Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, thứ nhất, bằng phương pháp thống kê mô tả các bảng số liệu, luận án so sánh tình hình sức khỏe của NCT sống trong hộ có người di cư nội địa và NCT sống trong hộ không có người di cư nội địa ở các khía cạnh tinh thần và thể chất.
Tiếp theo, luận án sử dụng mô hình (1) và (2) ở phần 3.2.1 để đánh giá ảnh hưởng của di cư nội địa đến sức khoẻ của NCT ở các khía cạnh: (i) sức khỏe tinh thần (mental), (ii) tự đánh giá về sức khỏe (SRH), (iii) các bệnh mạn tính (disease), (iv) bị ốm trong vòng 12 tháng trước điều tra (illness), (v) việc chữa bệnh trong vòng 12 tháng trước điều tra (treatment sought), (vi) các hành vi sinh hoạt cá nhân hàng ngày (ADLs), và (vii) hạn chế các chức năng hoạt động của cơ thể (functional limitations).
Việc ước lượng mô hình (2) sẽ giúp phân tích được ảnh hưởng của Zi (hay ảnh hưởng của di cư nội địa) lên xác suất để NCT có tình trạng sức khoẻ không tốt. Tuy nhiên, một vấn đề thường gặp trong kinh tế lượng là vấn đề nội sinh vì việc con cái di cư có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố như: trình độ giáo dục của bố, mẹ, thu nhập của chủ hộ, khu vực sống của hộ gia đình, vùng sinh sống... nên luận án sử dụng phương pháp phân tích 2SLS như sau:
- Bước 1: Để xử lý vấn đề nội sinh trong mô hình (2), luận án thực hiện ước lượng OLS để ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến biến di cư của con cái như sau:
out_child=b1+b2income+b3age_cat3+b4area+b5region_cat3+b6liv_cat4+b7su
mchild_lw+ b8edu + b9 sex (5)
Luận án ước lượng mô hình (5) để loại bỏ các biến số không có ý nghĩa thống kê.
- Bước 2: Từ kết quả ước lượng, luận án thu được biến số out_childh đã loại tính nội sinh trong mô hình (2). Vì vậy, phương trình (2) được viết lại như sau:
Ln( b0+b1out_childh+b2income+b3age_cat3+b4area+b5liv_cat4+b6sum
child_lw+ b7edu + b8 sex (6)
Mô hình hồi qui logistic có các biến như sau:
Cá b ến p ụ t uộ là các biến định danh được lựa chọn dựa trên các nghiên cứu Kuhn và cộng sự (2011), John Knodel và cộng sự (2007) và Ramesh và cộng sự (2007). Các biến định danh đại diện cho các vấn đề về sức khỏe của NCT có con di cư gồm: (i) sức khỏe tinh thần (mental health), (ii) tự đánh giá về sức khỏe (SRH), (iii)
47
các bệnh mạn tính (Disease), (iv) bị ốm trong vòng 12 tháng trước điều tra (illness), (v) việc chữa bệnh trong vòng 12 tháng trước điều tra (treatment sought), (vi) các hành vi sinh hoạt cá nhân hàng ngày (ADLs), và (vii) hạn chế các chức năng hoạt động của cơ thể (functional limitations). Cụ thể như sau:
Tình trạng sức khỏe tinh thần (mental health) không tốt: là tình trạng sức
khỏe tinh thần không tốt mà NCT phải trải qua trong thời gian hàng tháng trước cuộc khảo sát bao gồm: sự căng thẳng, buồn phiền, thất vọng, cảm thấy mình vô dụng hay cô đơn. Trong mô hình logistic, tình trạng này được chia thành hai nhóm: nhóm một „Có‟ nếu người cao tuổi trải qua “ít nhất một triệu chứng không tốt về sức khỏe tinh thần trên đây” và nhóm hai „Không‟ nếu “không có triệu chứng không tốt nào trên đây”. Nếu chọn nhóm „Không‟ làm nhóm tham chiếu thì nhóm „1‟ sẽ là nhóm đối chứng.
