Những thành tựu của Cách mạng công nghiệp:

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG môn LỊCH sử văn MINH THẾ GIỚI (Trang 40 - 42)

II. CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP

2.2. Những thành tựu của Cách mạng công nghiệp:

- Năm 1733: John Kay đã phát minh “thoi bay”, hỗ trợ người thợ dệt không phải lao thoi bằng tay và năng suất lao động lại tăng gấp đôi.

- Năm 1765: Giêm Hagrivơ đã chế được chiếc xa kéo sợi kéo được 8 cọc sợi một lúc. Ơng lấy tên con mình là Gienny để đặt cho máy đó.

- Năm 1769: Akrai cải tiến việc kéo sợi không phải bằng tay mà bằng súc vật, sau này còn được kéo bằng sức nước.

- Năm 1785: phát minh quan trọng trong ngành dệt là máy dệt vải của linh mục Etmon Cacrai. Máy này đã tăng năng suất dệt lên tới 40 lần.

- Phát minh trong ngành dệt cũng tác động sang các ngành khác. Lúc bấy giờ, các nhà máy dệt đều phải đặt gần sơng để lợi dụng sức nước chảy, điều đó bất tiện rất nhiều mặt. Năm 1784, Giêm Oát (James Watt) phụ tá thí nghiệm của một trường đại học đã phát minh ra máy hơi nước. Nhờ phát minh này, nhà máy dệt có thể đặt bất cứ nơi nào. Khơng những thế phát minh này cịn có thể coi là mốc mở đầu q trình cơ giới hố.

- Ngành luyện kim cũng có những bước tiến lớn. Năm 1784 Henry Cort đã tìm ra cách luyện sắt “puddling”. Mặc dù phương pháp của Henry Cort đã luyện được sắt có chất lượng hơn nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về độ bền của máy móc. - Năm 1885: Henry Bessemer đã phát minh ra lị cao có khả năng luyện gang lỏng thành thép. Phát minh này đã đáp ứng được về yêu cầu cao về số lượng và chất lượng thép hồi đó.

- Cách mạng cũng diễn ra trong ngành giao thông vận tải. Năm 1804, chiếc đầu máy xe lửa đầu tiên chạy bằng hơi nước đã ra đời. Đến năm 1829, vận tốc xe lửa đã lên tới 14 dặm/giờ. Thành công này đã làm bùng nổ hệ thống đường sắt ở Châu Âu và Mỹ.

- Năm 1807, Phơn Tơn đã chế ra tàu thuỷ chạy bằng hơi nước thay thế cho những mái chèo hay những cánh buồm.

2.3. Những quy tắc cơ bản của nền sản xuất công nghiệp

- Cuộc cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi hẳn về mặt tổ chức và quản lí lao động, đề ra những quy tắc mới khác với thời kì sản xuất nơng nghiệp khi trước.

- Hệ thống máy móc của mỗi nhà máy sản xuất ra rất nhiều sản phẩm công nghiệp giống nhau để cung cấp cho thị trường những mặt hàng có cùng chất lượng và mẫu mã như nhau. Thay vì những thợ thủ công làm ra từng sản phẩm đơn chiếc khác

nhau tùy theo đòi hỏi của khách hàng và hứng thú của người thợ, các sản phẩm công nghiệp ra đời theo một dây chuyền công nghệ mà mỗi công nhân chỉ làm một vài động tác nhất định theo một trình tự bắt buộc. Nghĩa là mỗi công nhân khơng phải là tác giả của tồn bộ sản phẩm từ A đến Z mà chỉ góp cơng sức và tài nghệ vào một phần sản phẩm đó. Như vậy, mỗi người khơng thể tự làm theo ý thích của riêng mình mà phải tn theo những địi hỏi nghiêm ngặt, phải đạt được những tiêu chuẩn quy định.

- Trong quá trình tổ chức nền sản xuất cơng nghiệp, W.Taylo đã xác định rằng "chỉ có một con đường tốt nhất để thực hiện từng cơng việc đó và một thời gian thích đáng để hồn thành cơng việc đó". Nghĩa là phương pháp, cơng cụ và thời gian

sản xuất phải được quy theo tiêu chuẩn đối với từng loại việc và sản phẩm làm ra cũng phải đạt được những tiêu chuẩn đối với từng loại mặt hàng. Do vậy, tiêu chuẩn hóa được coi là quy tắc thứ nhất đối với tất cả các khâu của nền sản xuất

cơng nghiệp: từ trình độ và năng lực của người thợ đến thiết bị máy móc của quy trình sản xuất cho tới những sản phẩm của nó. Sự khơng đáp ứng đúng tiêu

chuẩn sẽ dẫn đến hậu quả là người thợ bị loại trừ, máy móc bị ngưng trệ, sản phẩm bị phế thải và cuối cùng, nhà doanh nghiệp bị thất bại.

