b. Phần mềm Violet
2.1.7.2. Nhận biết đường cao của hình tam giác
Để chuẩn bị học diện tích hình tam giác, ở lớp 5, HS được tiếp xúc một yếu tố của hình là đường cao. Đường cao của hình tam giác được mô tả như sau: Trong một tam giác có thể lấy bất cứ cạnh nào làm đáy. Đoạn thẳng vuông góc với đáy, kẻ từ đỉnh đối diện hình tam giác xuống đáy gọi là đường cao.
Cứ mỗi dạng hình tam giác như vậy lại có các đường cao tương ứng khác nhau, tiếp tục dùng ê ke để kẻ đường cao cho các tam giác.
48
2.2. Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học đại lƣợng hình học trong môn Toán lớp 4, 5
2.2.1. Xây dựng một số quy tắc tính diện tích các hình
2.2.1.1. Xây dựng quy tắc tính diện tích hình bình hành
Trong chương trình môn Toán lớp 4, việc xây dựng quy tắc tính diện tích hình bình hành được giới thiệu trong bài Diện tích hình bình hành
(SGK/103).
Mục tiêu bài Diện tích hình bình hành: Giúp HS biết cách tính diện tích hình bình hành.
Đầu tiên, GV giới thiệu hình bình hành, chỉ ra đường cao, cạnh đáy của hình bình hành.
Tạo hiệu ứng cắt theo chiều cao của hình bình hành để được 1 hình tam giác và 1 hình tứ giác.
49
Sau đó ghép lại thành hình chữ nhật.
GV hướng dẫn HS quan sát hình vừa ghép với hình bình hành trước khi cắt và so sánh cạnh đáy DC của hình bình hành với chiều dài HI của hình chữ nhật (bằng nhau), rồi so sánh diện tích hai hình (bằng nhau).
Yêu cầu HS nêu cách tính diện tích hình chữ nhật. GV giúp HS nhận ra chiều cao của hình bình hành chính là chiều rộng của hình chữ nhật, cạnh đáy của hình bình hành là chiều dài của hình chữ nhật.
50
Từ công thức tính diện tích hình chữ nhật, GV hướng dẫn HS rút ra quy tắc và công thức tính diện tích hình bình hành.
2.2.1.2. Xây dựng quy tắc tính diện tích hình thoi
Quy tắc tính diện tích hình thoi được xây dựng trong bài Diện tích hình thoi (SGK/142) nhằm giúp HS biết cách tính diện tích hình thoi.
Xây dựng diện tích hình thoi dựa vào diện tích hình chữ nhật
Đầu tiên, GV giới thiệu hình thoi và chỉ ra độ dài hai đường chéo.
Từ hình thoi ABCD, cắt theo đường chéo AC thành hai hình tam giác ABC và ADC.Từ tam giác ADC, cắt theo đường thẳng OD thành hai hình tam giác AOD và ODC. Ghép với các hình vừa cắt để được hình chữ nhật MNCA.
51
Dựa vào hình vẽ, GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét diện tích hình thoi và hình chữ nhật vừa ghép (bằng nhau). Rút ra cách tính diện tích hình thoi.
Rút ra quy tắc và công thức.
52
Vì diện tích hình bình hành được học trước diện tích hình thoi nên ngoài cách xây dựng hình thoi dựa vào diện tích hình chữ nhật, ta có thể dựa vào hình bình hành để xây dựng quy tắc và công thức tính diện tích hình thoi. Các bước thực hiện tương tự như ở trên.
GV có thể hỏi HS để HS sử dụng tư duy, ngoài cách tính diện tích hình thoi thông qua hình chữ nhật thì còn có thể tính diện tích thông qua hình gì đã học.
Cắt theo đường chéo AC ta được 2 hình tam giác ABC và ADC.
Ghép hình vừa cắt tạo thành hình bình hành ABCD.
53
Sau đó, rút ra quy tắc và công thức.
2.2.1.3. Xây dựng quy tắc tính diện tích hình tam giác
Quy tắc tính diện tích hình thoi được xây dựng trong bài Diện tích hình tam giác (SGK/87) ở lớp 5, nhằm giúp HS biết cách tính diện tích hình tam
giác.
Để xây dựng quy tắc hình tam giác, người ta tiến hành qua các bước như sau:
Ghép hình
54
Ở hình tam giác thứ hai, cắt theo đường cao để được hai mảnh tam giác 1 và 2.
