4.1. Kết quả đán á tá độn ủƣ nộ đị lên đờ sốn NCT
4.1.3. Kết quả đánh giá tác động của di cư nội địa lên đời sống xã hội của NCT
* Mô tả thống kê các biến được sử dụng trong mơ hình
Bản 4.10. Mơ tả t ốn ê á b ến đƣợ sử ụn tron mơ ìn
Cá b ến số Obs Mean Std. Dev. Min Max
T m á tổ ứ xã ộ 2789 .759 .428 0 1 T ếp ận á p ƣơn t ện t ôn t n đạ ún 2789 .901 .299 0 1 Có on ƣ nộ đị 2789 .494 .500 0 1 70-79 tuổ 2789 .294 .456 0 1 Từ 80 tuổ trở lên 2789 .280 .449 0 1 Nam 2789 .397 .489 0 1 T àn t ị 2789 .265 .441 0 1 Sốn một mìn 2789 .094 .291 0 1 Sốn vớ vợ/ ồn 2789 .181 .385 0 1 Khác 2789 .077 .267 0 1 Số on trun bìn 2789 1,308 1,239 0 9 T ểu ọ 2789 .172 .377 0 1 Trun ọ ơ sở 2789 .158 .365 0 1 P ổ t ôn trun ọ 2789 .129 .335 0 1 T u n ập từ 10 đến 100 tr ệu/ năm 2789 .644 .479 0 1
T u n ập trên 100 tr ệu/ năm 2789 .081 .273 0 1
Nguồn: Tính tốn từ VNAS2011
Bảng 4.10 cho thấy rằng có gần 76% số người cao tuổi tham gia các tổ chức xã hội và có tới 90% người cao tuổi tiếp cận các phương tiện thông tin đại chúng. Bảng số liệu cịn nêu rõ có 49% người cao tuổi có con di cư nội địa, hơn một nửa số người cao tuổi từ 70 tuổi trở lên và phần lớn người cao tuổi có thu nhập trong khoảng từ 10 triệu đến 100 triệu đồng một tháng.
94
* Kết quả đánh giá tác động của di cư nội địa tới đời sống xã hội của NCT Việt Nam Bản 4.11. Kết quả đán á tá độn ủ ƣ nộ đị lên á í ạn ủ đờ sốn xã ộ ủ n ƣờ o tuổ B ến số Access_media (t ếp ận á p ƣơn t ện t ôn t n) Social (t m á tổ ứ xã ộ )
Có con di cư nội địa (out_childh) 0,396***(0,103) 0,256*** (0,0946)
Giáo dục (edu) 0,427*** (0,0685) 0,247*** (0,0518)
Thu nhập của hộ gia đình (income) 0,457*** (0,101) -0,294*** (0,0939)
Qui mơ hộ gia đình (liv_cat3) 0,0970* (0,0551) 0,0507 (0,0484)
Tuổi (age_cat3) -0,683*** (0,0652) 0,162*** (0,0601)
Khu vực sống (d_urban) 0,247* (0,131) -0,649*** (0,108)
Giới tính (d_male) 0,430*** (0,119) 0,285*** (0,105)
Constant 1,076*** (0,132) 1,126*** (0,121)
Observations 2.647 2.647
Ghi chú: độ lệch chuẩn được thể hiện trong ngoặc. *** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1 Nguồn: Tính tốn theo VNAS 2011
Đối với việc tham gia các tổ chức xã hội nói chung, Bảng 4.11 cũng khẳng định rằng NCT có con di cư sẽ có nhiều khả năng tham gia các tổ chức xã hội hơn NCT khơng có con di cư. Kết quả này cũng có thể được giải thích rằng NCT có con di cư sẽ không phải dành thời gian và sức lực chăm sóc những người con di cư nên sẽ có điều kiện hơn để tham gia các hoạt động xã hội. Mặt khác, những NCT có con di cư có nhiều khả năng được con cái hỗ trợ kinh tế thông qua tiền gửi nên họ cũng đỡ vất vả trong việc kiếm sống hơn nên có điều kiện tốt hơn để tham gia các hoạt động xã hội.
Kết quả còn cho thấy NCT ở độ tuổi càng cao thì càng có khả năng tham gia các tổ chức xã hội hơn các nhóm cịn lại. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và UNFPA (2016) cho rằng những NCT ở nhóm tuổi càng cao càng có nhiều khả năng tham gia các tổ chức xã hội vì hiện có nhiều chính sách và chế độ ưu đãi hướng đến những NCT ở nhóm tuổi càng cao để giúp họ có điều kiện tốt để tham gia các tổ chức xã hội.
95
Kết qủa còn cho biết thêm rằng nam giới cao tuổi có nhiều khả năng tham gia các hoạt động xã hội hơn nữ giới cao tuổi. Điều này có thể được giải thích trong Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và UNFPA (2016) rằng phụ nữ cao tuổi trong các gia đình, đặc biệt là các gia đình nơng thơn, thường hay phải làm việc nhà và trông cháu, chắt cho con cái đi làm việc nên ít có điều kiện về thời gian để tham gia các hoạt động xã hội hơn so với nam giới. Mặt khác, do tâm lí NCT Việt Nam thường cho rằng phụ nữ không nên tham gia các hoạt động xã hội nên cũng phần nào hạn chế khả năng tham gia các động xã hội của NCT là nữ giới.
