Tiểu hợp phần 2.2: Nâng cao hiệu quả Dịch vụ tài chính nông thôn

Một phần của tài liệu noi-dung-van-kien-cprp_ha-giang_vn_4 (Trang 36)

VII. Các kết quả chủ yếu của chương trình

2. Hợp phần 2: Đầu tư phát triển hàng hóa phù hợp vớingười nghèo

2.2. Tiểu hợp phần 2.2: Nâng cao hiệu quả Dịch vụ tài chính nông thôn

110. Sản phẩm đầu ra này sẽ gồm bốn hoạt động liên kết tương hỗ lẫn nhau,

gồm: (i) 2.2.1: Xây dựng năng lực cho Hội Phụ nữ; (ii) 2.2.2. Thành lập các nhóm TKTD; (iii) 2.2.3: Chuyển đổi mạng lưới TKTD; (iv) 2.2.4: Thu hút và đẩy mạnh nguồn vốn phát triển chuỗi hàng hóa nông nghiệp.

i) Hoạt động 2.2.1: Xây dựng năng lực cho Hội Phụ nữ. Trong hai pha trước

được IFAD hỗ trợ, các dự án dùng nguồn vốn vay IFAD trước của Hà Giang đã hỗ trợ thành lập các nhóm TKTD phụ nữ mới. Đây là những hoạt động nổi trội, và đánh giá tác động đã khẳng định ảnh hưởng tích cực của hoạt động này đến các hộ gia đình và thu nhập của họ. Trong Chương trình mới này, các hoạt động phát triển TDTK sẽ được tiếp tục và đẩy mạnh.

111. Hội Phụ nữ sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm đối với các hoạt động TKTD phụ

cấp xã. Hội sẽ theo sát hiệu quả hoạt động của các nhóm này sau giai đoạn thành lập. Hội Phụ nữ cũng sẽ chịu trách nhiệm quản lý quỹ cho vay lại của Chương trình cho các nhóm TKTD mới và quản lý quỹ quay vòng là kết quả của các hoạt động tài chính này. Mục tiêu dài hạn là chuyển đổi hệ thống tài chính TKTD của Hội Phụ nữ thành một định chế tài chính vi mô (MFI) được đăng kí theo luật định.

112. Để có thể triển khai những nhiệm vụ mới ngày càng có đòi h i cao hơn

trong phát triển nhóm TKTD, Hội Phụ nữ ở tất cả các cấp (tỉnh, huyện, xã) sẽ cần một chương trình nâng cao năng lực thích đáng. Do đó, CPRP sẽ tài trợ trong giai đoạn đầu thực hiện chương trình này một gói hỗ trợ toàn diện cho Hội Phụ nữ để giúp Hội Phụ nữ: (i) quản lý chuyên nghiệp việc thành lập các nhóm TKTD mới và (ii) dần dần chuyển đổi hoạt động này trước tiên thành một Quỹ xã hội, và sau đó là thành một MFI được đăng kí theo luật định.

ii) Hoạt động 2.2.2: Thành lập các nhóm TKTD. Để đóng góp nâng cao cơ hội

tiếp cận nguồn tài chính tại Hà Giang, Chương trình sẽ tiếp tục hỗ trợ thành lập các nhóm TKTD mới. Phương pháp tiếp cận mục tiêu của Hội Phụ nữ trong hoạt động này sẽ nhấn mạnh tầm quan trọng của các nguyên tắc sau: (i) chú trọng đến các thôn bản nghèo hơn tại 30 xã CPRP; (ii) đặc biệt chú trọng đến sự tham gia của các hộ do nữ làm chủ hộ trong các nhóm TKTD, và (iii) chú trọng đến sự tham gia của người nghèo trong nhóm. Trong điều kiện tình hình nhân khẩu học của Hà Giang, bao gồm cả đồng bào dân tộc thiểu số là một nhóm trọng tâm.