Xoay và ghép hai mảnh vừa cắt được vào hình tam giác thứ nhất để tạo thành hình chữ nhật.
Nhận xét hình vừa ghép
GV yêu cầu HS dựa vào hình ảnh quan sát để so sánh chiều dài DC của hình chữ nhật với độ dài cạnh đáy DC của hình tam giác (bằng nhau), và so sánh chiều rộng AD của hình chữ nhật và chiều cao EH của hình tam giác (bằng nhau).
55
Từ các bước ghép hình và nhận xét ở trên, GV yêu cầu HS so sánh diện tích hình chữ nhật ABCD và diện tích hình tam giác EDC.
Hình thành quy tắc và công thức
GV yêu cầu HS nêu công thức tính diện tích hình chữ nhật ABCD. Thay EH cho AD thì ta có diện tích hình chữ nhật ABCD là EH x DC.
GV hỏi: Diện tích của hình tam giác EDC bằng một nửa diện tích của hình chữ nhật, nên ta có diện tích hình tam giác EDC như thế nào?
GV hướng dẫn rút ra quy tắc tính diện tích hình tam giác: DC là gì của tam giác EDC? EH là gì của tam giác EDC? Vậy muốn tính diện tích hình tam giác ta làm thế nào?
56
Sau đó rút ra công thức:
2.2.1.4. Xây dựng quy tắc tính diện tích hình thang
Ở lớp 5, quy tắc tính diện tích hình thang được xây dựng trong bài Diện
tích hình thang (SGK/93) nhằm giúp HS biết cách tính diện tích hình thang.
Diện tích hình thang được xây dựng theo các bước như sau:
Cắt, ghép hình
57
Tạo hiệu ứng để cắt hình tam giác ABM, sau đó ghép với hình tứ giác AMCD để được tam giác ADK.
Nhận xét hình vừa ghép
Dựa vào hình ảnh quan sát được, GV yêu cầu HS so sánh diện tích hình thang ABCD với diện tích hình tam giác ADK, so sánh độ dài cạnh đáy của tam giác ADK so với tổng độ dài 2 đáy của hình thang ABCD.
58
Hình thành quy tắc và công thức
GV yêu cầu HS nêu công thức tính diện tích hình tam giác và tính diện tích hình tam giác ADK. Thay DK bằng (DC + CK) thì ta có diện tích hình tam giác ADK là
Mà
Vậy diện tích hình thang ABCD là
GV hướng dẫn rút ra quy tắc tính diện tích hình thang: DC và AB là gì của hình thang ABCD? AH là gì của hình thang ABCD? Vậy muốn tính diện tích hình thang ta làm thế nào?
59
2.2.1.5. Xây dựng quy tắc tính diện tích hình tròn
Ở lớp 5, quy tắc tính diện tích hình tròn được xây dựng trong bài Diện tích hình tròn (SGK/99) nhằm giúp HS biết cách tính diện tích hình tròn.
Diện tích hình tròn được xây dựng theo các bước như sau:
GV thao tác các bước trên máy tính, cắt hình tròn thành các mảnh bằng nhau và ghép lại.
Hướng dẫn HS cách tính diện tích của hình chữ nhật vừa ghép được.
Cuối cùng hướng dẫn HS rút ra quy tắc và công thức tính diện tích hình tròn.
60
2.2.2. Xây dựng một số quy tắc tính thể tích các hình
Dạy đo thể tích hình khối được tiến hành tương tự như dạy đo diện tích hình phẳng.
2.2.2.1. Xây dựng quy tắc tính thể tích hình hộp chữ nhật
Quy tắc tính thể tích hình hộp chữ nhật được xây dựng trong bài Thể tích hình hộp chữ nhật (SGK/120).
Mục tiêu dạy học bài Thể tích hình hộp chữ nhật: -Có biểu tượng về thể tích hình hộp chữ nhật.
-Biết tính thể tích hình hộp chữ nhật.
-Biết vận dụng công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật để giải một số bài tập liên quan.
Các bước hình thành quy tắc tính thể tích hình hộp chữ nhật tiến hành như sau:
61
GV thao tác bước ghép số hình lập phương có thể tích 1cm3 vào hình hộp chữ nhật trên.
Dựa vào hình ảnh trực quan mà đưa ra cách tính thể tích hình hộp chữ nhật có chiều dài 20cm, chiều rộng 16cm, chiều cao 10cm.
