Đánh giá tác động của di cư nội địa lên đời sống kinh tế của NCT

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Tác động của di cư nội địa tới đời sống người cao tuổi Việt Nam (Trang 48 - 54)

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, thứ nhất, bằng phương pháp thống kê mô tả các bảng số liệu, luận án sẽ so sánh tỷ lệ các hộ gia đình có người di cư nội địa nhận được tiền gửi nói chung và những hộ gia đình có NCT có người di cư nội địa nhận được tiền gửi; tỷ lệ tiền gửi nhận được của hai nhóm hộ gia đình này.

Tiếp theo, luận án sẽ đánh giá tác động của di cư nội địa lên đời sống kinh tế của những hộ gia đình có NCT ở các khía cạnh giảm nghèo, giảm bất bình đẳng trong phân phối thu nhập và điều kiện sống về nhà ở và nhà vệ sinh.

41

* Đánh giá lên khía cạnh giảm nghèo

Trong luận án, một hộ thuộc diện hộ nghèo được xác định dựa trên chuẩn nghèo chính thức của Tổng cục Thống kê công bố năm 2012 như sau: mức thu nhập bình quân đầu người hàng tháng của hộ gia đình là 530.000 đồng/người/tháng đối với khu vực nông thôn và 660.000 đồng/ người/tháng đối với khu vực thành thị.

Trước tiên, luận án xác định tình trạng di cư của thành viên hộ gia đình dựa vào phiều hỏi Mục 01B_4A2_1B_12 của Điều tra về mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2012 (VHLSS 2012). Tiếp đến, luận án xác định các hộ gia đình có người di cư nội địa có nhận được tiền gửi và đánh giá ảnh hưởng của tiền gửi từ thành viên hộ gia đình di cư nội địa trong các gia đình có NCT có người di cư lên đời sống NCT Việt Nam ở khía cạnh giảm nghèo. Luận án sẽ phân tích trên số liệu của VHLSS2012 vì ở cuộc khảo sát này có hợp phần hỏi về tình trạng di cư của thành viên hộ gia đình và tiền gửi về từ thành viên hộ gia đình di cư (như đã nêu ở phần phân tích số liệu). Trên cơ sở đó, luận án xác định được hộ có NCT có người di cư nội địa và nhận được tiền gửi từ các thành viên di cư nội địa. Vì hạn chế thông tin về việc phân bổ các nguồn thu nhập cũng như khoản tiền gửi mà hộ gia đình nhận được cho từng thành viên của hộ nên trong phạm vi nghiên cứu luận án giả định rằng mọi thành viên trong gia đình được hưởng như nhau đối với khoản tiền gửi từ di cư nội địa mà hộ gia đình nhận được.

Mô hình nghiên cứu:

Để đánh giá ảnh hưởng của di cư nội địa đến đời sống kinh tế của NCT ở khía cạnh giảm nghèo, luận án sử dụng mô hình sau:

Yi = F (Xi, Zi) (1)

Trong đó:

+ chỉ số i là chỉ số hộ gia đình thứ i;

+ Yilà tình trạng nghèo của hộ gia đình có NCT có người di cư nội địa. Yi = 1

nếu thuộc hộ nghèo và Yi = 0 nếu là hộ khác.

+ Zi là tình trạng nhận tiền gửi của hộ gia đình có NCT có người di cư nội địa.

Zi= 1 nếu hộ gia đình có NCT có người di cư nội địa nhận được tiền gửi và Zi = 0

trong các trường hợp khác.