113. Mục tiêu thực hiện là tổng số 348 nhóm TKTD, với trung bình 15 thành viên

mỗi nhóm, sẽ được thành lập tại 30 xã thuộc Chương trình CPRP. Hội Phụ nữ sẽ là đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện hoạt động này. Chương trình CPRP sẽ cung cấp cho Hội Phụ nữ một gói hỗ trợ toàn diện để đảm bảo việc thành lập các nhóm TKTD thuận lợi và sau đó sẽ hỗ trợ theo sát hoạt động của họ. Gói hỗ trợ này gồm rót vốn cho mỗi nhóm huy động tiết kiệm đã được tập huấn để nhóm cho vay lại tới thành viên. Mỗi nhóm sẽ được vay 1.250 USD sau khi đạt được chỉ tiêu tiết kiệm trong nhóm. Hiệu quả hoạt động của nhóm về huy động tiết kiệm và quản lý dư nợ sẽ được đánh giá sau 6 tháng tính từ lần giải ngân đầu tiên. Sau đó, các nhóm thành công sẽ được vay thêm 750 USD, với phần vốn còn lại của CPRP không phân bổ cho các nhóm có hiệu quả hoạt động yếu kém sẽ được chuyển sang cho các nhóm thành công. Tổng kinh phí của Chương trình để cho các nhóm vay là 696.000 USD, khoản kinh phí này UBND tỉnh Hà Giang vay lại theo quy định

tại Nghị định 78 và 79 của Chính phủ6. Căn cứ các quy định để giao cho Hội liên hiệp

phụ nữ quản lý, vận hành thông qua Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Hà Giang do Hội

phụ nữ thành lập cho vay đến các nhóm TKTD được thành lập ở các xã chương trình (chi

tiết xem phụ lục 18).

114. Tại thời điểm khởi động Chương trình, các quy tắc và điều kiện về hợp tác

giữa Chương trình CPPR và Hội Phụ nữ sẽ được thể hiện bằng văn bản trong một Biên bản ghi nhớ (MoU) chi tiết, do UBND tỉnh và Hội Phụ nữ cùng kí kết. Biên bản ghi nhớ sẽ nêu rõ các hoạt động về xây dựng năng lực do Chương trình CPRP hỗ trợ và việc chuyển vốn dưới hình thức tài trợ cho Hội Phụ nữ để cho vay lại các nhóm TKTD. Các mô hình thiết thực có thể đưa vào MoU này được thiết kế gần đây trong các dự án mới do IFAD hỗ trợ như dự án SRDP và AMD, theo đó khoản vốn vay của IFAD được chuyển cho Hội Phụ nữ tỉnh theo những nguyên tắc đề xuất trong CPRP.

6

Nghị định 78/2010/NĐ-CP, ngày 14/7/2010 về cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ và Nghị định số 79/2010/NĐ-CP, ngày 14/7/2010 của Chính phủ về nghiệp vụ quản lý nợ công

iii) Hoạt động 2.2.3: Chuyển đổi mạng lưới TKTD. Hoạt động sáng tạo này nhằm phát triển các nhóm TKTD và các mạng lưới của Hội Phụ nữ trở thành các định chế tài chính vi mô bền vững được đăng kí theo luật định. Mục tiêu là hợp các nhóm TKTD của Hội Phụ nữ về theo một th a thuận định chế để đảm bảo giám sát phù hợp các nhóm tài chính nh này và xây dựng một mạng lưới phù hợp và an toàn cho sự phát triển thể chế của các nhóm này.

115. Tại Hà Giang, bước đầu tiên trong quy trình chuyển đổi này sẽ là, trong

năm 2014, tách tất cả các hoạt động liên quan đến nhóm TKTD của Hội Phụ nữ sang một th a thuận thể chế mới chưa chính thức trong Hội Phụ nữ, gọi là Quỹ hỗ trợ phát

triển phụ nữ (WSDF). Mục tiêu sẽ là chuyển đổi Quỹ WSDF thành một Quỹ xã hội

trong năm thứ 3 thực hiện Chương trình. Ban đầu, Quỹ WSDF sẽ tập trung tại địa bàn thực hiện Chương trình, sau đó sẽ dần mở rộng sang 175 xã nông thôn của tỉnh Hà Giang. Việc chuyển đổi thành định chế tài chính vi mô đăng kí theo luật định, sẽ được thực hiện khi có đủ các điều kiện theo quy định.

