Xu hướng di cư nội địa theo thời gian

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Tác động của di cư nội địa tới đời sống người cao tuổi Việt Nam (Trang 62 - 63)

Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam và UNFPA (2016), số người di cư nội địa gia tăng theo thời gian từ năm 1989 đến nay.

Bản 3.1. Dân số 5 tuổ trở lên t eo loạ ìn ƣ, 1989-2014 Loạ ìn ƣ 1989 1999 2009 2014 Số lƣợn (n ƣờ ) % Số lƣợn (n ƣờ ) % Số lƣợn (n ƣờ ) % Số lƣợn (n ƣờ ) % D ƣ tron uyện - - 1.342.568 1,9 1.618.160 2,1 1.430.235 1,7 D ƣ ữ á uyện 1.067.298 2,0 1.137.843 1,7 1.708.896 2,2 1.644.257 2,0 D ƣ ữ á tỉn 1.349.291 2,5 2.001.408 2,9 3.397.904 4,3 2.594.297 3,1 K ôn ƣ 51.797.097 95,4 64.493.309 93,4 71.686.913 91,4 77.548.084 93,1 Dân số 5+ 54.279.594 100 69.045.517 100 78.452.862 100 83.282.551 100

Nguồn: Tổng cục Thống Kê và UNFPA (2016)

Bảng 3.1 trên đây cho thấy trong giai đoạn từ 1989 đến 1999 do có chính sách của chính phủ khuyến khích di dân đến những vùng kinh tế mới, sự chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường cùng với sự thuận tiện của giao thông vận tải nên số người di cư tăng cả về số lượng và tỷ lệ. Cụ thể, di cư giữa các huyện tăng nhẹ từ hơn 1 triệu người năm 1989 lên hơn 1,6 triệu người vào năm 2014, tuy nhiên di cư giữa các tỉnh tăng mạnh cả về số lượng và tỷ lệ. Trong giai đọan từ 1999 đến 2009 là giai đoạn kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ thuần nông sang công nghiệp và dịch vụ kéo theo sự bùng phát các khu công nghiệp và các khu chế xuất nên số lượng và tỷ lệ người di cư tăng mạnh ở cả ba loại hình di cư. Mặc dù vậy, di cư giữa các tỉnh là tăng mạnh nhất lên gần 1.400 người tương đương với 1,4% trong tổng số dân di cư. Trong giai đoạn 2009 đến 2014, do tác động của cuộc khủng hoảng hinh tế năm 2008 nền kinh tế chậm tăng trưởng, các khu công nghiệp không còn là điểm đến hấp dẫn đối với người lao động di cư song vẫn cao hơn thời kỳ 1989-1999. Ngoài ra, ở giai đoạn này Chính phủ Việt Nam đã có các chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn làm cho đời sống của người dân khu vực nông thôn được cải thiện nên số lượng và tỷ lệ người di cư ở các loại hình di cư đều giảm, đặc biệt là di

55

cư liên tỉnh đã giảm rõ rệt gần 800.000 người (tương đương với 1,2%/năm), trong khi di cư liên huyện chỉ giảm 70.000 người (tương ứng với 0,2%/năm).

Nhìn chung, ở cả ba giai đoạn cho thấy di cư ở khoảng cách xa như di cư giữa các tỉnh biến động mạnh nhất, di cư giữa các huyện biến động ít hơn rõ rệt và di cư trong huyện ít biến động nhất.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Tác động của di cư nội địa tới đời sống người cao tuổi Việt Nam (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)