Cải cách tôn giáo ở Thụy Sĩ:

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG môn LỊCH sử văn MINH THẾ GIỚI (Trang 35 - 37)

- Nội dung tư tưởng của Lu – Thơ, Can – Vanh Kết quả

b) Cải cách tôn giáo ở Thụy Sĩ:

Cải cách tôn giáo ở Thụy Sĩ đầu tiên do Unrích Dvingli (Ulrich Zwingli, 1484-1531), một giáo sĩ ở châu Durích lãnh đạo từ năm 1518. Năm 1531,

Durích bị thất bại, bản thân Dvingli cũng bị tử trận. Màn thứ nhất của cuộc cải cách tôn giáo tạm thời kết thúc.

Sau khi Durích thất bại, Giơnevơ trở thành trung tâm mới của phong trào cải cách tôn giáo ở Thụy Sĩ. Người lãnh đạo cuộc cải cách tôn giáo lần này là Giăng Canvanh (Jean Calvin, 1519- 1564), một người Pháp đến Giơnevơ năm 1536 và đến năm 1541 thì trở thành người đứng đầu về tơn giáo và chính trị ở Giơnevơ.

Hạt nhân của học thuyết Canvanh là thuyết định mệnh. Canvanh cho rằng số phận của mỗi người hoàn toàn do chúa Trời quyết định. Sở dĩ số phận con người được định sẵn như vậy là vì khi sáng tạo thế giới, chúa Trời đã chia loài người thành hai loại là "dân chọn lọc" và "dân vứt bỏ". Như vậy, Canvanh đã phủ nhận các hình thức miễn tội của giáo hội Thiên chúa, phủ nhận vai trò của tầng lớp giáo sĩ và tác dụng của các nghi thức lễ bái phiền phức của đạo Thiên chúa.

Giáo hội Canvanh được tổ chức theo nguyên tắc dân chủ. Đơn vị cơ sở của giáo hội là các công xã tân giáo. Những người phụ trách mọi công việc trong công xã là mục sư và các trưởng lão. Giáo hội trung ương do Hội nghị đại biểu tôn giáo cả nước được triệu tập định kì bầu ra gồm 5 mục sư và 12 trưởng lão.

Thế là dưới sự lãnh đạo của Canvanh, cuộc cải cách tôn giáo ở Giơnevơ đã thành công và Giơnevơ trở thành trung tâm của phong trào cải cách tôn giáo

ở Tây Âu. Tại đây đã thành lập một học viện Tân giáo để đào tạo các nhà truyền đạo, rồi từ đó họ được phái đến tất cả các nước châu Âu để hoạt động. Vì vậy lúc bấy giờ, Giơnevơ được gọi là "La Mã của tân giáo". Kết quả, từ Thụy Sĩ, tân giáo Canvanh đã nhanh chóng truyền bá ở nhiều nước, nhất là những nơi có nền cơng thương nghiệp phát triển như Pháp, Anh đặc biệt là Nêđeclan (tức Hà Lan, Bỉ... sau này).

Tóm lại, trong nửa đầu thế kỉ thứ XVI, ở Tây Âu đã xuất hiện nhiều loại

tôn giáo cải cách. Các loại tơn giáo này có những chỗ khác nhau nhưng đều giống nhau ở những điểm chính sau đây:

- Chỉ tin vào kinh thánh, trong đó chủ yếu là kinh Phúc âm.

- Đơn giản hóa các nghi lễ, khơng thờ ảnh tượng, không thờ mẹ Maria.

- Khơng lệ thuộc giáo hồng và tịa thánh La Mã.

- Bỏ chế độ độc thân cho các mục sư. Tín đồ được tham gia quản lí giáo hội. Do các tơn giáo này chủ yếu tin vào kinh Phúc âm nên được gọi chung là tơn giáo Phúc âm. Chữ Phúc âm có nghĩa là tin mừng, tin lành nên người ta gọi loại tôn giáo này là đạo Tin lành.

Tóm lại, từ đầu thế kỉ V đến đầu thế kỉ XIV, nền văn minh phương Tây bị thụt lùi rất nhiều so với văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại, nhưng từ thế kỉ XIV về sau, cùng với sự ra đời của chủ nghĩa tư bản, ở phương Tây đã có sự đổi mới về tư tưởng, trên cơ sở đó, các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học, kĩ thuật...

đã phát triển nhảy vọt, làm đà cho các nước châu Âu vươn tới nền văn minh cận hiện đại.

VẤN ĐỀ 13: NỀN VĂN MINH NƠNG NGHIỆPI. PHÁT KIẾN ĐỊA LÍ I. PHÁT KIẾN ĐỊA LÍ

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG môn LỊCH sử văn MINH THẾ GIỚI (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w