42

Do Yi là biến nhị phân nên luận án sử dụng mô hình hồi qui logistic để ước lượng. Gọi Pi là xác suất để hộ thứ i nhận Yi= 1 hay xác suất để hộ có NCT có người di cư thuộc hộ nghèo. Khi đó, ta có mô hình logistic như sau:

Ln( a1 + a2Xi +a2Zi + ei (2)

Việc ước lượng mô hình (2) sẽ giúp phân tích được ảnh hưởng của Zi (hay ảnh hưởng của di cư nội địa có gửi tiền về) lên xác suất bị nghèo của hộ có NCT. Tuy nhiên, một vấn đề thường gặp trong kinh tế lượng là vấn đề nội sinh. Ở mô hình (2) có thể biến Zi là biến nội sinh khi hộ có người di cư chuyển tiền về được coi là phụ thuộc vào các yếu tố khác nữa như hộ có NCT có con di cư có thể có điều kiện kinh tế khá giả hơn, có điều kiện đầu tư cho các thành viên của hộ di cư hay có thể có thông tin về việc làm ở nơi đến của người di cư tốt hơn các hộ khác, hay bố, mẹ của người di cư có học vấn cao hơn nên nhận thức tốt hơn về lợi ích khi cho con cái di cư.... Theo Nguyễn Việt Cường (2014) và Junhui Qian (2014), có một số phương pháp nhằm giải quyết vấn đề nội sinh trong nghiên cứu việc đánh giá tác động như sử dụng biến công cụ (IV), phân tích bằng dữ liệu mảng (panel data) hoặc sử dụng phương pháp ước lượng hai giai đoạn (2SLS). Do hạn chế về số liệu nên không tạo được dữ liệu mảng và hạn chế trong việc lựa chọn được một biến công cụ tốt, nên luận án sử dụng phương pháp ước lượng 2SLS như sau:

- Bước 1: ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến Zi bằng mô hình logistic như sau:

Ln( β1 + β2Regi + β3Urbani + β4Marriedi + β5Genderi + β6Agei +

β7Work_yni + β8Elderly_ratei + ei (3)

Kết quả ước lượng mô hình (3) sẽ cho giá trị dự báo của biến phụ thuộc, gọi là

Prob_RemY (xác suất thuộc hộ nghèo của hộ có người cao tuổi có người di cư nội địa

nhận được tiền gửi).

- Bước 2: ước lượng mô hình ảnh hưởng đến xác suất nghèo với biến độc lập được thay bằng biến Prob_RemY. Khi đó tác động của biến độc lập X đến xác suất nghèo được xác định như sau:

Mức tác động (X) = P(1-P)βX

Trong đó: P là mức xác suất bị nghèo trung bình, βX là hệ số ước lượng mô hình logistic của biến độc lập X.

43

Tuổi (age): tuổi của chủ hộ có thể ảnh hưởng đến việc nhận tiền gửi của cả

hộ vì đối tượng càng lớn tuổi thì khả năng nhận được tiền gửi càng lớn hơn và càng ít có nguy cơ bị nghèo hơn (Pfau and Giang, 2010). Trong cuộc khảo sát, tuổi là một biến liên tục, được Tổng cục Thống kê làm tròn tại thời điểm điều tra và luận án đã xử lý phân tổ biến tuổi thành các nhóm tuổi như sau: nhóm <20 tuổi; từ 20-29 tuổi; từ 30 - 39 tuổi; từ 40 - 49 tuổi; từ 50 - 59 tuổi; từ 60 - 69 tuổi; từ 70 - 79 tuổi; từ 80 - 89 tuổi và từ 90 tuổi trở lên. Biến nhóm tuổi có thể được sử dụng như các biến giả trong mô hình.

Giới tính (gender): biến này được dùng để xác định sự chênh lệch trong xác

suất nhận tiền gửi giữa chủ hộ là nam giới và nữ giới cao tuổi. Theo kết quả phân tích của Pfau and Giang (2010) và Barbieri (2006) thì hộ gia đình có phụ nữ cao tuổi là chủ hộ thường có khả năng nhận được tiền gửi về cao hơn so với hộ gia đình mà nam giới là chủ hộ. Trong mô hình, giới tính là một biến nhị phân nhận giá trị = 1 nếu chủ hộ là phụ nữ và nhận giá trị = 0 nếu chủ hộ là nam giới.

