Tính bền vững của chương trình, dự án sau khi kết thúc

Một phần của tài liệu noi-dung-van-kien-cprp_ha-giang_vn_4 (Trang 43 - 44)

VII. Các kết quả chủ yếu của chương trình

2. Tính bền vững của chương trình, dự án sau khi kết thúc

135. Tính bền vững về kết quả: Chương trình sẽ tập trung vào thực hiện các

chính sách về phân cấp của Chính phủ nhằm làm cho cấp huyện, xã và thôn trở thành những người chủ, người thực hiện và người chịu trách nhiệm chính về công tác vận hành và bảo dưỡng các công trình và tài sản được hình thành hoặc nâng cấp bởi Chương trình. Các phương pháp và cách tiếp cận mới do Chương trình khởi xướng sẽ tiếp tục được các cơ quan chuyên môn áp dụng để hoàn thành công việc thường xuyên của mình, tạo mối liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân trong phát triển sản xuất hàng hóa gắn với chế biến và tiêu thụ, thể chế hóa phương pháp lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng thị trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

136. Tính bền vững về tổ chức: Với việc lồng ghép quy trình lập kế hoạch phát triển KT-XH có sự tham gia theo định hướng thị trường vào quy trình lập kế hoạch và ngân sách hàng năm của Chính phủ, giao trách nhiệm thực thi cho các cơ quan chuyên môn và tập trung vào nâng cao năng lực tại tất cả các cấp, có thể đảm bảo rằng Chương trình sẽ đạt được tính bền vững về mặt tổ chức. Các tổ nhóm ở cấp xã, cấp thôn được thành lập sẽ đảm bảo duy trì hoạt động, vận hành các tài sản hình thành sau đầu tư như các Quỹ tiết kiệm tín dụng, vốn đầu tư hợp tác công tư của các Nhóm sở thích. Cán bộ tham gia Chương trình chủ yếu là những cán bộ đang tham gia ở các ngành của huyện, xã nhờ sự hỗ trợ của Chương trình về đào tạo, tập huấn và trực tiếp tham gia... vì vậy khi Chương trình kết thúc họ sẽ tiếp tục sử dụng những phương pháp, những kỹ năng đó để triển khai các công việc chuyên môn thường xuyên.

137. Tính bền vững về tài chính: Chương trình CPRP được dự kiến tạo ra lợi

nhuận tăng thêm thuần cho người nông dân và các Doanh nghiệp nông thôn trong tỉnh có Chương trình. Lợi nhuận sẽ sinh ra từ: (i) tăng sản lượng cây trồng và rừng và năng suất chăn nuôi do áp dụng vật tư cải tiến và cung cấp đầu vào, tăng cường công nghệ nông nghiệp phù hợp với khí hậu và thủy lợi; và (ii) tăng t lệ sản phẩm trang trại hướng tới thị trường; (iii) giảm tổn thất trong sản xuất, chế biến và vận chuyển sản phẩm qua ứng dụng công nghệ đổi mới và cải tiến hạ tầng nông thôn; (iv) cải thiện chất lượng sản phẩm, do đó mang lại giá cả cao hơn; (v) đẩy mạnh tiếp cận tín dụng dài hạn và đồng tài trợ và cải thiện các cơ sở thị trường; (vi) gia tăng việc làm cho lao động gia đình hoặc thuê lao động cho các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp; và (vii) tăng doanh thu thuế.

138. Tính bền vững về môi trường: Thiết kế của Chương trình chú trọng tới việc

tranh thủ sự tham gia của người hưởng lợi trên cơ sở tạo ra các lợi ích tăng thêm họ ở một mức độ thoả đáng, đồng thời nâng cao ý thức của họ trong việc bảo vệ môi trường. Nhờ vậy, môi trường tự nhiên sẽ được duy trì và bảo tồn tốt sau khi Chương trình kết thúc.

Một phần của tài liệu noi-dung-van-kien-cprp_ha-giang_vn_4 (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)