Hợp phần 1: Xây dựng năng lực phát triển định hướng thị trường

Một phần của tài liệu noi-dung-van-kien-cprp_ha-giang_vn_4 (Trang 31 - 34)

VII. Các kết quả chủ yếu của chương trình

1. Hợp phần 1: Xây dựng năng lực phát triển định hướng thị trường

93. Mục tiêu của hợp phần là: Lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và phát

triển hàng hóa trong tỉnh theo hướng lồng ghép mọi nguồn lực, có sự tham gia, thích ứng với biến đổi khí hậu và định hướng thị trường.

94. Các chỉ số đạt được kết quả này bao gồm:

i) 70% các xã của toàn tỉnh Hà Giang thực hiện lập kế hoạch đầu tư công phát

triển nông thôn định hướng thị trường, có sự tham gia của người dân, và cho chu kỳ nhiều năm;

ii) 70% học viên ở tất cả các cấp đạt trình độ trong lập kế hoạch và quản lý phát

triển kinh tế và đầu tư dựa trên kết quả;

iii) Ít nhất 10 Kế hoạch đầu tư chiến lược phát triển chuỗi giá trị hàng hóa trị giá

≥200.000 USD do UBND tỉnh phê duyệt được thực hiện và sinh lời (IRR ≥12%);

iv) Chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu (CAA) và quản lý rủi ro thiên tai

dựa trên cộng đồng (CBDRM) phù hợp với địa phương được xây dựng và thực hiện tại tất cả huyện/xã thuộc Chương trình.

95. Kết quả này, liên kết chặt chẽ với kết quả của Hợp phần 2, xuất phát từ quy

trình lập kế hoạch SEDP được tăng cường, sẽ trang bị xây dựng năng lực, phân tích và

cung cấp những dịch vụ cần thiết để củng cố đầu tư tư nhân phát triển hàng hóa và chuỗi giá trị tạo điều kiện cho hộ nghèo vùng cao tham gia. Hợp phần 1 có ba tiểu hợp phần theo trình tự liên tiếp, được thiết kế để (i) đảm bảo kế hoạch hàng hóa và dịch vụ công thích ứng với CC và định hướng thị trường; và (ii) nâng cao năng lực kỹ thuật đối với sản xuất hàng hóa mục tiêu và tạo giá trị gia tăng tại Hà Giang.

1.1. Tiểu hợp phần 1.1. Quy trình lập kế hoạch đầu tư dựa trên hàng hóa được thể chế

96. Trong sáu tháng đầu của Chương trình, nhóm Phát triển chuỗi giá trị và hàng

hóa thuộc Ban Điều phối Chương trình (PCO), dưới sự hỗ trợ kỹ thuật của tư vấn quốc tế, thông qua kết hợp tập huấn bằng lí thuyết và thực hành trên trường hợp thực tế kết hợp phân bổ nguồn lực, để từ đó nâng cao năng lực cho DARD để thực hiện phân tích tài chính và phân tích kinh tế các mặt hàng và chuỗi giá trị liên quan tại Hà Giang, đồng thời cũng cấp hỗ trợ kỹ thuật bền vững cho ngành nông nghiệp của Hà Giang. Một kết quả đầu ra trực tiếp là mười kế hoạch đầu tư chiến lược phát triển chuỗi giá trị hàng hóa được UBND tỉnh phê duyệt, để lồng ghép với kế hoạch MoSEDP của các xã và huyện. Theo đó, DARD, cùng với sự hỗ trợ của PCO, sẽ: (i) hỗ trợ lồng ghép phát triển chuỗi giá trị vào kế hoạch MoSEDP; (ii) hỗ trợ kĩ thuật để phát triển chuỗi giá trị trên toàn vùng Chương trình; (iii) hướng dẫn các tác nhân trong chuỗi giá trị và điều phối việc xây dựng, phát triển năng lực cho họ; (iv) phối hợp với chuyên gia trong các chuỗi giá trị cụ thể và trong sản xuất nông nghiệp “thích ứng với biến đổi khí hậu”; (v) hướng dẫn đàm phán hợp đồng giữa nông dân và các tác nhân khác trong chuỗi giá trị; và (vi) hỗ trợ giải quyết tranh chấp và hòa giải khi cần(Quy trình lập kế hoạch đầu tư chiến lược được trình bày chi tiết trong phụ lục 7).