Về khía cạnh nơi sống, kết quả hồi qui logistics cho thấy rằng NCT ở thành thị sẽ ít tham gia các tổ chức xã hội hơn ở nơng thơn. Điều này có thể được giải thích như sau: thứ nhất, NCT ở nông thôn chiếm đa số (tới 73,5%) trong tổng số NCT Việt Nam, vì vậy tỷ lệ NCT ở nơng thôn sẽ tham gia các tổ chức xã hội ở nông thôn nhiều hơn NCT ở thành phố; thứ hai, ở nông thôn nhiều tổ chức như Hội nông dân và Hội cựu chiến binh hoạt động phổ biến hơn ở thành phố nên tỷ lệ NCT tham gia sẽ nhiều hơn.
Bảng 4.11 cũng cho thấy rằng NCT có học vấn càng cao thì càng có nhiều khả năng tham gia các tổ chức xã hội hơn NCT khơng đi học hoặc chỉ mới hồn thành cấp tiểu học. Kết quả này có cũng được chứng minh trong nghiên cứu của Carla Cachadinha và cộng sự (2011) cho rằng những người có trình độ văn hóa cao sẽ có hiểu biết hơn và sẽ có điều kiện hơn để tham gia các tổ chức xã hội. Mặt khác, những người có trình độ giáo dục cao thường có việc làm có lương lúc ở tuổi lao động, vì vậy khi về già họ có thu nhập ổn định từ lương hưu và không phải lao động nhiều để kiếm sống nên sẽ có nhiều thời gian và sức khỏe để tham gia các hoạt động xã hội.
Liên quan đến khía cạnh thu nhập, kết quả cho thấy rằng thu nhập hộ gia đình càng cao thì NCT càng ít có khả năng tham gia các hoạt động xã hội. Carla Cachadinha (2011) cũng khẳng định rằng những hoạt động tạo ra thu nhập cũng làm hạn chế khả năng NCT tham gia các tổ chức xã hội.
Đối với vấn đề nâng cao nhận thức xã hội thông qua các phương tiện thông
tin đại chúng, kết quả cho thấy rằng những NCT có con di cư nội địa sẽ có điều kiện
tốt hơn để tiếp cận các phương tiện thông tin đại chúng. Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu HelpAge International ở Moldova (2010) cho rằng khi con cái di cư thì NCT cịn lại ở quê nhà sẽ có nhiều thời gian hơn để thực hiện các hoạt động văn hóa như đọc báo, nghe đài, xem tivi, đọc sách. Ngoài ra, việc NCT tiếp cận các phương tiện thơng tin đại chúng cịn bị ảnh hưởng bởi những yếu tố sau:
96
Bảng 4.11 còn cho thấy rằng NCT trong nhóm càng cao thì càng ít có khả năng tiếp cận các phương tiện thơng tin đại chúng hơn các nhóm cịn lại vì có thể do điều kiện sức khỏe, NCT ở nhóm này thường bị hạn chế khả năng nghe và nhìn.
Kết quả cịn cho thấy rằng NCT ở thành phố có nhiều khả năng để tiếp cận các phương tiện thông tin đại chúng hơn NCT ở nơng thơn. Điều này có thể được giải thích rằng NCT ở thành thị có đời sống cao hơn nên sẽ có điều kiện kinh tế tốt hơn nên được trang bị đầy đủ tiện nghi sinh hoạt như Tivi, đài, internet. Mặt khác, NCT ở khu vực thành phố thường là những người nghỉ hưu nên họ có trình độ văn hóa cao hơn vì vậy họ cũng có điều kiện tốt hơn để tiếp cận các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao đời sống văn hóa xã hội hơn.
Liên quan đến khía cạnh sắp xếp cuộc sống, kết quả cho thấy rằng NCT sống một mình sẽ có điều kiện tốt hơn để tiếp cận các phương tiện thông tin đại chúng. Điều này có thể được giải thích rằng những NCT sống một mình thường ít phải chăm sóc con cái và cháu hơn, cũng như ít phải làm việc nhà hơn nên có điều kiện về mặt thời gian để đọc báo, nghe đài, và xem Tivi hơn các đối tượng còn lại.
Bảng 4.11 còn cho thấy trình độ giáo dục càng cao càng có nhiều khả năng tiếp cận các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức xã hội của mình.
Cuối cùng, bảng kết quả cho thấy rằng những NCT có thu nhập càng cao thì càng có khả năng tiếp cận các phương tiện thơng tin đại chúng. Điều này có thể được giải thích rằng những NCT sống trong các gia đình có thu nhập cao sẽ được trang bị các phương tiện thông tin đại chúng tốt hơn và sẽ có khả năng tiếp cận các phương tiện thông tin đại chúng nhiều hơn những NCT sống trong các hộ gia đình có thu nhập thấp.