Tình trạng hôn nhân (married): NCT được chia thành ba nhóm: kết hôn; góa

vợ hoặc chồng, và tình trạng hôn nhân khác (gồm ly dị, ly thân, và độc thân). Pfau and Giang (2010) cho thấy những NCT có gia đình thường nhận ít tiền gửi hơn hai nhóm còn lại, nhưng lại có nguy cơ bị nghèo nhiều hơn lại rơi vào hai trường hợp này. Do đó, trong phân tích, luận án sử dụng “tình trạng hôn nhân khác” là biến tham chiếu.

Tình trạng có việc làm (work_yn): Theo Pfau and Giang (2010), phần lớn những NCT là chủ hộ có việc làm thường ít có khả năng nhận tiền gửi hơn và cũng ít có nguy cơ bị nghèo hơn các đối tượng còn lại. Biến chủ hộ có việc làm là một biến nhị phân, nhận giá trị = 1 nếu chủ hộ đang có việc làm và nhận giá trị = 0 nếu chủ hộ không có việc làm.

Khu vực sinh sống (urban): Theo Lưu Bích Ngọc (2016), mức sống của hộ gia

đình có người di cư nông thôn lên thành thị cao hơn mức sống của cả hộ không di cư ở nông thôn và không di cư ở thành thị. Biến khu vực sinh sống là một biến nhị phân nhận giá trị = 1 trong trường hợp nếu chủ hộ sống ở thành thị và nhận giá trị = 0 trong trường hợp khác.

Vùng sinh sống (reg): Những vùng có tỷ suất xuất cư thuần cao thường là những vùng thuần nông, có mật độ dân số cao và thiếu đất canh tác (Lưu Bích Ngọc, 2016). Vì vậy, khu vực sinh sống cũng ảnh hưởng tới khả năng nhận được tiền gửi từ di cư nội địa. Biến vùng sinh sống là biến giả, vùng sinh sống theo cuộc khảo sát gồm sáu vùng sinh thái, bao gồm: Đồng bằng sông Hồng (1.reg6); Trung du và miền núi

44

phía Bắc (2.reg6); Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung (3.reg6); Tây Nguyên (4.reg6); Đông Nam Bộ (5.reg6) và Đồng bằng sông Cửu Long (6.reg6). Trong trong mô hình, biến 1.reg6 được chọn là biến tham chiếu.

Tỷ lệ người cao tuổi trong hộ (elderly_rate): Theo Giang và Pfau (2010), NCT có xu hướng sống phụ thuộc hơn khi tuổi càng cao. Vì vậy, hộ gia đình có tỷ lệ NCT càng cao càng có nhiều khả năng nhận tiền gửi về từ con cái di cư trong nước. Biến tỷ lệ NCT trong hộ được xác định bằng tổng số NCT trong hộ chia cho tổng số thành viên của hộ gia đình.

* Điều kiện sống (nhà ở và nhà vệ sinh)

K ểm địn K bìn p ƣơn : để đánh giá ảnh hưởng của tiền gửi từ di cư nội địa đến điều kiện sống (cụ thể là loại nhà ở và vệ sinh) của hộ gia đình có NCT có người di cư nội địa, luận án sử dụng kiểm định Khi bình phương (Chi-square) nhằm kiểm định sự bằng nhau về tỷ lệ hộ sống trong nhà tạm, hộ không có nhà vệ sinh giữa nhóm hộ có NCT có người di cư nội địa và các nhóm hộ gia đình khác như sau:

- Kiểm định 1: về sự bằng nhau về tỷ lệ hộ sống trong nhà tạm giữa hai nhóm hộ. Cụ thể: giả thuyết H0 = tỷ lệ hộ ở nhà tạm là như nhau giữa hai nhóm hộ; H1 = có sự khác nhau về tỷ lệ hộ sống trong nhà tạm giữa hai nhóm hộ, trong đó: H1a = tỷ lệ hộ có NCT có người di cư sống trong nhà tạm lớn hơn tỷ lệ nhóm hộ còn lại và H1b = tỷ lệ hộ có NCT có người di cư sống trong nhà tạm nhỏ hơn nhóm còn lại.