1.2. Tiểu hợp phần 1.2. Lập kế hoạch thích ứng với CC, định hướng thị trường và dựa trên kết quả

97. Tiểu hợp phần này do DPI làm cơ quan chủ trì, được thực hiện với sự hỗ trợ

tăng cường; (b) Thí điểm lập kế hoạch CBA và CBDRM, và (c) Lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội định hướng thị trường. Trong năm năm qua, các dự án do IFAD hỗ trợ đã thành công trong việc xây dựng, thí điểm và thể chế hóa quy trình MoSEDP ở một số tỉnh ở Việt Nam. Chương trình CPRP, thông qua các định chế công được nâng cao năng lực, sẽ phát triển dựa trên kinh nghiệm này và áp dụng quy trình MoSEDP theo nhu cầu của Hà Giang, bao gồm thí điểm lồng ghép kế hoạch thích ứng với CC. Cán bộ lập kế hoạch MoSEPD của PCO, được sự hỗ trợ của một viện đào tạo quốc gia, sẽ giúp DPI dẫn dắt một chương trình xây dựng năng lực phát triển thị trường tại cấp xã và huyện, trước khi tiến hành triển khai quy trình MoSEDP. Những hoạt động này sẽ bắt đầu tại các xã/huyện mục tiêu của Chương trình và sau đó nhân rộng tới tất cả các xã/huyện của tỉnh Hà Giang. Quy trình MoSEDP sẽ tổng hợp các kết quả của phân tích kế hoạch đầu tư chiến lược miêu tả trong Tiểu hợp phần 1.1. Các hoạt động của Tiểu hợp phần này bao gồm:

i) Hoạt động 1.2.1. Các kỹ năng về kinh tế thị trường của khối nhà nước

được tăng cường. Hoạt động này bao gồm hỗ trợ cán bộ chính quyền tỉnh Hà Giang để

có thể hỗ trợ hiệu quả chiến lược phát triển định hướng thị trường của tỉnh. Chương trình xây dựng năng lực sẽ làm sáng t các cơ chế thị trường và xây dựng cho cán bộ nhà nước những kỹ năng và công cụ để thực hiện lập kế hoạch, quản lý, theo dõi, báo cáo và rút ra bài học kinh nghiệm dựa trên kết quả trong khuôn khổ nền kinh tế thị trường. Những đối tượng chính của chương trình này sẽ gồm trưởng thôn/bản, cán bộ của các UBND và Hội đồng nhân dân (HĐND), Các ban giám sát, cán bộ chuyên môn, và thành viên của các tổ chức đoàn, hội cấp xã và huyện. Các chương trình tập huấn, do các định chế công hoặc tư nhân được lựa chọn trên cơ sở cạnh tranh, thực hiện sẽ tập trung vào các mảng sau: hiểu rõ về nền kinh tế thị trường và những vai trò liên quan của chính quyền và khu vực tư nhân trong nền kinh tế thị trường, nguyên tắc kinh tế cung – cầu và tác động của tính cạnh tranh thị trường, tính chất của hàng hóa công và tư, tư nhân hóa, vai trò của vốn, lao động và thương mại quốc tế, cũng như sự chuyển dịch từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường. Bình đẳng giới và bảo vệ môi trường cũng sẽ là những mục tiêu đào tạo xuyên suốt. Cán bộ cũng sẽ được đào tạo về tổ chức nhóm và lãnh đạo, lập kế hoạch có sự tham gia, và quản lý dựa trên kết quả bao gồm theo dõi và đánh giá (M&E), báo cáo và cung cấp thông tin cho ban quản lý dự án để đưa ra quyết định. Học viên sẽ được giới thiệu về các Kế hoạch đầu tư chiến lược phát triển chuỗi giá trị thuộc Tiểu hợp phần 1.1.

