b. Phần mềm Violet
3.3.1. Đối tượng thực nghiệm
Tiến hành thực nghiệm ở HS khối 4 của trường tiểu học Hải Vân. Trên hai lớp: lớp 4/2 do cô Dương Thị Mỹ Thanh chủ nhiệm là nhóm đối chứng, lớp 5/3 do cô Đinh Thị Thu Ngà chủ nhiệm là nhóm thực nghiệm, mỗi lớp gồm 32 HS. Lớp thực nghiệm sẽ được áp dụng giải pháp. Hai lớp đều tương đương về ý thức học tập, luôn tích cực, chủ động trong các giờ học.
Kết quả năm học vừa qua của hai lớp, tương đương về xếp loại học lực cuối năm của tất cả các môn.
3.3.2. Ti u chí đánh giá
Chúng tôi đánh giá bằng nhận xét, dựa vào kết quả hoàn thành phiếu thực nghiệm của HS. Chúng tôi phân ra các mức độ đánh giá như sau:
+ Giỏi: HS đạt điểm 9 – 10. + Khá: HS đạt điểm 7 – 8.
70 + Trung bình: HS đạt điểm 5 – 6. + Yếu: Dưới 5 điểm.
3.4. Nội dung, quá trình thực nghiệm
3.4.1. Nội dung thực nghiệm
-Thực nghiệm giảng dạy: 2 tiết dạy có ƯDCNTT:
Tiết 1: Hình thoi ( SGK4/140).
Tiết 2: Diện tích hình thoi (SGK4/142).
Chúng tôi cũng tiến hành dạy 2 tiết như trên cho nhóm lớp đối chứng (lớp 4/2) với sự trợ giúp của GV Dương Thị Mỹ Thanh (hai tiết dạy ở lớp 4/2 không có ƯDCNTT, được dạy theo PPDH truyền thống).
-Thực nghiệm điều tra: Cho học sinh ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng làm bài kiểm tra sau thực nghiệm (hình thức gồm cả trắc nghiệm và tự luận) về nội dung kiến thức sau hai bài học.
3.4.2. Quá trình thực nghiệm
- Thực nghiệm giảng dạy: + Tiết 1: Hình thoi.
Ngày 11/03/2014 - Lớp 4/3 trường Tiểu học Hải Vân. + Tiết 2: Diện tích hình thoi.
Ngày 12/03/2014 - Lớp 4/3 trường Hải Vân. - Thực nghiệm điều tra:
Cho HS hoàn thành phiếu thực nghiệm vào ngày 13/03/2014.
3.5. Phƣơng pháp thực nghiệm
-PP vấn đáp: Qua dự giờ các tiết dạy, trao đổi và nói chuyện trực tiếp với các GV, chúng tôi thu thập được một số thông tin cần thiết về việc ƯDCNTT vào dạy học môn Toán nói chung và ƯDCNTT vào dạy học mảng hình học ở lớp 4, 5 nói riêng.
71
-PP quan sát: Dự giờ các tiết dạy về các dạng toán liên quan đến đề tài của GV ở trường Tiểu học Hải Vân trong đợt kiến tập và thực tập sư phạm.
-PP thực hành, luyện tập: Thực nghiệm giảng dạy, cho HS làm bài tập để củng cố kiến thức, hình thành kĩ năng làm bài tập toán.
-PP điều tra: Chúng tôi phát ra 64 phiếu thực nghiệm trên đối tượng HS, số phiếu thu lại là 64 phiếu.
-PP thống kê toán học: sử dụng PP này để xử lí kết quả điều tra bằng cách tính tỉ lệ phần trăm.
3.6. Đánh giá kết quả thực nghiệm
Kết quả đạt được sau khi HS hoàn thành phiếu thực nghiệm
Lớp Sỉ số Giỏi Khá Trung bình Yếu
SL % SL % SL % SL % 4/3 (thực nghiệm) 32 16 50 14 43,75 2 6,25 0 0 4/2 (đối chứng) 32 12 37,5 16 50 4 12,5 0 0
Bảng so sánh lớp đối chứng và lớp thực nghiệm sau khi hoàn thành phiếu thực nghiệm
72
phiếu thực nghiệm
Qua bảng kết quả và biểu đồ so sánh, ta thấy chất lượng của lớp 4/3 khi giảng dạy có ƯDCNTT đạt kết quả cao hơn lớp 4/2 khi giảng dạy không có ƯDCNTT. Trong quá trình giảng dạy kết hợp lắng nghe phản hồi từ GV Dương Thị Mỹ Thanh, chúng tôi nhận thấy, hầu hết HS lớp 4/3 hứng thú với bài học hơn, nắm bài nhanh hơn so với HS ở lớp 4/2. Ngoài ra, bài giảng có ƯDCNTT giúp GV tốn ít thời gian thao tác hơn, có nhiều thời gian cho HS làm bài tập thực hành. Tuy nhiên, việc ƯDCNTT trong dạy học không phải lúc nào cũng đạt hiệu quả cao. Tùy từng bài, từng hoạt động, tiết dạy mà áp dụng PP, hình thức cho hợp lí và đạt kết quả tối ưu.
