tuổi Việt Nam
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, thứ nhất, bằng phương pháp thống kê mô tả các bảng số liệu, luận án sẽ phân tích các đặc điểm nhân khẩu học của NCT Việt Nam,
50
tình hình tham gia các hoạt động xã hội của NCT như: việc NCT có tham gia hay không tham gia bất kỳ một hoạt động xã hội hay câu lạc bộ nào đó được tổ chức ở xã, thôn hay không; tần suất của việc tham gia các hoạt động xã hội từ tham gia vài lần một năm cho đến tham gia hàng ngày; là thành viên của Hội Người cao tuổi Việt Nam; là thành viên của Hội Cựu chiến binh; là thành viên của Hội Phụ nữ (đối với phụ nữ); là thành viên của Hội Nông dân; việc đọc báo/ tạp chí; việc nghe đài; xem tivi; việc nghe đài phát thanh công cộng; và sử dụng internet của cả NCT sống trong hộ gia đình có và không có người di cư.
Tiếp theo, để đánh giá tác động của những người con di cư nội địa lên đời sống xã hội của NCT ở quê nhà, luận án sẽ sử dụng mô hình hồi qui logistic và phương pháp ước lượng như đã được nêu ở phần 3.2.2.
Mô hình hồi qui logistic có các biến được lựa chon dựa trên các nghiên cứu HelpAge International in Moldova (2010) và VIE022 và nhóm nghiên cứu (2012) như sau:
B ến p ụ t uộ :
Biến phụ thuộc là một biến định danh bao gồm:
(i) Việc tham gia các tổ chức xã hội (social association) bao gồm các đặc
điểm của đời sống xã hội của NCT như: việc tham gia bất kỳ hoạt động xã hội nào; tần suất của việc tham gia các hoạt động xã hội; là thành viên của hội Người cao tuổi Việt Nam; là thành viên của hội Nông dân; là thành viên của hội Cựu chiến binh. Việc lựa chọn biến này xuất phát từ kết quả khảo sát của VIE022 và nhóm nghiên cứu (2012) khi đánh giá đời sống xã hội của NCT Việt Nam nói chung bao gồm các khía cạnh trên;
(ii) Việc nâng cao nhận thức xã hội thông qua các phương tiện thông tin đại
chúng (media accessing) bao gồm các đặc điểm như: việc đọc báo/ tạp chí; việc nghe
đài; xem tivi; việc nghe đài phát thanh công cộng; và sử dụng internet. Để lựa chọn biến này, tác giả dựa trên nghiên cứu của HelpAge International ở Moldova (2010) cho rằng khi con cái di cư thì NCT ở quê nhà sẽ có nhiều thời gian hơn để thực hiện các hoạt động văn hóa như đọc báo, nghe đài, xem TV, đọc sách... và VIE022 và nhóm nghiên cứu (2012) khi đánh giá đời sống xã hội của NCT Việt Nam nói chung bao gồm các khía cạnh: đọc báo, nghe đài, xem TV, nghe đài phát thanh công cộng và tiếp cận internet.
51
B ến độ lập:
Có con di cư: là biến chính và là một biến nhị phân. Biến này nhận giá trị „1‟
nếu “có ít nhất một người con di cư” và „0‟ nếu “không có con di cư”. Biến “có con di cư” ở đây cũng được xác định dựa trên Mục hỏi B14 trong VNAS2011. Nếu chọn nhóm NCT không có con di cư làm nhóm tham chiếu thì hệ số b được kỳ vọng cho nhóm đối chứng sẽ lớn hơn 0 vì NCT có con di cư sẽ có điều kiện về mặt thời gian và kinh tế hơn để được tham gia các hoạt động xã hội hay có thời gian nhiều hơn để được tiếp cận các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức xã hội của mình.
Những biến độc lập trong mô hình được đưa vào phân tích với vai trò như các biến kiểm soát, gồm:
Tuổi: dân số cao tuổi được chia thành ba nhóm tuổi, gồm có: (i) nhóm NCT trong độ tuổi từ 60-69 (trẻ tuổi); (ii) nhóm NCT trong độ tuổi từ 70-79 (trung tuổi); (iii) nhóm NCT trong độ tuổi từ 80 trở lên (cao tuổi nhất). Nhóm đầu tiên được chọn là nhóm tham chiếu, hệ số b ước lượng cho hai nhóm còn lại được kỳ vọng là nhỏ hơn 0 vì càng lớn tuổi thì NCT càng dễ bị hạn chế khả năng thực hiện các hoạt động xã hội hơn vì điều kiện sức khỏe về thể chất và tinh thần sẽ hạn chế.