62
2.2.2.2. Xây dựng quy tắc tính thể tích hình lập phương
Quy tắc tính thể tích hình hộp chữ nhật được xây dựng trong bài Thể tích hình lập phương (SGK/122), ngay sau bài Thể tích hình hộp chữ nhật.
Mục tiêu dạy học bài Thể tích hình lập phương: -Biết công thức tính thể tích hình lập phương.
-Biết vận dụng công thức để tính thể tích hình lập phương để giải một số bài tập liên quan.
Hình lập phương là trường hợp đặc biệt của hình hộp chữ nhật khi các kích thước chiều dài, chiều rộng, chiều cao đều bằng nhau. Ta có thể dựa vào đó để xây dựng quy tắc và công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật.
Các bước hình thành quy tắc tính thể tích hình hộp chữ nhật tiến hành như sau:
GV chiếu hình lập phương có thể tích 1 cm3 cho HS quan sát và hỏi: 1 cm3 là thể tích của hình lập phương có cạnh là bao nhiêu cm?
Tiếp theo GV chiếu hình lập phương có cạnh 3cm cho HS quan sát. Để kiểm tra kiến thức HS, GV hỏi HS các câu sau: Hình lập phương là hình có mấy mặt? Các mặt là hình gì? Và như thế nào?Hình lập phương bên có cạnh là bao nhiêu?
63
GV tiếp tục dẫn dắt để HS tìm ra quy tắc tính thể tích hình lập phương. Để tính thể tích hình lập phương có cạnh 3cm, ta cần tìm số số hình lập phương 1cm3 xếp vào đầy hình lập phương cạnh 3cm. Mỗi lớp có bao nhiêu hình lập phương 1cm3? Cần xếp mấy lớp? Vậy 3 lớp có bao nhiêu hình lập phương 1cm3
? Hình lập phương là trường hợp đặc biệt của hình hộp chữ nhật khi các kích thước chiều dài, chiều rộng và chiều cao của hình hộp chữ nhật như thế nào với nhau?
Yêu cầu HS vận dụng trường hợp đặc biệt của hình hộp chữ nhật lên bảng viết cách tính thể tích hình lập phương có cạnh 3cm.
Từ ví dụ trên, GV hướng dẫn HS rút ra quy tắc và công thức tính thể tích hình lập phương.
64
2.2.3. Xây dựng một số trò chơi trong dạy học các yếu tố hình học và đại lượng hình học trong môn Toán lớp 4, 5 lượng hình học trong môn Toán lớp 4, 5
2.2.3.1. Trò chơi: “Thả cá vào bể”
Mục đích của trò chơi này là nhằm ôn lại hệ thống kiến thức hình học ở lớp 5 thông qua hình thức thả cá vào chậu cảnh.
Luật chơi: GV đọc câu hỏi và chỉ định HS giơ tay nhanh nhất trả lời bằng cách lựa chọn các đáp án, GV kích chuột để thả cá vào bể, nếu đáp án đúng thì cá được thả vào bể, nếu sai thì sẽ không xuất hiện hiệu ứng cá được thả và HS khác giành quyền trả lời.
65
2.2.3.2. Trò chơi “Thỏ tìm đường về nhà”
+ Mục đích: Trò chơi này nhằm giúp HS ôn lại kiến thức về tính diện tích hình tam giác và diện tích hình thang trong bài luyện tập. Các câu hỏi đều tập trung ôn lại cách tính diện tích hai hình nói trên thông qua hình thức tìm đường về nhà cho thỏ con.
Chuẩn bị của GV
-GV chuẩn bị các bài tập có nội dung liên quan đến tính diện tích hình tam giác và hình thang.
-Thiết kế slide, trình bày các hiệu ứng, liên kết slide.
-Tổ chức cho HS chơi (phổ biến luật chơi, giám sát và hướng dẫn HS chơi, đánh giá kết quả sau khi chơi, tuyên dương, phê bình).
66
+ Mỗi bước đi tương ứng với một câu hỏi, HS trả lời đúng câu hỏi thì thỏ con mới bước lên một bước để về nhà được.
+ Cuối cùng, khi trả lời đúng hết các câu hỏi, thỏ con được về nhà và kết thúc trò chơi.