Người cao tuổi tự đánh giá sức khỏe (self-rated health-SRH): là một biến nhị
phân và trong mô hình được chia làm hai nhóm: nhóm một „Tốt‟ “nếu người cao tuổi tự đánh giá sức khỏe của họ là tốt hay rất tốt”; nhóm hai „Xấu‟ “nếu người cao tuổi tự đánh giá sức khỏe của họ là bình thường, xấu hay rất xấu”. Nếu chọn nhóm „Xấu‟ là nhóm đối chứng thì nhóm 'Tốt' là nhóm tham chiếu.
Các bệnh mạn tính (disease): bệnh mạn tính bao gồm các loại bệnh như huyết
áp, tim mạch, tiểu đường, ung thư, đột quị hay liệt. Trong mô hình logistic, có hai nhóm được lựa chọn: nhóm 1 gồm những NCT sống trong hộ có người di cư không bị bất kỳ bệnh nào được gọi là „Không‟ và nhóm 2 gồm những NCT sống trong hộ có người di cư bị mắc ít nhất một trong những bệnh trên được gọi là „Có‟. Nếu chọn nhóm „Không‟ là nhóm tham chiếu thì nhóm đối chứng sẽ là nhóm 'Có'.
Bị ốm (illness) ít nhất một lần trong vòng 12 tháng trước điều tra: biến này có nghĩa là NCT sống trong hộ có người di cư bị ốm ít nhất một lần trong 12 tháng trước khi có cuộc khảo sát. Trong mô hình logistic, có hai nhóm được lựa chọn: nhóm 1 được coi là „Có‟ gồm những NCT bị ốm và nhóm 2 được coi là „Không‟ cho NCT không bị ốm. Nhóm „Không‟ được chọn làm nhóm tham chiếu.
Khám, chữa bệnh (treatment sought) trong những tháng trước điều tra: biến
này có nghĩa là việc NCT trong hộ có người di cư bị ốm trong những tháng trước khi có cuộc khảo sát có sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh. Trong mô hình, có hai nhóm được lựa chọn: nhóm 1 được coi là „Không‟ nếu NCT bị ốm nhưng không đi khám, chữa bệnh và nhóm 2 được coi là „Có‟ nếu NCT bị ốm và có khám, chữa bệnh. Nhóm „Không‟ được chọn làm nhóm tham chiếu.
48
Các hoạt động sinh hoạt cá nhân hàng ngày (activities of daily living-ADLs):
bao gồm việc NCT không gặp khó khăn gì hay gặp khó khăn khi thực hiện từ ít nhất một trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như: ăn uống (eating), mặc quần áo (getting dressed), tắm/rửa (bathing/washing), thức dậy và có thể đi ra khỏi giường (getting up), sử dụng nhà vệ sinh (getting to and using the toilet). Trong mô hình, có hai nhóm được lựa chọn gồm: nhóm 1 được coi là „Không‟ nếu NCT không bị hạn chế bất cứ hành vi sinh hoạt cá nhân hàng ngày nào và nhóm 2 được coi là „Có‟ nếu NCT gặp khó khăn trong việc thực hiện ít nhất một hành vi sinh hoạt cá nhân trở lên. Nhóm „Không‟ được chọn làm nhóm tham chiếu.
Tình trạng hạn chế các chức năng hoạt động (functional limitations): bao
gồm việc NCT gặp khó khăn hay không gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động như: đi bộ từ 200-300 mét, nâng hay mang các vật có trọng lượng từ 5kg, cúi hay ngồi xổm, sử dụng ngón tay để cầm hay giữ đồ vật, đi lên hay xuống cầu thang, tự đứng lên khi đang ngồi, giơ cao tay hơn vai. Trong mô hình có hai nhóm được lựa chọn gồm: nhóm 1 được coi là „Không‟ nếu NCT không bị hạn chế bất cứ chức năng hoạt động nào của cơ thể và nhóm 2 được coi là „Có‟ nếu NCT gặp khó khăn trong việc thực hiện ít nhất một chức năng hoạt động của cơ thể trở lên. Nhóm „Không‟ làm nhóm tham chiếu.
Cá b ến độ lập bao gồm:
Có con di cư (out_child): đây là biến chính và là một biến nhị phân nhận giá trị 1 nếu “có ít nhất một người con di cư” và 0 nếu “không có con di cư”. Biến “có con di cư” được định nghĩa trong Mục hỏi B14 của VNAS2011.