116. Cơ cấu tổ chức của Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển bao gồm: (i) Ở cấp tỉnh sẽ có

Ban điều hành quỹ; (ii) Ở cấp huyện thành lập các chi nhánh; (iii) Ở Cấp xã có cán bộ hỗ trợ nhóm; (iv) Tại thôn sẽ thành lập các nhóm Tiết kiệm tín dụng. Các thành viên nhóm TKTD sẽ đóng tiết kiệm hàng tháng với mức tối thiểu là 10.000 đồng/tháng, thời hạn vay tối thiểu là 6 tháng và tối đa là 36 tháng, lãi suất vốn vay từ 0,65 – 0,8%/tháng, mức vay cho từng mục đích vay sẽ được quy định cụ thể trong quy chế hoạt động của Quỹ.

Tổ chức/Nhân sự

(1). Chủ tịch, phó chủ tịch và các thành viên (bao gồm cả đại diện ở các huyện) (2). Trưởng ban và 2 thành viên

(3).Ban giám đốc 2; P. Kế toán 3; P. Tín dụng 4; P. Hành chính-Nhân sự 3; P. Đào tạo và Phát triển 3. (4). Trưởng chi nhánh; 1 kế toán; 2 cán bộ tín dụng;

1 Hành chính-Thủ quỹ (5). 15-20 thành viên/nhóm

Chỉ đạo Phối hợp Giám sát

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ HỖ TRỢ PHỤ NỮ PHÁT TRIỂN TỈNH HÀ GIANG

Nhóm Tiết kiệm Tín dụng (5)

Ban kiểm soát (2)

Hội liên hiệp phụ nữ xã

Hội đồng Quản lý quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển (1)

Ban điều hành Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển (3)

Chi nhánh huyện/thành phố (4)

Cán bộ hỗ trợ nhóm TKTD Hội liên hiệp

phụ nữ huyện Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Hà

Giang

117. Bên cạnh việc nâng cao năng lực đáng kể và hỗ trợ tài chính trực tiếp cho

hoạt động các nhóm TKTD của Hội Phụ nữ trong hoạt động 2.2.1 và 2.2.2, ngân sách của Chương trình CPRP bao gồm một khoản phân bổ khoán (50.000USD/năm) cho năm Chương trình thứ 3-5 để chuyển đổi mạng lưới nhóm TKTD ban đầu thành Quỹ xã

hội, sau đó thành MFI được đăng kí. Việc sử dụng thực tế nguồn vốn của CPRP này để

hỗ trợ quá trình chuyển đổi sẽ được quyết định sau và phụ thuộc vào (i) thành công của Hội Phụ nữ trong việc thực hiện các hoạt động của CPRP; (ii) các kết quả và tiến độ chuyển đổi tại các tỉnh khác; và (iii) thành công của Hội Phụ nữ trong việc thu hút thêm

nguồn vốn từ các nhà tài trợ khác để mở rộng hoạt động cho vay cho các nhóm TKTD và để nâng cao tính bền vững của Quỹ trong giai đoạn thực hiện CPRP.

iv) Hoạt động 2.2.4: Thu hút và đẩy mạnh nguồn vốn phát triển chuỗi hàng

hóa nông nghiệp. Để có thể đạt được tác động bền vững đến phát triển kinh tế nông thôn và giảm nghèo, các hoạt động về phát triển chuỗi hàng hóa ở nông thôn sẽ cần vốn đầu tư đáng kể. Tại Hà Giang, có nhiều nguồn vốn tiềm năng khác nhau để đầu tư trong các chuỗi hàng hóa có thể được Chương trình CPRP hỗ trợ, trong đó có cơ chế bảo lãnh vốn vay hiệu quả hiện đang được chính quyền tỉnh Hà Giang thực hiện, cung cấp các khoản bảo lãnh cho các khoản vay lớn và nh cho doanh nghiệp.