- Kiểm định 2: về sự bằng nhau về tỷ lệ hộ không có nhà vệ sinh giữa hai nhóm hộ. Cụ thể: H0 = tỷ lệ hộ không có nhà vệ sinh giữa hai nhóm hộ như nhau; H1 = có sự khác nhau về tỷ lệ hộ không có nhà vệ ở hai nhóm hộ, trong đó: H1a = tỷ lệ hộ có NCT có người di cư không có nhà vệ sinh lớn hơn tỷ lệ nhóm hộ còn lại và H1b = tỷ lệ hộ có NCT có người di cư không có nhà vệ sinh thấp hơn nhóm hộ còn lại.

* Giảm bất bình đẳng về thu nhập

Tín ệ số G n : Cuối cùng, luận án sẽ tiếp tục giải thích tác động của tiền gửi từ di cư nội địa lên bất bình đẳng về phân phối thu nhập giữa (i) các hộ gia đình có NCT không nhận được tiền gửi từ di cư nội địa và (ii) những hộ gia đình có NCT nhận được tiền gửi từ di cư nội địa. Cụ thể, luận án sẽ ước lượng hệ số Gin i đối với thu nhập trong cả hai trường hợp trên như sau:

- Đối với nhóm (i): luận án sẽ loại trừ tổng giá trị tiền gửi từ di cư nội địa mà mỗi hộ gia đình có NCT có người di cư nhận được ra khỏi tổng thu nhập bình quân

45

đầu người hàng tháng và sau đó sẽ tính hệ số Gini bằng việc sử dụng giá trị tổng thu nhập vừa được ước lượng này.

- Đối với nhóm (ii): luận án sẽ sử dụng số liệu thu nhập bình quân đầu người hàng tháng của hộ gia đình có NCT có người di cư có cả tiền gửi để tính hệ số Gini.

Nếu hệ số Gini của nhóm (i) mà lớn hơn hệ số Gini của nhóm (ii) thì tiền gửi từ di cư nội địa có tác động làm giảm sự bất bình đẳng về thu nhập bình quân đầu người giữa các hộ gia đình có NCT có người di cư nhận được tiền gửi và không nhận được tiền gửi.

Hệ số Gini (G) được tính như sau:

i n i iY Y n n n n G         1 ) 1 ( 2 1 1  (4) Trong đó: 

Y: là thu nhập bình quân đầu người;

i

 : là thứ tự của người thứ i trong phân phối Y tính từ người giàu nhất và người giàu nhất có thứ tự 1;

n: số người

Giá trị của hệ số Gini biến thiên từ 0 (trong trường hợp tất cả mọi người đều có cùng mức thu nhập bình quân đầu người) đến 1 (trong trường hợp thu nhập trong xã hội chỉ tập trung vào một người). Hệ số Gini càng tiến gần 1 thì mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập bình quân đầu người càng cao, ngược lại.

Để giải thích rõ hơn hệ số Gini, luận án xem xét sự dịch chuyển thu nhập của các nhóm hộ gia đình có NCT có người di cư nội địa trước và sau khi nhận tiền gửi. Cụ thể, dựa vào thu nhập bình quân đầu người hàng tháng trước khi nhận tiền gửi, luận án xác định 5 nhóm hộ gia đình (1 là nhóm nghèo nhất, 2 là nhóm nghèo, 3 là nhóm trung bình, 4 là nhóm khá, 5 là nhóm giàu) và tương tự xác định lại các hộ gia đình này theo 5 nhóm trên dựa vào thu nhập bình quân đầu người hàng tháng khi nhận tiền gửi.

46

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Tác động của di cư nội địa tới đời sống người cao tuổi Việt Nam (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)