Những biến độc lập trong mô hình được đưa vào phân tích với vai trò như các biến kiểm soát, gồm:
Tuổi (age_cat3): đối với mô hình logistic xem xét tác động của người di cư lên sức khỏe của NCT thì dân số cao tuổi được chia thành ba nhóm tuổi, gồm: NCT trong độ tuổi từ 60-69 (trẻ tuổi); NCT trong độ tuổi từ 70-79 (trung tuổi); và từ 80 trở lên (cao tuổi nhất). Trong mô hình, nhóm đầu tiên (60-69) được chọn là nhóm tham chiếu. Hệ số b ước lượng cho hai nhóm còn lại được kỳ vọng là lớn hơn 0 vì càng lớn tuổi thì sức khỏe NCT càng dễ bị tổn thương hơn khi con cái vắng nhà.
Giới tính (sex): biến này được dùng để xác định sự chênh lệch trong xác suất bị ốm giữa nam giới và phụ nữ cao tuổi có con di cư. Phụ nữ được lựa chọn làm nhóm tham chiếu. Hệ số b ước lượng cho nhóm nữ giới được kỳ vọng lớn hơn 0 vì phụ nữ
49
cao tuổi thường được xem là yếu thế hơn và cũng dễ bị ảnh hưởng về mặt sức khỏe khi con cái vắng nhà.
Qui mô hộ gia đình (liv_cat3): đây cũng là một biến có ảnh hưởng tới tình hình
sức khoẻ của NCT. NCT được chia thành ba nhóm: (i) sống một mình (ii) sống với ít nhất một người con hay vợ/ hoặc chồng; và (iii) khác. Nhóm (ii) dược coi là nhóm tham chiếu. Hệ số b ước lượng cho các nhóm khác được kỳ vọng là lớn hơn 0 vì những NCT góa hay độc thân thường yếu thế hơn và dễ bị tổn thương về mặt sức khỏe hơn khi con cái hoặc thành viên trong hộ gia đình di cư.
Trình độ giáo dục (edu): biến này được chia thành bốn nhóm: (i) là nhóm NCT
không đi học hoặc không hoàn thành cấp tiểu học; (ii) nhóm NCT chỉ hoàn thành cấp tiểu học; (iii) nhóm những người có trình độ học vấn hoàn thành cấp trung học cơ sở; (iv) nhóm những người có trình độ từ hoàn thành phổ thông trung học trở lên. Nhóm (i) được chọn là nhóm tham chiếu. Trong mô hình logistic, hệ số b được kỳ vọng là nhỏ hơn 0 cho nhóm (ii), (iii) và (iv) vì nhóm có trình độ học vấn cao hơn thường hiểu biết hơn, có công việc ổn định trước đó nên có điều kiện sống tốt hơn và vì thế mà khi con cái họ vắng nhà thì họ ít bị tổn thương về mặt sức khỏe hơn.
Khu vực sống (area): Ở Việt Nam, địa điểm cư trú (nông thôn hay thành thị)
thường liên quan nhiều đến tình hình sức khỏe. Mức sống ở nông thôn thấp hơn thành thị nên tình trạng sức khỏe của người dân nông thôn – trong đó có NCT – thường cũng kém hơn thành thị. Nếu chọn nhóm NCT ở khu vực thành thị làm nhóm tham chiếu thì hệ số b ước lượng cho nhóm đối chứng (nhóm NCT sống ở khu vực nông thôn) được kỳ vọng là nhỏ hơn 0.
Thu nhập của hộ gia đình trong vòng 12 tháng trước cuộc điều tra (income):
người cao tuổi sống trong hộ gia đình có thu nhập càng cao càng có điều kiện để nâng cao sức khỏe về thể chất và tinh thần hơn những NCT sống trong các hộ gia đình có thu nhập thấp. Thu nhập hộ gia đình ở đây được chia làm ba nhóm: (i) nhóm các hộ gia đình có thu nhập thấp hơn 10 triệu đồng một năm; (ii) nhóm các hộ gia đình có thu nhập từ 10 triệu đến dưới 100 triệu đồng một năm; (iii) nhóm các hộ gia đình có thu nhập từ 100 triệu đồng một năm trở lên. Nếu chọn nhóm (i) làm nhóm tham chiếu thì hệ số b ước lượng được kỳ vọng cho nhóm tham chiếu là lớn hơn 0.