73
Tiểu kết chƣơng 3
Nhìn vào bảng kết quả kết hợp với việc quan sát, theo dõi các HS trong tiết học, chúng tôi đã có nhận định khả quan về việc ƯDCNTT trong dạy học. Không chỉ góp phần nâng cao nhận thức của HS về các đối tượng hình học mà còn giúp các em hứng thú, sôi nổi hơn trong giờ học, HS tiếp thu bài nhanh. Đồng thời, với bài giảng có ƯDCNTT, chúng tôi đã tiết kiệm được thời gian trong việc thao tác trên bảng đen, giảm bớt các khoản chi phí vào việc thiết kế đồ dùng dạy học.
Qua thực nghiệm tôi cũng rút ra những kinh nghiệm quý báu: Trong tiết học có ƯDCNTT, GV nên chỉ cho HS tiếp xúc với màn hình khoảng tối đa 30 phút, nếu nhìn quá lâu hoặc liên tục sẽ có hại cho mắt của HS, hoặc cứ 30 phút thì cho HS thư giãn mắt, như thế cũng giúp HS bớt căng thẳng hơn trong giờ học.
Sau khi thực nghiệm, chúng tôi đã có kết quả khả quan, chứng tỏ việc ƯDCNTT trong dạy học các yếu tố hình học và đại lượng hình học là hợp lý, đề tài có thể ứng dụng được vào thực tế giảng dạy.
74
PHẦN KẾT LUẬN
1. Một số kết luận và kiến nghị
1.1. Kết luận chung
-Đổi mới PPDH trong đó có PPDH Toán là một yêu cầu tất yếu và cấp bách của giáo dục nước ta hiện nay. Hướng đổi mới PPDH Toán hiện nay (và cũng là một trong những xu thế dạy học hiện đại trên thế giới) là tích cực hóa hoạt động học tập của HS, khơi dậy và phát triển khả năng tự học, nhằm hình thành cho HS tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo; nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức và thực tiễn, tác động đến tình cảm, tạo niềm vui, hứng thú học tập cho HS. Để làm được những điều nói trên, việc ƯDCNTT là cần thiết.
-Hơn ai hết, người GV chính là cốt cán trong công tác đổi mới PPDH, để nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần làm mới công tác giáo dục, trước hết, người GV phải luôn chủ động, tìm tòi, sáng tạo, không ngừng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, luôn đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ khoa học hiện đại, trau dồi kĩ năng tin học để mọi lúc mọi nơi đều có ích, có tác dụng đối với công tác giáo dục.
-GV là người phải nắm được đặc điểm nhận thức và đặc điểm tâm sinh lí của HS để hỗ trợ cho việc giảng dạy được tốt. Khả năng tư duy các em còn chưa phát triển cao; khả năng diễn đạt còn chậm, chưa mạnh dạn trình bày ý kiến, chưa có thói quen tự học, tự rèn luyện.
-Dạy học mảng hình học ở Tiểu học là một nội dung khó, để giảng dạy có hiệu quả, trước hết GV cần tìm hiểu kĩ nội dung, hình thức và các PPDH có thể vận dụng vào việc giảng dạy, làm cho HS hứng thú, tích cực và chủ động chiếm lĩnh kiến thức, luôn tạo sự mới mẻ trong mỗi tiết học nhằm giúp HS nắm bài một cách hăng say hơn.
-Khi soạn bài giảng có ƯDCNTT, GV phải tìm hiểu kĩ để xem hoạt động nào cần ƯDCNTT, hoạt động nào dạy theo PP truyền thống sẽ hiệu quả hơn, không phải lúc nào cũng ƯDCNTT là sẽ thành công.