98. Chương trình sẽ kí hợp đồng với một tổ chức/học viện tại Việt Nam có năng

lực phù hợp về phát triển kinh tế thị trường để thực hiện. Dưới sự hỗ trợ của chuyên gia tư vấn kỹ thuật quốc tế, nhà cung cấp dịch vụ tập huấn được lựa chọn trên cơ sở cạnh tranh sẽ xây dựng giáo trình và áp dụng tập huấn thông qua phối hợp các khóa tập huấn trong tỉnh và chương trình tự học, bao gồm cả thông tin trên internet. Đơn vị thực hiện tập huấn phù hợp sẽ được Ban chuẩn bị Chương trình xác định trước khi khởi động Chương trình và kí hợp đồng tại thời điểm khởi động để triển khai tập huấn trong vòng 6 tháng. Ban đầu, sẽ tập trung tập huấn cho các cán bộ trong các xã Chương trình, và, sau đó, triển khai cho cán bộ tại cấp xã và huyện trên toàn tỉnh Hà Giang. Các kết quả sẽ được đánh giá thông qua đo lường năng lực của học viên trong và sau khi tham gia

tập huấn (TOR cho chương trình tập huấn này được trình bày chi tiết trong phụ lục 8).

ii) Hoạt động 1.2.2: Lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội định hướng thị

trường được thực hiện trên toàn tỉnh. Hoạt động này do DPI là cơ quan chủ trì, với

tế xã hội đã được thể chế hóa tại Hà Giang. Tại cấp huyện và xã, ban đầu tại các xã trong Chương trình và sau đó là trên toàn tỉnh, Chương trình sẽ hỗ trợ lồng ghép lập kế hoạch phát triển chuỗi giá trị vào quy trình lập kế hoạch SEDP. Kết quả là quy trình lập kế hoạch MoSEDP. Quy trình này sẽ bao gồm sự tham gia của tất cả các thành phần liên quan từ cấp thôn, xã, và huyện, bao gồm sự tham gia hiệu quả của các VDB và doanh nghiệp tư nhân, và tổng hòa tất cả các nguồn vốn, trong đó có nguồn vốn của các Chương trình mục tiêu quốc gia như NTP-NRD, NTP-RCC, Chương trình Giảm nghèo bền vững. Sự tham gia của phụ nữ trong quy trình MoSEDP là yêu cầu bắt buộc. Thông qua quy trình MoSEDP, CPRP sẽ hỗ trợ DPI thực hiện việc Lập kế hoạch đầu tư công trong trung hạn, dự kiến sẽ được ban hành vào cuối năm 2014 và tạo nên khuôn khổ lập kế hoạch cho nhiều năm.

a. MoSEPD cấp xã là một quy trình có sự tham gia để xây dựng các kế hoạch SEDP cấp xã theo định hướng thị trường, phù hợp với người nghèo dựa trên: (i) ưu tiên của người dân thôn/bản; (ii) thông tin thị trường; (iii) kế hoạch thích ứng với CC và quản lý rủi ro thiên tai; và (iv) định hướng từ cấp chính quyền cao hơn. Theo đó, kế hoạch MoSEDP, phù hợp với người nghèo sẽ bao gồm: (i) một phần trình bày di n giải trong đó có nêu rõ tầm nhìn dài hạn; (ii) các kế hoạch kinh doanh sản xuất, chế biến cụ thể; (iii) hành động/kế hoạch đầu tư CBA và CBDRM cụ thể; và (iv) các bảng kế hoạch đi kèm. Quy trình lập kế hoạch MoSEDP bắt đầu từ cấp thôn dưới sự điều phối của VDB được thành lập trong chương trình MTQG-NTM. VDB ở các xã chương trình sẽ có ít nhất: 30% thành viên là nữ, và 30% thành viên là hộ nghèo theo xếp loại của DOLISA. Trách nhiệm chung đối với kế hoạch MoSEDP xã thuộc về UBND xã. CPRP sẽ hỗ trợ thông qua các cán bộ phát triển chuỗi giá trị và thị trường (VCMDO) và cán bộ lập kế hoạch MoSEDP của PCO. Kế hoạch MoSEDP sẽ được Ban phát triển xã phê duyệt dưới sự giám sát của UBND xã. Kế hoạch sẽ được các phòng ban chuyên môn huyện xem xét và

được Ban quản lý huyện phê duyệt (Quy trình lập kế hoạch MoSEDP xem phụ lục 9).