118. Trong tình hình này, một mục tiêu chính của CPRP là chủ động thu hút các

nguồn vốn từ các loại hình định chế tài chính khác nhau cho các hoạt động phát triển chuỗi hàng hóa được xác định và hỗ trợ thông qua Chương trình CPRP. Chương trình đang ở một vị thế thuận lợi để thực hiện điều này. Cả các ngân hàng thương mại và quỹ bảo lãnh tín dụng của tỉnh đều xác định rằng chất lượng các kế hoạch kinh doanh kém và trình độ kỹ thuật và quản lý chưa đủ thuyết phục của các công ty nông nghiệp là những rào cản lớn nhất để cho vay các công ty này. Trong hợp phần 1 và 2, CPRP sẽ thực hiện những khoản đầu tư lớn để giải quyết những hạn chế về thể chế này. Đồng thời, CPRP sẽ đồng tài trợ trên cơ sở cạnh tranh cho các công ty và hợp tác xã, sẽ giúp giảm bớt rủi ro của bên cho vay và, cùng với việc sử dụng tích cực quỹ bảo lãnh, sẽ giúp việc cho vay cho các công ty đối tác của CPRP hấp dẫn hơn và ít rủi ro hơn. Đồng thời, Chương trình, với trọng tâm hỗ trợ nông dân và các nhóm nông dân, nâng cao cơ hội cho các doanh nghiệp nông nghiệp để mua được số lượng nguồn nguyên liệu lớn hơn từ các cộng đồng nông dân tại tỉnh Hà Giang. Với gói hỗ trợ này, các cơ hội để nâng cao đáng kể nguồn vốn thực hiện phát triển các chuỗi hàng hóa là chắc chắn và thực tế.

119. Việc vận động và xây dựng liên kết tài chính này là một quy trình liên tục và

là một phần không thể tách rời trong công việc của nhóm quản lý CPRP cấp tỉnh và năm huyện Chương trình. Ba khoản đầu tư cụ thể trong lĩnh vực này được đưa vào trong ngân sách Chương trình CPRP. Thứ nhất, ngân sách CPPR sẽ bao gồm hỗ trợ tổ chức các Hội thảo tạo nguồn vốn kinh doanh nông nghiệp tại tỉnh Hà Giang, để tập trung các tổ chức tài chính, doanh nghiệp nông nghiệp, nhà tài trợ và đại diện của người sản xuất trong khu vực và trong vùng nhằm chia sẻ kinh nghiệm về các loại hình và khả năng cung cấp nguồn vốn khác nhau cho những tác nhân tham gia trong chuỗi hàng hóa trong tỉnh. Thứ hai, để hỗ trợ các hộ nghèo có thể tiếp cận nguồn tín dụng từ các định chế tài chính, Chương trình, trên cơ sở chia sẻ chi phí với Chính phủ Việt Nam (IFAD 30% Chính phủ Việt Nam 70%), hỗ trợ DoNRE hoàn thiện ban hành giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rừng cho hộ nghèo và cận nghèo tại Hoàng Su Phì, Bắc Quang và Xín Mần. Các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có tên chủ hộ là cả vợ và chồng sẽ giúp nâng cao đáng kể khả năng tiếp cận tín dụng có yêu cầu tài sản đảm bảo, đặc biệt đối với phụ nữ. Thứ ba, Chương trình sẽ tài trợ các đoàn hỗ trợ do một Chuyên gia cấp cao về Tài chính nông thôn do IFAD tuyển dụng cho CPRP, sẽ hỗ trợ cho toàn bộ mảng hoạt động về tài chính nông thôn và đồng tài trợ trên cơ sở cạnh tranh của Chương trình, đặc biệt chú trọng đến xây dựng liên kết tài chính giữa các chuỗi hàng hóa trọng tâm trong Chương trình và các đơn vị cung cấp dịch vụ tài chính.