Giới tính: biến này được dùng để xác định sự chênh lệch trong xác suất tham
gia các hoạt động xã hội hay tiếp cận các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức xã hội giữa nam giới và nữ giới cao tuổi. Phụ nữ được lựa chọn làm nhóm tham chiếu. Hệ số b ước lượng cho nhóm nam giới được kỳ vọng lớn hơn 0 vì phụ nữ hay phải làm việc nhà và cũng ít có điều kiện hơn để tham gia các hoạt động xã hội hay nâng cao nhận thức xã hội của mình hơn nam giới.
Qui mô hộ gia đình: đây cũng là một biến có ảnh hưởng tới khả năng cải thiện
đời sống xã hội của NCT. NCT được chia thành ba nhóm: (i) sống một mình (ii) sống với ít nhất một người con hay vợ/ hoặc chồng; và (iv) khác. Nhóm (ii) được coi là nhóm tham chiếu. Hệ số b ước lượng cho các nhóm khác được kỳ vọng là bé hơn 0 vì những NCT góa hay độc thân thường yếu thế hơn và dễ bị tổn thương nên có nhiều khả năng bị hạn chế về việc tham gia các hoạt động xã hội hay nâng cao nhận thức xã hội.
Trình độ giáo dục: biến này được chia thành bốn nhóm: (i) là nhóm NCT
không đi học hoặc không hoàn thành cấp tiểu học; (ii) nhóm NCT chỉ hoàn thành cấp tiểu học; (iii) nhóm những người có trình độ học vấn hoàn thành cấp trung học cơ sở; (iv) nhóm những người có trình độ từ hoàn thành phổ thông trung học trở lên. Nhóm (i) được chọn là nhóm tham chiếu. Trong mô hình logistic, hệ số b được kỳ vọng là lớn hơn 0 cho nhóm (ii), (iii) và (iv) vì nhóm có trình độ học vấn cao hơn thường hiểu biết
52
hơn, có điều kiện tốt hơn và nhận thức tốt hơn để tham gia các hoạt động xã hội cũng như nâng cao nhận thức xã hội.
Khu vực sống: Ở Việt Nam, địa điểm cư trú (nông thôn hay thành thị) thường
liên quan nhiều đến điều kiện để NCT tham gia các hoạt động xã hội hay tiếp cận các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức xã hội. Vì điều kiện về văn hóa và xã hội ở nông thôn thấp hơn thành thị nên nếu chọn nhóm NCT ở khu vực nông thôn làm nhóm tham chiếu thì hệ số b ước lượng cho nhóm đối chứng (nhóm người cao tuổi ở khu vực thành thị) được kỳ vọng là lớn hơn 0.
53
Kết luận ƣơn 2
Để đánh giá tác động của di cư nội địa lên đời sống NCT, luận án sử dụng hai bộ số liệu VHLSS2012 và VNAS 2011. Tác động của di cư nội địa lên khía cạnh kinh tế của NCT được đánh giá bằng việc phân tích bộ số liệu VHLSS 2012, trong khi các khía cạnh sức khoẻ và xã hội được phân tích bằng số liệu VNAS 2011.
Việc phân tích tác động của di cư nội địa lên đời sống kinh tế của NCT ở khía cạnh giảm nghèo, luận án sử dụng phương pháp phân tích hồi qui hai giai đoạn (2SLS) nhằm loại bỏ vấn đề nội sinh trong mô hình. Tiếp theo, luận án sử dụng kiểm định Khi bình phương (Chi-square) nhằm chứng minh sự khác nhau giữa tỷ lệ các hộ gia đình NCT có người di cư nội địa và tỷ lệ các hộ gia đình ở các nhóm hộ khác đối với khía cạnh điều kiện sống. Cuối cùng, luận án sẽ so sánh hệ số Gini về thu nhập bình quân đầu người của các hộ gia đình NCT có người di cư trước và sau khi nhận tiền gửi từ di cư nội địa để chứng minh vai trò của tiền gửi từ di cư nội địa đối với vấn đề giảm sự bất bình đẳng về thu nhập của NCT khi nhận được tiền gửi từ di cư nội địa. Để làm rõ hơn ý nghĩa của hệ số Gini, luận án có xem xét sự dịch chuyển thu nhập của năm nhóm hộ gia đình NCT có người di cư trước và sau khi nhận tiền gửi từ di cư nội địa.
Liên quan đến đánh giá tác động của di cư nội địa lên khía cạnh sức khoẻ thể chất và tinh thần của NCT, luận án sẽ sử dụng mô hình hồi qui logistic. Để giải quyết vấn đề nội sinh trong mô hình, luận án sử dụng phương pháp hồi qui hai giai đoạn: giai đoạn 1 nhằm loại bỏ vấn đề nội sinh của biến con cái di cư với các biến độc lập khác trong mô hình; giai đoạn 2 nhằm đánh giá tác động của con cái di cư (đã loại vấn đề nội sinh) lên các khía cạnh sức khoẻ của NCT.
