Đối tượng phục vụ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ưu đãi cho các hộ nghèo xã phúc xuân, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 26)

Ngân hàng CSXH được thành lập để thực hiện chính sách ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Giúp họ có điều kiện tiếp cận được với các vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống, vươn lên thoát nghèo. Góp phần thực hiện chính sách phát triển kinh tế gắn liền với xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội vì mục tiêu dân giàu nước mạnh- xã hội công bằng- dân chủ - văn minh. [13]

Bảng 2.1: Lãi suất cho vay đối với từng đối tượng của NHCSXH

STT Đối tượng

1 Hộ nghèo

2 Hộ nghèo tại 64 huyện nghèo theo Nghị

quyết 30a năm 27/12/2008 của Chính phủ

3 Hộ cận nghèo

4 Hộ mới thoát nghèo

5 Học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn

16

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Hộ nghèo, hộ cận nghèo vay vốn tín dụng ưu đãi của NHCSXH tại xã Phúc Xuân, Tp Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu

- Không gian:

Đề tài được thực hiện tại xã Phúc Xuân, Tp Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

- Thời gian:

Tiến hành thực tập đề tài từ tháng 02/2021 – 05/2021. Số liệu thu thập 3 năm 2018- 2020.

3.2. Câu hỏi và nội dung nghiên cứu

3.2.1. Nội dung nghiên cứu

- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Phúc Xuân, Tp Thái - Đánh giá được thực trạng nghèo đói trên địa bàn xã.

- Hiệu quả của việc sử dụng vốn vay của các hộ nghèo trên địa bàn xã Phúc Xuân, Tp Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

- Đề xuất một số giải pháp kiến nghị để giúp các hộ vay vốn và sử dụng vốn vay có hiệu quả, thoát khỏi tình trạng đói nghèo hiện nay.

3.3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Điều tra toàn bộ

Xã Phúc Xuân có 8 xóm, trong đó có 30 hộ nghèo và cận nghèo vay vốn, phân bố ở hầu hết các xóm trong địa bàn xã. Trong đó:

1. Khuôn Năm 2. Cây Sy

5. Đồng Lạnh 6. Trung Tâm 7. Xóm Giữa 8. Nhà Thờ

3.3.2. Phương pháp thu thập thông tin

3.3.2.1. Thu thập tài liệu thứ cấp

Tài liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn thông tin đã được công bố của các cơ quan Nhà nước, công trình nghiên cứu của các tập thể, tổ chức và cá nhân về tác động của tín dụng đến sản xuất kinh doanh của các hộ nông dân và các báo cáo tổng kết của địa phương về tình hình sử dụng tín dụng, thống kê tình hình phát triển kinh tế xã hội qua các năm. Những tài liệu này được tổng hợp chủ yếu từ UBND xã Phúc Xuân và các tài liệu liên quan khác, …

3.3.2.2. Thu thập tài liệu sơ cấp

a. Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn

Đánh giá nhanh nông thôn bằng cách quan sát về tổng thể cơ sở hạ tầng, điều kiện sống của người dân trong suốt quá trình xuống điều tra từng hộ và cả trong quá trình tiếp xúc các đối tượng được phỏng vấn về tác động của tín dụng đến phát triển kinh tế nông thôn.

b. Phương pháp điều tra hộ

- Dựa trên những thông tin cần thu thập, tiến hành xây dựng bảng hỏi đơn giản bao gồm những thông tin cá nhân của hộ. về tình hình vay vốn, lãi suất, mục đích sử dụng vốn vay, và khả năng trả nợ của hộ, …

Thông tin về nhu cầu vay vốn, kết quả sản xuất và sử dụng vốn vay, … - Địa điểm điều tra: 30 hộ dựa trên danh sách cung cấp của xã Phúc Xuân.

18

- Phương pháp điều tra: Phỏng vấn trực tiếp các hộ vay vốn thông qua bảng mẫu phiếu điều tra.

3.3.3. Phương pháp phân tích

Các phương pháp đã được sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài:

- Phương pháp chuyên gia: Dựa vào thực tiễn, các chuyên gia như chủ hộ

gia đình, người lao động, cán bộ nông nghiệp, … Để tính toán các chỉ tiêu về các loại cây trồng, vật nuôi thông qua phỏng vấn.

- Phương pháp minh họa bằng biểu đồ, hình ảnh: Nhằm mô tả hiện trạng

và kết quả nghiên cứu.

- Phương pháp SWOT: Thông qua phương pháp này để đánh giá về điểm

mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với việc phát triển kinh tế của địa phương. Thông qua đó để thấy rõ được đâu là mặt mạnh và các cơ hội của ngành đó để từ đó phát huy và tận dụng nó. Đồng thời tìm ra được những mặt hạn chế, các thách thức trong tương lai để có thể có được hướng khắc phục và giải quyết các khó khăn này.

- Phương pháp xử lí, phân tích và tổng hợp số liệu

* Phương pháp xử lí và tổng hợp số liệu

Số liệu điều tra các hộ sau khi được thu thập, sẽ tiến hành tổng hợp, kiểm tra, rà soát lại, loại bỏ những thông tin không chính xác. Những số liệu này sau khi được tổng hợp sẽ tiến hành xử lí thông qua phần mềm Excel.

* Phương pháp phân tích số liệu Phương pháp thống kê so sánh

Các số liệu sau khi được tổng hợp sẽ được so sánh qua từng năm, đem ra so sánh để thấy được thực trạng của vấn đề cần nghiên cứu.