- Để đạt được những tiêu chuẩn quy định cho từng loại công việc và từng mặt hàng, người công nhân không thể làm đủ mọi việc như người nông dân trên đồng ruộng, như người thợ thủ công trong phường hội mà chỉ đảm nhận một nhiệm vụ nhất định với một vài thao tác nhất định. Nghĩa là khi lao động, họ phải đứng ở một vị trí xác định, phải được chun mơn hóa ở trình độ cao, thành thạo trong những thao tác của họ. Có như vậy mới thích ứng được với nền sản xuất cơng nghiệp có sự phân cơng lao động ngày càng tinh vi. Và nhờ tay nghề điêu luyện của

những người thợ chuyên môn, sản phẩm của nhà máy ngày càng tăng số lượng và nâng cao chất lượng. Do vậy, chun mơn hóa là quy tắc thứ hai, là địi hỏi bắt

buộc của nền sản xuất cơng nghiệp. Chính yếu tố này sẽ dẫn đến sự phân công lao động rõ ràng trong các xưởng và giữa những người thợ; đồng thời gây ra sự phân hóa trong hàng ngũ cơng nhân: những người lao động có trình độ kĩ thuật cao thích ứng với nền cơng nghệ hiện đại và những người lao động giản đơn, kĩ thuật thấp rất dễ rơi vào nguy cơ bị loại khỏi nhà máy.

- Những công nhân đã được tiêu chuẩn hóa và chun mơn hóa khi tham gia vào quy trình sản xuất phải vận động theo nhịp độ của máy móc và phối hợp

chặt chẽ với những ng ƣời thợ khác trên cùng dây chuyền của họ. Nghĩa là hoạt động của họ phải đồng bộ hóa, trước tiên là về mặt thời gian. Nội quy của nhà máy quản lý chặt chẽ giờ làm và giờ nghỉ trong một ca sản xuất chính là để đảm sự đồng bộ trong tất cả các khâu của quy trình. Mỗi động tác của họ phải ăn khớp với nhịp độ chung, phải tuân theo những quy định nghiêm ngặt về kĩ thuật mà không thể tự ý

sửa đổi hay rời bỏ vị trí. Chỉ một người thợ lơi lỏng cơng việc thì sẽ gây nên trở ngại cho tồn bộ dây chuyền. Do vậy, đồng bộ hóa là nguyên tắc thứ ba của nền sản xuất công nghiệp mà mỗi ngƣời tham gia đều phải thi hành đúng chức năng và nhiệm vụ của mình, tạo nên sự phối hợp chặt chẽ giữa các cá nhân, các phân xưởng để làm ra sản phẩm đúng quy cách.

- Nền sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp chủ yếu dựa trên sức lao động cơ bắp, người sản xuất tự tạo ra nguồn năng lượng bằng chính sức lực của mình. Do vậy, họ có thể lao động ở bất cứ nơi nào thuận tiện: canh tác trên đồng ruộng, khai hoang trên đồi núi, mở lò gốm trong làng, dệt vải ngay tại ngôi nhà của họ. Nhưng bước sang giai đoạn sản xuất công nghiệp, nguồn năng lượng, hệ thống máy móc và tổ chức lao động được tập trung trong các nhà máy thu hút hàng trăm, hàng ngàn công nhân. Điều kiện sản xuất mới không cho phép làm việc một cách phân tán như người nông dân trên cánh đồng mà phải tổ chức tập trung: tập trung máy, tập trung nguyên liệu, tập trung thợ trong một cơ sở sản xuất. Điều đó làm cho việc quản lý lao động tốt hơn, công suất được tận dụng nhiều hơn và chi phí vận chuyển giảm, lợi nhuận tăng lên. Hơn thế nữa, sự phát triển của các hoạt động kinh doanh đòi hỏi phải đầu tư nguồn vốn lớn, dẫn đến sự tập trung tư bản. Do vậy, tập trung hóa trở thành quy tắc thứ tư của nền sản xuất công nghiệp, dần dần hình thành các cơng ty lớn và các trung tâm cơng nghiệp có quy mơ lớn.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG môn LỊCH sử văn MINH THẾ GIỚI (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w