b. Thí điểm lập kế hoạch thích ứng với CC và quản lý rủi ro thiên tai. Hoạt động này là một hoạt động mới tại tỉnh Hà Giang, dưới sự lãnh đạo của DARD, với sự hỗ trợ của Sở Tài nguyên Môi trường và các tổ chức phi chính phủ, ban đầu sẽ được thí điểm tại một xã của mỗi huyện trong năm huyện Chương trình trước khi triển khai trên toàn 30 xã thuộc Chương trình. Quy trình CBA, thông qua chương trình về nâng cao năng lực thích ứng với CC tại cấp thôn, phân tích giới và sức mạnh và Xây dựng kế hoạch có sự tham gia (PSD), sẽ giúp nắm rõ: các mong muốn trong dài hạn; mức độ d bị tổn thương trước CC; các cơ hội kinh tế; các định chế tại địa phương; động lực; căng thẳng giới, quan hệ và quy chuẩn. Các thôn/bản theo đó sẽ hình thành nên kế hoạch thích ứng dựa trên cộng đồng, được lồng ghép vào các quy trình MoSEDP. Hoạt động CBDRM, thống nhất với chương trình quốc gia về Quản lý rủi ro thiên tai dựa trên cộng đồng, sẽ giúp xây dựng, với sự tham gia của người dân, một chiến lược của địa phương về tiềm năng phát triển và sử dụng các nguồn lực tự nhiên, bao gồm những hạn chế đi kèm như mức độ d bị tổn thương và rủi ro. Ban đầu, tại một xã mục tiêu của mỗi huyện trong 5 huyện Chương trình, việc xây dựng kế hoạch CC có sự tham gia (PSD), đánh giá mức độ d bị tổn thương, và lập kế hoạch sử dụng đất sử dụng hệ thống dữ liệu không gian địa lý sẽ được thực hiện để xây dựng kế hoạch cấp xã cũng như nâng cao nhận thức về tác động dự kiến của CC cho các cộng đồng địa phương. Kế hoạch CBDRM sẽ là nguồn thông tin để quyết định sử dụng Quỹ cơ sở hạ tầng cộng đồng (CIF) thuộc MoSEDP.

1.3. Tiểu hợp phần 1.3. Thử nghiệm và phát triển các công nghệ/kỹ thuật thích nghi với CC

99. Một Nhóm công tác tư vấn kỹ thuật liên ngành (TAG) sẽ được thành lập ở

cấp tỉnh để hướng dẫn quy trình CBA/CBDRM. Nhóm này sẽ điều phối việc thực hiện một chương trình nghiên cứu ứng dụng cho phép (i) thiết lập một nhóm người dùng cuối cùng/bên liên quan để xác định các nhu cầu ứng dụng và đánh giá các công nghệ/kỹ thuật ứng dụng; (ii) phân tích các hệ thống canh tác, chăn nuôi và lâm nghiệp, và xây dựng mô hình tài chính; (iii) lập kế hoạch thực hiện một chương trình nghiên cứu ứng dụng thích ứng với CC, bao gồm thử nghiệm và khuyến khích các kỹ thuật trồng c mới trong hệ thống canh tác của Hà Giang; (iv) đánh giá và thông báo rộng rãi kết quả. Nhóm TAG cũng sẽ giám sát một chương trình nghiên cứu có sự tham gia để điều chỉnh các công nghệ/kỹ thuật trên toàn bộ các vùng sinh thái nông nghiệp khác nhau của Hà Giang.

100. Chương trình sẽ hỗ trợ DARD/DoNRE xây dựng các quy trình Nghiên cứu

hành động có sự tham gia (PAR) để theo dõi, đánh giá và thúc đẩy các biện pháp phản ứng nội sinh phù hợp để thích ứng với CC đang được nông dân thực hiện, và thử nghiệm, phát huy, ở cấp cộng đồng, các biện pháp xây dựng khả năng chống chịu và phục hồi được cộng đồng xác định. Do chăn nuôi ngày càng đóng vai trò là một biện pháp để thích ứng với CC, hoạt động này sẽ được củng cố với những nghiên cứu ứng dụng để kết hợp trồng c trong hệ thống canh tác và các hoạt động ổn định đất do các CIG thực hiện thông qua Quỹ CIF. DARD sẽ hướng các trung tâm nông nghiệp tỉnh tham gia vào xây dựng PAR và các chương trình nghiên cứu ứng dụng.

Một phần của tài liệu noi-dung-van-kien-cprp_ha-giang_vn_4 (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)