TRIẾT HỌC ÁNH SÁNG ( TRÀO LƯU TRIẾT HỌC KHAI SÁNG): NỘI DUNG VÀ TÁC ĐỘNG.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG môn LỊCH sử văn MINH THẾ GIỚI (Trang 47 - 48)

SÁNG): NỘI DUNG VÀ TÁC ĐỘNG.

Dưới chế độ quân chủ chuyên chế, ở nhiều nước châu Âu đã xuất hiện một trào lưu tư tưởng mới địi quyền tự do, cơng kích triều đình phong kiến và những nhà vua độc đốn, phê phán sự tha hóa của giáo hội Thiên chúa, đưa ra các dự kiến về thể chế xã hội tương lai. Nổi bật nhất là các nhà tư tưởng và các nhà khoa học Pháp, được gọi là các nhà Khai sáng.

Môngtexkiơ là một nhà luật học, hoạt động trong lĩnh vực tư pháp rất nổi tiếng. Trong Những bức thư Ba Tư, Khảo sát về sự lớn mạnh và suy tàn của La

Mã, Tinh thần luật pháp, ông đã đưa ra nguyên tắc tách biệt giữa ba quyền lực:

quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp. Ông cho rằng nhà nước lập hiến ở Anh thời đó là mẫu mực của thể chế chính trị, phù hợp với tình trạng chung của xã hội.

Vônte là một bậc thiên tài với khả năng hiểu biết tồn diện và đã thành cơng trên các lĩnh vực nghiên cứu triết học, văn học, sử học, và cả vật lí học. Trong Những bức thư triết học (1733), ơng cơng kích gay gắt chế độ chuyên, chế và nhà thờ Pháp nên bị chính phủ nhiều lần bắt giam. Ơng phải ra nước ngồi nhưng lại được vua Phổ Frêđêrich II và nữ hồng Nga Catêrina II trọng đãi, có quan hệ

tốt với các vua Thụy Điển, Đan Mạch, Ba Lan... Ông chủ trương xóa bỏ chế độ chuyên chế nhưng vẫn giữ thể chế quân chủ với những vị vua sáng suốt, nếu vua trở nên tàn bạo thì nhân dân có quyền đánh đổ. Tư tưởng và những cơng trình nghiên cứu của ơng có ảnh hưởng lớn đối với tinh thần cách mạng đang âm ỉ ở

châu Âu và đóng góp phần quan trọng vào kho tàng văn minh nhân loại, nên thế kỉ XVIII được mệnh danh là thế kỉ Vônte.

Rutxơ xuất thân từ gia đình nghèo khổ, phải trải qua nhiều nghề để kiếm sống, đi nhiều nước châu Âu nên có thể thấy rõ tình cảnh cùng cực của người dân thường, để xuất nhiều ý tưởng cấp tiến. Trong những tác phẩm nổi tiếng như

Luận về nguồn gốc của sự bất bình đẳng xã hội, Emilơ, Khế ước xã hội, ơng nói

lên quyền lợi của người dân, đặc biệt là nông dân và dân nghèo. Trong khi lên án chế độ phong kiến, ông phê phán chế độ sở hữu tư nhân và hậu quả của nó là tình trạng bất bình đẳng trong xã hội. Ông chủ trương thay thế chế độ tư hữu lớn bằng chế độ tư hữu nhỏ, ai cũng có một tài sản nhất định, thiết lập chế độ cộng hịa, người dân có quyền chính trị như nhau, được hưởng quyền tự do và bình đẳng. Tư tưởng của Rutxơ có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII.

Nhiều nhà khoa học cấp tiến thời đó tập hợp trong nhóm Bách Khoa tồn thư do nhà triết học Điđơrô và nhà tốn học Đalămbe tổ chức. Vơnte, Mơngtexkiơ, Rutxô cũng tham gia biên soạn bộ sách này. Nội dung của bộ Bách khoa là giải thích các hiện tượng tự nhiên và xã hội dưới ánh sáng của quan điểm duy vật và những thành tựu triết học, kinh tế học, khoa học tự nhiên mới đạt được. Điều đó có nghĩa là phản bác một cách hệ thống các quan điểm duy tâm mà giáo hội bấy lâu truyền bá và bảo vệ. Vì thế, nhà nước quân chủ Pháp ra lệnh cấm in và lưu hành các cuốn Bách khoa nhưng không ngăn được quyết tâm của các nhà khoa học, bằng mọi cách đã ra được trọn bộ Bách khoa toàn thư.

Một trào lưu tư tưởng mới do Mêliê, Mabli và Mơrenly khởi xướng, chủ trương xóa bỏ hồn tồn chế độ tư hữu vì đó là nguồn gốc của mọi nỗi khổ, thiết lập chế độ sở hữu chung của xã hội, lao động là nghĩa vụ và quyền lợi chung của mọi người và nhà nước sẽ thực hiện sự phân phối bình đẳng. Trào lưu này có thể coi là những yếu tố manh nha của chủ nghĩa cộng sản sơ khai. Các nhà kinh tế học cũng đưa ra lí thuyết mới, chỉ trích các chính sách hạn chế của nhà nước, chủ trương tự do kinh doanh. Đại diện cho phái này là Kexnây và Guôcnây cho rằng chế độ quan thuế và sự hạn chế kinh doanh là những trở ngại lớn đối với sự phát triển kinh tế. Họ đòi hỏi phải thiết lập chế độ kinh tế tự do, chính phủ khơng hạn chế việc kinh doanh. Ađam Xmit nối tiếp tư tưởng trên, trong tác phẩm Nguồn

tài nguyên quốc gia đưa ra lí thuyết về giá trị. Theo ơng, nguồn gốc của giá trị

một vật

phẩm là do lượng lao động đã tiêu hao để sản xuất ra vật phẩm đó. Lợi nhuận là sự khấu hao vào sản phẩm do lao động của công nhân tạo ra. Đêvit Ricacđô phát triển học thuyết của A. Xmit, cho rằng lợi ích của các giai cấp trong xã hội tư sản là đối lập nhau nhưng ơng coi đó là quy luật tự nhiên. Những lí luận trên đã đặt cơ sở cho học thuyết kinh tế chính trị tư sản ra đời và phát triển vào thế kỉ XVIII - XIX.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG môn LỊCH sử văn MINH THẾ GIỚI (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w