75
-Quan trọng hơn hết, khi GV giảng dạy có ƯDCNTT, GV cần xem xét mức độ phù hợp của ánh sáng đèn điện, độ sáng của màn hình chiếu, các thiết bị, công cụ phải luôn an toàn với HS.
1.2.Kiến nghị
1.2.1. Đối với nhà trường
-Nhà trường cần tạo điều kiện về cơ sở vật chất như: phòng học, máy chiếu, máy vi tính… cho GV thuận lợi trong việc ứng dụng các phần mềm dạy học vào việc thiết kế bài giảng điện tử nhằm nâng cao hiệu quả dạy học.
-Nhà trường cần tổ chức các cuộc thi thiết kế giáo án điện tử nhằm nâng cao trình độ tin học cho GV, đồng thời các GV có cơ hội học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm ƯDCNTT.
-Tổ chức các khóa học tập huấn để nâng cao trình độ tin học cho GV. Trang bị sách bồi dưỡng chuyên môn trong thư viện trường để phục vụ cho công tác học tập và tham khảo của GV.
-Tăng cường các tiết dự giờ, thao giảng có sử dụng giáo án điện tử.
1.2.2. Đối với các cấp lãnh đạo
-Tạo điều kiện cho GV được tham gia giao lưu học tập, tập huấn về đổi mới PPDH, bố trí nhiều tiết dạy mẫu để GV vận dụng một cách linh hoạt trong việc giảng dạy với từng đối tượng HS.
-Các cấp quản lý giáo dục cần tạo cơ hội và động viên kịp thời khi GV thực hiện đổi mới PPDH dù là nhỏ nhất.
-Bộ Giáo dục, sở Giáo dục và Đào tạo cần có chủ trương khuyến khích ƯDCNTT trong dạy học.
-Sử dụng nguồn kinh phí đầu tư trang thiết bị, phương tiện dạy học và công nghệ thông tin cho các trường học.
76
-Việc ƯDCNTT trong dạy học đạt hiệu quả tối ưu hay không phần lớn phụ thuộc vào năng lực, nghiệp vụ chuyên môn của người GV. Do đó, ngoài sự quan tâm chỉ đạo của nhà trường và các ban ngành có liên quan, người GV cần chủ động tìm tòi, nghiên cứu để bản thân có những kiến thức, kĩ năng cần thiết phục vụ cho công tác dạy học.
-Ngoài năng lực chuyên môn của bản thân, GV cần tự bồi dưỡng cho mình những kiến thức cơ bản về tin học, khai thác những phần mềm hữu ích phục vụ công tác dạy học. Mặt khác, tích cực tham gia các buổi tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về tin học để có thể thiết kế những bài giảng điện tử hay, sinh động phục vụ cho công tác dạy học cũng như nâng cao năng lực cho bản thân.
-Tích cực tham gia các giờ dạy thao giảng có ƯDCNTT, dự giờ các tiết dạy bằng giáo án điện tử của đồng nghiệp để rút kinh nghiệm cho mình.
-GV phải là người có tâm huyết với nghề, luôn xem công tác dạy học là một điều cao quý, chủ động tìm tòi, nâng cao năng lực bản thân, cố gắng nâng cao chất lượng giờ dạy bằng những hình thức và PP thích hợp.
2. Một số kết quả đạt đƣợc sau đề tài
Sau khi hoàn thành đề tài “Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học
một số yếu tố hình học và đại lượng hình học trong môn Toán lớp 4, 5”, đề
tài đã đạt được những kết quả sau:
-Tìm hiểu những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài như đặc điểm tâm sinh lí của HS Tiểu học, nghiên cứu các PP và hình thức tổ chức dạy học môn Toán ở Tiểu học, nội dung chương trình môn Toán lớp 4, 5 cũng như việc dạy học mảng hình học trong chương trình môn Toán lớp 4, 5. Đồng thời tìm hiểu việc ƯDCNTT vào dạy học một số nội dung hình học, thiết kế được một số giáo án điện tử phục vụ việc giảng dạy.
-Đề tài có thể là tài liệu tham khảo cho GV, HS, phụ huynh HS, các sinh viên của ngành Sư phạm Giáo dục Tiểu học và cho cả bản thân người viết để phục vụ cho việc dạy và học một số yếu tố hình học và đại lượng hình học trong môn Toán lớp 4, 5.
77
-Sau đề tài, bản thân người viết có khả năng tự thiết kế các giáo án điện tử phục vụ việc giảng dạy ở trường Tiểu học. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian cũng như kinh nghiệm nên số lượng giáo án tự thiết kế chưa nhiều.