Vấn đề ảnh hưởng của con cái di cư nội địa lên đời sống xã hội của người cao tuổi được chứng minh bằng mô hình hồi qui logistic. Việc giải quyết vấn đề nội sinh cũng được thực hiện giống như phần đánh gia tác động của con cái di cư lên các khía cạnh sức khoẻ của NCT.
54
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG DI CƢ NỘI ĐỊA, ĐẶC ĐIỂM V THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG NGƢỜI CAO TUỔI CÓ CON DI CƢ NỘI ĐỊA 3.1. T ự trạn ƣ nộ đị ở V ệt N m từ năm 1989 đến n y
3.1.1. Xu hướng di cư nội địa theo thời gian
Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam và UNFPA (2016), số người di cư nội địa gia tăng theo thời gian từ năm 1989 đến nay.
Bản 3.1. Dân số 5 tuổ trở lên t eo loạ ìn ƣ, 1989-2014 Loạ ìn ƣ 1989 1999 2009 2014 Số lƣợn (n ƣờ ) % Số lƣợn (n ƣờ ) % Số lƣợn (n ƣờ ) % Số lƣợn (n ƣờ ) % D ƣ tron uyện - - 1.342.568 1,9 1.618.160 2,1 1.430.235 1,7 D ƣ ữ á uyện 1.067.298 2,0 1.137.843 1,7 1.708.896 2,2 1.644.257 2,0 D ƣ ữ á tỉn 1.349.291 2,5 2.001.408 2,9 3.397.904 4,3 2.594.297 3,1 K ôn ƣ 51.797.097 95,4 64.493.309 93,4 71.686.913 91,4 77.548.084 93,1 Dân số 5+ 54.279.594 100 69.045.517 100 78.452.862 100 83.282.551 100
Nguồn: Tổng cục Thống Kê và UNFPA (2016)
Bảng 3.1 trên đây cho thấy trong giai đoạn từ 1989 đến 1999 do có chính sách của chính phủ khuyến khích di dân đến những vùng kinh tế mới, sự chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường cùng với sự thuận tiện của giao thông vận tải nên số người di cư tăng cả về số lượng và tỷ lệ. Cụ thể, di cư giữa các huyện tăng nhẹ từ hơn 1 triệu người năm 1989 lên hơn 1,6 triệu người vào năm 2014, tuy nhiên di cư giữa các tỉnh tăng mạnh cả về số lượng và tỷ lệ. Trong giai đọan từ 1999 đến 2009 là giai đoạn kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ thuần nông sang công nghiệp và dịch vụ kéo theo sự bùng phát các khu công nghiệp và các khu chế xuất nên số lượng và tỷ lệ người di cư tăng mạnh ở cả ba loại hình di cư. Mặc dù vậy, di cư giữa các tỉnh là tăng mạnh nhất lên gần 1.400 người tương đương với 1,4% trong tổng số dân di cư. Trong giai đoạn 2009 đến 2014, do tác động của cuộc khủng hoảng hinh tế năm 2008 nền kinh tế chậm tăng trưởng, các khu công nghiệp không còn là điểm đến hấp dẫn đối với người lao động di cư song vẫn cao hơn thời kỳ 1989-1999. Ngoài ra, ở giai đoạn này Chính phủ Việt Nam đã có các chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn làm cho đời sống của người dân khu vực nông thôn được cải thiện nên số lượng và tỷ lệ người di cư ở các loại hình di cư đều giảm, đặc biệt là di
55
cư liên tỉnh đã giảm rõ rệt gần 800.000 người (tương đương với 1,2%/năm), trong khi di cư liên huyện chỉ giảm 70.000 người (tương ứng với 0,2%/năm).
Nhìn chung, ở cả ba giai đoạn cho thấy di cư ở khoảng cách xa như di cư giữa các tỉnh biến động mạnh nhất, di cư giữa các huyện biến động ít hơn rõ rệt và di cư trong huyện ít biến động nhất.
3.1.2. Xu hướng di cư nội địa theo luồng di cư và loại hình di cư
Theo Lưu Bích Ngọc (2016) và Tổng cục Thống kê và UNFPA (2016) thì quá trình công nghiệp hóa ở Việt Nam diễn ra mạnh trong thời gian qua đã biến các đô thị trở thành điểm đến hấp dẫn của những người trong độ tuổi lao động ở các khu vực nông thôn.