67
2.2.3.3. Trò chơi “Ô chữ”
+ Trò chơi này giúp HS ôn lại các quy tắc tính diện tích các hình đã học, hay các đặc điểm của một số hình bằng hình thức trả lời câu hỏi ở ô chữ bí mật.
Có thể sử dụng trò chơi này vào các bài học có nội dung ôn tập cách tính diện tích các hình, hay sử dụng ở phần kiểm tra bài cũ ở mỗi sau bài dạy về cách tính diện tích của một hình.
68
Tiểu kết chƣơng 2
-Dạy học các nội dung hình học ở Tiểu học là một nội dung khá trừu tượng và khó học đối với lứa tuổi HS Tiểu học. Để có thể tiết kiệm thời gian trên lớp vì các thao tác vẽ hình trên bảng, GV cần có sự chuẩn bị kĩ càng hơn qua việc thiết kế bài giảng điện tử, bằng cách sử dụng các phần mềm dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học, có nhiều thời gian cho HS thực hành - luyện tập.
-ƯDCNTT vào dạy học các yếu tố hình học không chỉ giúp bài học trở nên sinh động hơn mà còn giúp GV nâng cao kĩ năng, trình độ tin học của mình.
-Tuy nhiên, khi ƯDCNTT, người GV không nên quá lạm dụng các phần mềm mà đưa hết các kiến thức trong SGK vào bài giảng điện tử. Sử dụng vừa phải, ứng dụng đúng hoạt động, phù hợp mục đích, yêu cầu của bài học.
-Trong giới hạn đề tài này, chúng tôi chủ yếu tập trung ứng dụng một số phần mềm dạy học chủ yếu trong hoạt động hình thành kiến thức mới của từng bài cụ thể. Vì nếu hoạt động hình thành kiến thức mới mà đạt hiệu quả thì hoạt động vận dụng thực hành cũng được tiến hành thuận lợi hơn. Mặt khác, các bước cắt, ghép hình nếu tiến hành thủ công sẽ mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến tiến độ bài học.
-Khi sử dụng bài giảng điện tử, GV cần có biện pháp kết hợp nhiều PPDH khác nhau, phù hợp với từng hoạt động dạy học nhằm đạt hiệu quả tối ưu và phát huy tối đa tính tự giác, tích cực của HS.
CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
3.1.Mục đích thực nghiệm
Để kiểm nghiệm tính khả thi, đúng đắn của đề tài và đánh giá hiệu quả của việc ƯDCNTT trong dạy học các yếu tố hình học và đại lượng hình học
69
trong môn Toán lớp 4, 5; chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm tại trường Tiểu học Hải Vân - 256 Nguyễn Văn Cừ, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.
Qua đó, giúp bản thân rút ra một số kinh nghiệm trong công tác giảng dạy ở trường học, áp dụng đề tài nghiên cứu vào việc củng cố, trau dồi chuyên môn, kĩ năng sử dụng và ƯDCNTT trong dạy học.
3.2.Yêu cầu thực nghiệm
Khi tiến hành thực nghiệm cần chú ý về những giả thuyết đặt ra, về những vấn đề cần kiểm tra để chứng minh kết quả. Thực nghiệm phải đảm bảo các yêu cầu sau:
-Thực nghiệm phải đảm bảo kết quả về mặt định lượng, có tính khoa học, khách quan và phù hợp thực tế.
-Các mẫu bài thực nghiệm phải có nội dung phù hợp, có ý nghĩa đại diện cho chương trình phân môn đang nghiên cứu nhằm đánh giá tác dụng của việc ƯDCNTT vào dạy học một số yếu tố hình học và đại lượng hình học trong môn Toán lớp 4, 5 nói riêng và bậc Tiểu học nói chung.
3.3.Chuẩn bị thực nghiệm
3.3.1. Đối tượng thực nghiệm
Tiến hành thực nghiệm ở HS khối 4 của trường tiểu học Hải Vân. Trên hai lớp: lớp 4/2 do cô Dương Thị Mỹ Thanh chủ nhiệm là nhóm đối chứng, lớp 5/3 do cô Đinh Thị Thu Ngà chủ nhiệm là nhóm thực nghiệm, mỗi lớp gồm 32 HS. Lớp thực nghiệm sẽ được áp dụng giải pháp. Hai lớp đều tương đương về ý thức học tập, luôn tích cực, chủ động trong các giờ học.
Kết quả năm học vừa qua của hai lớp, tương đương về xếp loại học lực cuối