Đề tài còn mang lại một số kinh nghiệm cho bản thân người viết:
+ Bước đầu nắm được quy trình nghiên cứu và cách thức trình bày một đề tài nghiên cứu khoa học. Đây cũng sẽ là cơ sở để tiến hành tốt hơn những bài nghiên cứu khoa học tiếp theo, sau này ra đi dạy thì đó là các sáng kiến kinh nghiệm.
+ Thông qua việc nghiên cứu làm đề tài, bản thân tôi nhận thấy rằng muốn hoàn thành và làm tốt một việc gì cần có sự cố gắng, kiên trì và đòi hỏi phải có tính khoa học, logic và sáng tạo và quan trọng hơn nữa chính là phải biết bảo vệ quan điểm của mình.
+ Qua nghiên cứu đề tài đã giúp tôi hình thành thói quen đọc sách, tập làm quen với nghiên cứu, tổng hợp và phân tích tài liệu. Bản thân cũng thấy mình mạnh dạn và kĩ năng giao tiếp với các em HS và thầy cô giáo cũng tốt hơn.
+ Việc thâm nhập thực tế ở trường tiểu học Hải Vân trong thời gian thực tập và thực nghiệm đã giúp tôi biết cách quan sát, tiếp cận và đánh giá được nhiều vấn đề về việc dạy và học; trong đó có nội dung thực dạy học một số yếu tố hình học và đại lượng hình học, những thuận lợi và khó khăn mà GV và HS gặp phải. Đó cũng là điều quan trọng thúc đẩy người viết suy nghĩ, tìm kiếm, lựa chọn những hình thức phù hợp phát huy tính tích cực cho HS khi học nội dung này.
Khóa luận tốt nghiệp này chính là kết quả đánh dấu kết thúc 4 năm học tập và rèn luyện của người viết tại trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng, là kết quả của sự cố gắng và nỗ lực của bản thân để hoàn thành đề tài. Tuy nhiên, đây là công trình nghiên cứu đầu tiên có ý nghĩa khoa học và thực tiễn nhưng được thực hiện trong thời gian không lâu nên chắc chắn còn nhiều thiếu sót, tồn tại nên bản thân rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
78
3.Hạn chế của đề tài
Việc tìm hiểu ƯDCNTT vào dạy học một số yếu tố hình học và đại lượng hình học trong môn Toán lớp 4, 5 đòi hỏi phải đầu tư nhiều thời gian và công sức. Đồng thời nó còn phụ thuộc vào trình độ chuyên môn, trình độ tin học của GV. Vì điều kiện khách quan không cho phép nên đề tài của chúng tôi mới chỉ thực nghiệm một số bài thuộc nội dung hình học. Do vậy, những nhận xét đánh giá kết quả chỉ là bước đầu, là cơ sở để ƯDCNTT trong dạy học.
4. Hƣớng nghiên cứu sau đề tài
Từ những kết quả thu được sau quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, chúng tôi mong muốn có thể tiếp tục một số hướng nghiên cứu cho công trình khác nhằm hoàn thiện về nội dung và PP ƯDCNTT trong dạy học Toán ở Tiểu học.
-Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học các nội dung khác trong môn Toán ở Tiểu học.
79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Văn Huệ, Tâm lý học Tiểu học, NXB trường ĐHSPHN 1, 1993.
2. Dự án phát triển giáo viên Tiểu học - Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học
(Tài liệu bồi dưỡng giáo viên) - NXB Giáo dục - 2006.
3. Dự án phát triển giáo viên Tiểu học - Toán và phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học - NXBGD - 2006.
4. Đỗ Trung Hiệu, Đỗ Đình Hoan và Hà Sĩ Hồ - Phương pháp dạy - học Toán ở Tiểu học (Giáo trình dùng cho các trường Sư phạm đào tạo giáo viên tiểu học) - NXB Giáo dục - Hà Nội 1993.
5. Hướng dẫn chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Toán lớp 4, 5.
6. Lê Minh Cương, Ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học môn Toán.
7. SGK Toán lớp 4, 5 – NXB Giáo dục.
8. Nguyễn Thanh Hưng, Phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học, NXB Giáo dục, 2008.
9. Phạm Đình Thực, Phương pháp dạy Toán bậc Tiểu học, NXB Đại học Sư phạm, 2003.
10. PGS.TS Trần Bá Hoành, ThS. Nguyễn Đình Khuê, ThS Đào Như Trang, Áp