2.1. Số l ệu
2.1.1. Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS)
Để phân tích tác động của di cư nội địa lên đời sống kinh tế của các hộ gia đình có người cao tuổi, luận án sử dụng số liệu từ cuộc Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) năm 2012 vì ở cuộc khảo sát này, các thông tin liên quan đến người di cư và tiền gửi nhận được của các hộ gia đình từ người di cư được thể hiện rõ ở Mục hỏi 01B_4A2_1B_12. Mặc dù hiện nay đã có hai cuộc Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2014 và 2016, nhưng thông tin liên quan đến người di cư chỉ dừng lại ở khái niệm người di cư, còn tiền gửi về từ người di cư cho các hộ gia đình chưa được thể hiện rõ. Các cuộc khảo sát này do Tổng cục Thống kê Việt Nam (GSO) phối hợp cùng các tổ chức quốc tế khác thực hiện.
Cuộc khảo sát được thực hiện ở mức hộ gia đình gồm có các đặc điểm cá nhân thành viên trong hộ như: tuổi, giới tính, mối quan hệ với chủ hộ, tình trạng hơn nhân, tình trạng việc làm, trình độ học vấn cao nhất, tình hình sức khỏe, khu vực sống. Cỡ mẫu trong cuộc khảo sát cho thấy, trong số 9.399 hộ gia đình có 2.922 hộ gia đình có ít nhất một NCT; số người tham gia trả lời phỏng vấn trong cuộc khảo sát là 36.655 người, trong đó có 3.978 NCT trả lời phỏng vấn. Từ đó, có thể xác định được NCT và những hộ gia đình có ít nhất một NCT và có người di cư nội địa. Cuộc khảo sát này đại diện ở cấp quốc gia và cấp vùng, khu vực thành thị và nông thôn.
Ở cấp hộ gia đình, cuộc khảo sát thu thập các thông tin về nguồn thu nhập, trong đó có thu nhập từ tiền gửi của con cái và người thân di cư, có cả thơng tin về tiền gửi từ di cư nội địa và di cư quốc tế. Trong phạm vi nghiên cứu, luận án chỉ lựa chọn những hộ gia đình nhận được tiền gửi về từ di cư nội địa. Ngồi ra, cuộc khảo sát cịn cho biết thêm thông tin về chi tiêu của hộ gia đình, sở hữu hàng hóa tiêu dùng lâu bền, việc làm nơng nghiệp và kinh doanh, tình trạng nghèo, việc tham gia các chương trình xóa đói giảm nghèo, bảo hiểm xã hội, tình trạng sức khỏe và điều kiện nhà ở.
39
Theo cuộc khảo sát, người di cư nội địa được định nghĩa là người kể từ năm 2002 có khoảng thời gian đi khỏi hộ đến một nơi khác (như xã/ phường; nơi khác trong tỉnh; tỉnh/ thành phố khác) ít nhất 6 tháng vì lí do việc làm (xem Phiếu hỏi ở Mục 01B_4A2_1B_12). Ở cuộc điều tra này, tiền gửi nhận được của các hộ gia đình từ người thân di cư trong nước là tiền mặt và hiện vật mà người di cư đã cho/ biếu/ mừng trong vòng 12 tháng trước điều tra (xem Phiếu hỏi ở Mục 01B_4A2_1B_12).
Bản 2.1. G á trị t ền ử t eo loạ ìn ƣ
Loại hình di cư Tiền gửi từ di cư quốc tế
Tiền gửi từ di cư nội địa
Tiền gửi từ cả hai loại hình di cư Lượng tiền gửi
(đơn vị: nghìn đồng)
38.088.143.450 109.681.298.942 147.769.442.392
Tỷ lệ (đơn vị:%) 25,8 74,2 100
Nguồn: Tự tính tốn từ VHLSS2012.
Từ bảng trên cho thấy tiền gửi từ di cư nội địa chiếm 2/3 trong tổng số tiền gửi và gấp ba lần giá trị tiền gửi từ di cư quốc tế.
Trong cuộc khảo sát, tiền gửi về từ người di cư được định nghĩa là khoản tiền hoặc/ và giá trị bằng tiền của các loại hàng hóa mà các hộ gia đình nhận được từ những người như thành viên hộ gia đình hay bạn bè khơng sống trong hộ gia đình mà khơng bị u cầu phải thanh toán lại. Ở cuộc điều tra này, tiền gửi nhận được của các hộ gia đình từ người thân đi làm trong nước mới chỉ thể hiện mức tiền mặt hay giá trị bằng tiền của các hàng hóa do người thân đi làm ăn trong nước gửi về ở mức hộ gia đình. Tuy nhiên, cuộc khảo sát trên khơng có thơng tin về mối quan hệ giữa người gửi tiền về với hộ gia đình và cũng khơng thể hiện thông tin về việc tiền gửi sẽ được phân bổ cụ thể cho mỗi thành viên trong hộ như thế nào và chi tiêu của mỗi thành viên trong hộ là bao nhiêu.