Tỷ lệ người di cư trong 5 năm chia theo luồng di cư và loại hình di cư 0 10 20 30 40 50 60 N T- N T N T- TT TT -N T TT -TT Tổ ng N T- N T N T- TT TT -N T TT -TT Tổ ng N T- N T N T- TT TT -N T TT -TT Tổ ng 1999 2009 2014 Tỷ lệ (%
) Di cư trong huyện
Di cư giữa các huyện Di cư giữa các tỉnh
Hình 3.1. Tỷ lệ n ƣờ ƣ tron 5 năm t eo luồn ƣ và loạ ìn ƣ, 1999- 2014.
Nguồn: Tổng cục Thống Kê và UNFPA (2016)
Đối với luồng di cư nông thôn – nông thôn (NT-NT): Hình 3.1 cho thấy, trong năm trước 1999, luồng di cư nông thôn – nông thôn (NT-NT) chiếm tỷ trọng cao nhất (đến 37% tổng số dân di cư). Dòng di cư này giảm theo thời gian xuống còn 33,8% năm 2009 và 28,8% năm 2014 là kết quả tất yếu của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam trong thời gian qua. Di cư NT-NT đối với loại hình di cư giữa các tỉnh vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất (17,4%) trong tất cả các loại hình di cư trong 5 năm trước 1999, tỷ trọng này tăng nhẹ 0,5% trong giai đoạn 5 năm trước 2009 và giảm mạnh vào giai đoạn 2009-2014 xuống còn 12,8%. Tuy nhiên, nhìn
56
chung thì luồng di cư này vẫn luôn chiếm tỷ trọng khá cao trong tất cả các loại hình di cư và tổng số dân di cư nói chung.
Đối với luồng di cư nông thôn- thành thị (NT-TT): Hình 3.1 cho thấy, luồng di cư này chiếm tỷ trọng (27,1%) cao thứ hai trong giai đoạn 5 năm trước năm 1999. Trong giai đoạn 5 năm trước 2009, tỷ trọng của luồng này tăng cao, lên đến 31,4%. Tuy nhiên trong cả hai giai đoạn này thì luồng NT-TT vẫn đứng thấp hơn luồng di cư NT-NT. Đến giai đoạn 2009-2014 tỷ trọng luồng này giảm đáng kể xuống còn 29% trong tổng di cư nhưng vẫn dẫn đầu trong tất cả các luồng di cư. Đáng chú ý là luồng di cư NT-TT luôn chiếm vị trí chủ đạo và cao nhất với loại hình di cư cấp tỉnh, đặc biệt là trong giai đoạn từ 5 năm từ 2009 đến 2014.
Luồng di cư thành thị-nông thôn (TT-NT): Hình 3.1 cho thấy rằng, nhìn chung luồng di cư này chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tất cả các luồng di cư ở tất cả các loại hình di cư và tổng số dân di cư. Tuy nhiên, so với giai đoạn 5 năm trước năm 1999, luồng này có sự giảm nhẹ trong giai đoạn 5 năm trước 2009 từ 9,7% xuống còn 8,4%. Đến giai đoạn 2009-2014, tỷ trọng của luồng này tăng lên đáng kể từ 8,4% lên đến 12,1%.
Luồng di cư thành thị-thành thị (TT-TT): Hình 3.1 cho thấy rằng, luồng di cư này biến động không nhiều trong các giai đoạn trước năm 2009. Tỷ trọng của luồng này xoay quanh mức 26% trong giai đoạn này. Tuy nhiên, tỷ trọng của luồng này tăng lên đáng kể trong giai đoạn 2009-2014, lên đến 30,1% nhờ sự đóng góp của luồng di cư TT-TT ở cả hai loại hình di cư trong huyện và giữa các huyện.
Nhìn chung, từ Hình 3.1 cho thấy loại hình di cư giữa các tỉnh luôn chiếm vị trí chủ đạo trong tất cả các luồng di cư, ngoại trừ di cư TT-TT. Luồng di cư NT-NT luôn chiếm vị trí dẫn đầu trong các giai đoạn trước năm 2009 nhưng giảm nhẹ, nhường chỗ cho luồng di cư NT-TT và TT-TT ở giai đoạn 2009-2014. Di cư NT-TT tăng mạnh nhất ở giai đoạn 5 năm trước năm 2009. Đến giai đoạn 2009-2014 có sự giảm đáng kể của hai luồng di cư là NT-NT và NT-TT do hiện tượng di cư đảo TT-NT tăng đáng kể và sự tăng lên mạnh mẽ của luồng di cư TT-TT.
3.1.3. Xu hướng di cư nội địa theo vùng và tỉnh
Nhìn chung, theo Lưu Bích Ngọc (2016) và Tổng cục Thống kê và UNFPA (2016), những khu vực thu hút nhiều người lao động nhập cư nhất cũng là những khu