2.3. Tiểu hợp phần 2.3. Cộng tác công-tư (P-PC) được thực hiện.

120. Chương trình sẽ sử dụng cơ chế tài trợ cộng tác công tư (P-PC) để tạo ra các

biệt chú trọng đến hộ nghèo và hộ do nữ làm chủ hộ trong vùng Chương trình. Thống

nhất với các quyết định mới nhất của CPVN7, CPRP sẽ xúc tác các khoản đầu tư của

doanh nghiệp nông nghiệp tư nhân vào Hà Giang bằng cách đồng tài trợ lên tới 49% tổng chi phí đầu tư để tạo ra thị trường tăng thêm và giá trị gia tăng cho nguồn nguyên liệu, dẫn đến gia tăng sản xuất và nâng cao thu nhập, cũng như mở rộng cơ hội việc làm cho các hộ nghèo nông thôn. Các đề xuất xin tài trợ có mức tự đóng góp cao hơn sẽ được đánh giá là cạnh tranh hơn. Chương trình sẽ xác định các hàng hóa có tiềm năng đầu tư và thống nhất với kế hoạch SEDP tỉnh Hà Giang. Các mặt hàng được lựa chọn dựa trên các tiêu chí sau: (i) có tiềm năng lớn về xuất khẩu và/hoặc thay thế nhập khẩu; (ii) có tiềm năng lớn tạo cơ hội cho các hộ nông thôn tham gia đầu tư và từ đó mở rộng sản xuất/nâng cao thu nhập của họ và tạo việc làm tăng thêm; (iii) tiềm năng để hộ nghèo có thể tham gia. Ít nhất 40% tổng số hộ nghèo hưởng lợi từ các dự án đầu tư P-PC cần có đại diện là hộ nghèo, cận nghèo hoặc hộ do nữ làm chủ hộ.

121. Đối với mỗi mặt hàng được lựa chọn, một kế hoạch SIP sẽ được xây dựng,

bao gồm tất cả các hoạt động dự kiến trong chuỗi giá trị. SIP sẽ liệt kê tất cả các loại hình đầu tư tiềm năng đủ điều kiện được hỗ trợ P-PC và mỗi loại hình đầu tư sẽ đi kèm phân tích tài chính/mô hình kinh doanh thực tế. Các khoản đầu tư/nâng cấp không trực tiếp được hỗ trợ bởi kết quả P-PC, ví dụ tập huấn nông dân, tổ chức nông dân thành các nhóm, v.v. cũng sẽ được liệt kê cùng với các nhà tài trợ được biết tới giống như Chương trình CPPR và các nhà tài trợ tiềm năng khác, và mỗi loại đầu tư sẽ đi kèm phân tích tài chính/mô hình kinh doanh. SIP này sẽ được sử dụng là khuôn khổ để kêu gọi các nhà kinh doanh khởi nghiệp bày t quan tâm đầu tư tại Hà Giang.

122. Chỉ có các tổ chức hợp tác xã và doanh nghiệp có thời gian hoạt động tối

thiểu là 24 tháng mới đủ điều kiện để xin tài trợ. Các pháp nhân là đối tượng của phá sản, điều tra tội phạm, tham nhũng, hối lộ, hoặc vi ước các th a thuận hợp đồng sẽ được coi là không hợp lệ. Các khoản tài trợ hợp tác công tư được trao trên cơ sở cạnh tranh đối với đầu tư vốn vào công trình dân dụng, trang thiết bị (chế biến, đóng gói, tạo năng lượng hoặc bảo vệ môi trường), giao thông và tiếp cận thị trường, liên quan trực tiếp với hoạt động cốt lõi của nhà đầu tư. PSC chịu trách nhiệm thực hiện các đề xuất đối với đầu tư P-PC, sau đó sẽ được UBND tỉnh phê duyệt. Thu nhập và tạo việc làm cho người nghèo, sản phẩm giá trị gia tăng, năng suất, khả năng tiếp cận thị trường, và bình đẳng giới sẽ là những tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá đề xuất đầu tư, cùng đánh giá về tính bền vững về mặt thương mại, tác động đới với môi trường và hiệu quả - chi phí. Chương trình P-PC sẽ được hỗ trợ bởi một chương trình xây dựng năng lực kỹ thuật,

Một phần của tài liệu noi-dung-van-kien-cprp_ha-giang_vn_4 (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)