm người thay thế phải tuân thủ nguyên tắc không phản đối của Nhà tài trợ. Các chức danh khác trong Ban điều phối chương trình sẽ do Giám đốc tuyển chọn, bổ nhiệm và mi n nhiệm.

2.2. Cấp huyện

153. Thành lập Ban điều hành Chương trình CPRP huyện. Ủy ban Nhân dân

huyện (DPC) sẽ có trách nhiệm điều phối các hoạt động Chương trình và lồng ghép với cơ cấu tổ chức và chức trách nhiệm vụ của các ban ngành và tổ chức quần chúng tại cấp huyện. Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND huyện phụ trách lĩnh vực nông nghiệp giữ vị trí Trưởng ban; một phó ban kiêm công tác lập kế hoạch; các thành viên bao gồm (i) hai

thành viên làm việc chuyên trách (01 cán bộ Kế toán kiêm cán bộ M&E, 01 cán bộ phát triển thị trường và chuỗi giá trị), (ii) 5 thành viên kiêm nhiệm là lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn và tổ chức đoàn thể của huyện, (iii) một lái xe kiêm công tác hành chính.

2.3. Cấp xã

154. UBND xã sẽ chịu trách nhiệm đối với việc thực hiện Chương trình ở cấp xã.

UBND xã sẽ kiện toàn và bổ sung nhiệm vụ cho Ban quản lý chương trình xây dựng nông thôn mới hiện có ở xã, Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND xã sẽ là Trưởng ban, các thành viên còn lại sẽ là kế toán xã sẽ là người kiểm soát hoạt động tài chính của Chương trình, cán bộ nông nghiệp, cán bộ hạ tầng, Hội phụ nữ xã… sẽ hỗ trợ công tác triển khai Chương trình ở xã. Chương trình sẽ tuyển dụng một cán bộ lập kế hoạch kiêm nhiệm vụ theo dõi đánh giá (M&E) làm việc chuyên trách tại cấp xã. Ban quản lý được sử dụng con dấu của UBND xã, mở tài khoản và hệ thống sổ sách theo dõi riêng cho Chương trình CPRP.

2.4. Tại thôn

155. Chương trình sẽ sử dụng Ban phát triển thôn (VDB) đã được thành lập

trong NTP-NRD, dựa theo kinh nghiệm về cơ cấu tương tự như trong Dự án DPPR. VDB được phân công huy động cộng đồng vào quy trình lập kế hoạch SEDP cấp thôn và triển khai thực hiện, bao gồm cả phương pháp tiếp cận đã được lồng ghép tới chọn lựa các hoạt động hỗ trợ sinh kế và chuỗi giá trị vì người nghèo, thực thi và bảo dưỡng công trình cơ sở hạ tầng, phát triển các nhóm tín dụng tiết kiệm, phát triển các nhóm đồng sở thích và các sáng kiến khác của cộng đồng. VDBs nên có tối thiểu 30% thành viên nữ và 30% thành viên thuộc hộ nghèo theo tiêu chí của DoLISA.

2.5. Phối hợp thực thi Chương trình với các đơn vị

156. Ở cấp tỉnh, CPO sẽ ký biên bản ghi nhớ với các sở, ngành liên quan như: Sở

Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài nguyên và Môi trường, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh để xác định vai trò và trách nhiệm của các bên trong việc tổ chức thực hiện Chương trình đảm bảo tính phối hợp, liên kết, lồng ghép và tính bền vững.

157. Ở cấp huyện các phòng ban và hội đoàn thể liên quan là thành viên của Ban

điều hành Chương trình, thành viên là lãnh đạo đại diện sẽ có vai trò chỉ đạo chuyên môn của đơn vị để tổ chức triển khai thực hiện Chương trình.

2.6. Sơ đồ tổ chức hoạt động của Chương trình

Quan hệ chỉ đạo, quản lý Quan hệ phối hợp thực hiện

BAN PHÁT TRIỂN THÔN

TRƢỞNG BAN Các thành viên ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ

BAN, NGÀNH, ĐOÀN THỂ XÃ

BAN QUẢN LÝ CHƢƠNG TRÌNH

NTM - CPRP XÃ

TRƢỞNG BAN (kiêm nhiệm) P. Quản lý tài

chính

CB kế hoạch/M&E

(chuyên trách) Thành viên kiêm nhiệm khác ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN

PHÒNG, BAN HUYỆN PHỐI HỢP THỰC HIỆN BAN ĐIỀU HÀNH CHƢƠNG TRÌNH CPRP HUYỆN

Phó ban kiêm CB Kế hoạch (ch.trách)

SỞ, NGÀNH TỈNH PHỐI HỢP THỰC

HIỆN

BAN ĐIỀU PHỐI CHƢƠNG TRÌNH

CPRP TỈNH

BAN GIÁM ĐỐC (2 ngƣời) P. Hành chính P. Quản lý chiến lƣợc Thành viên kiêm nhiệm CB Kế toán/M&E (chuyên trách) CB phát triển thị trường và chuỗi giá trị (chuyên trách)

P. Theo dõi và Đánh giá

TRƢỞNG BAN (kiêm nhiệm) SƠ ĐỒ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA CHƢƠNG TRÌNH CPRP TỈNH HÀ GIANG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BAN CHỈ ĐẠO CHƢƠNG TRÌNH,

DỰ ÁN ODA TỈNH

TRƢỞNG BAN CÁC THÀNH VIÊN

Một phần của tài liệu noi-dung-van-kien-cprp_ha-giang_vn_4 (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)