3.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

- Số hộ được vay vốn

- Mục đích và nhu cầu, lãi suất vốn vay

- Số lượng vay và tỷ lệ phân theo ngành nghề sản xuất - Tỷ lệ hoàn trả vốn vay

- Tỷ lệ hộ sử dụng vốn vay đúng mục đích

20

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

a, Vị trí địa lý.

Xã Phúc Xuân là một xã miền núi có tổng diện tích là Xã có diện tích 18,36 km², cửa ngõ của khu du lịch Hồ Núi Cốc, trung tâm xã cách TP Thái Nguyên là 11km về phía Đông.

Xã Phúc Xuân giáp với xã Cù Vân và An Khánh của huyện Đại Từ ở phía Bắc.

Giáp với xã Phúc Hà và xã Quyết Thắng thuộc thành phố Thái Nguyên về phía Đông.

Phía Đông và Nam giáp với xã Phúc Trìu.

Phía giáp với xã Tân Thái thuộc huyện Đại Từ và đối diện với Phúc Xuân qua Hồ Núi Cốc là xã Phúc Tân thuộc huyện Phổ Yên.

Phía Tây Nam giáp Hồ Núi Cốc.

Ngoài ra, một số hòn đảo trên Hồ Núi Cốc cũng thuộc địa giới hành chính của xã. Với vị ̣trí địa lý như vậy sẽ tạo ra rất nhiều lợi thế cho sự phát triển kinh tế – xã hội cho xã Phúc Xuân.

b, Địa hình.

Là xã có địa hình miền núi trung du với nhiều đồi núi rải rác trên khắp địa bàn xã tạo nên địa hình tương đối phức tạp. Địa hình nhìn chung cao về phía Bắc thấp dần về Nam Đông Nam. Nhìn chung địa hình xã có những đồi núi bao bọc xen kẽ là những thung lũng nhỏ chủ yếu tập trung ở phía đông của xã, các thung lũng tương đối bằng phẳng và có thể trở thành những vùng chuyên canh để sản xuất nông lâm nghiệp với những hàng hóa đặc thù có khả năng cho số lượng lớn.

c, Khí hậu

Mang đặc trưng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết tại Phúc Xuân chia thành 4 mùa rõ rệt của vùng trung du miền núi phía Bắc.

Nhiệt độ ̣trung bình hàng năm là 22 -25°C. lượng mưa hàng năm trung bình là 2000mm mưa nhiều chủ yếu vào tháng 7 và tháng 8. Độ ẩm trung bình là khoảng 80-85%.

Đặc điểm gió: Xã Phúc Xuân chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc vào mùa khô và gió mùa Tây Nam vào mùa mưa.

e, Thủy văn

Chế độ thủỵ văn của xã chủ yếu chịu ảnh hưởng chính của Hồ Núi Cốc. Ngoài ra còn có một số con suối, hê ̣thốngao, hồ nằm rải rác trên địa bàn xã.

Lượng nước chủ yếu phụ ̣thuộcvào lượng nước trên Hồ Núi Cốc và lượng mưa hằng năm.

f, Tài nguyên:

Trên địa bàn xã về tài nguyên khoáng sản cả về số lượng và trữ lượng đều thấp. Tài nguyên đáng chú ý nhất là đất, rừng…

Tài nguyên đất

Bảng 4.1: tình hình sử dụng đất xã Phúc Xuân năm 2020 Chỉ tiêu

I.Tổng diện tích đất tự nhiên

1.1 Đất nông nghiệp

1.2 Đất phi nông nghiệp

1.3 Đất chưa sử dụng

1.4 Đất khu dân cư

II. Chỉ tiêu bình quân

2.1 Diện tích đất tự nhiên/thôn

2.2 Diện tích đất nông nghiệp/thôn

2.3 Diện tích đất nông nghiệp/hộ

(Nguồn: Thống kê UBND xã Phúc Xuân) Với diện tích tự nhiên của toàn xã là

1.835,88 ha. Mặc dù địa hình đồi núi phức tạp nhưng đã tạo ra cho xã Phúc Xuân nhiều thung lũng tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

22

2% 3%

18%

77%

Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp

Đất khu dân cư Đất chưa sử dụng

Hình 4.1. Biểu đồ cơ cấu các loại đất chính của xã năm 2016

Từ hình 4.1 ta thấy diện tích đất nông nghiệp là 1.835,88 ha chiếm 76.76% diện tích tự nhiên, thêm vào đó là chỉ tiêu diện tích đất nông nghiệp/hộ là 0.91 ha. Như vậy, việc phân bổ sử dụng đất vào các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp sẽ có khả năng tập trung có quy mô hơn từ đó có thể thành lập các hợp tác xã, làng nghề sản xuất, trang trại, … Để sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao cả về năng suất lẫn chất lượng sản phẩm nông nghiệp.

Tài nguyên nước

- Nguồn nước ngầm có độ sâu từ 20-30m với chất lượng được coi là đảm bảo vệ sinh đáp ứng cho khoảng 90% hộ.

- Nguồn nước mặt chủ yếu lấy từ Hồ Núi Cốc và hệ thống các sông suối nhỏ chạy quanh xã và nguồn nước từ các hồ chứa đã đảm bảo cho nhu cầu sản xuất.

Tài nguyên rừng

Rừng chủ yếu là Bạch Đàn, Keo lá Tràm, …

Tài nguyên khoáng sản

Quặng, nhôm, … nhưng trữ lượng ít, phân bố nhỏ lẻ và khó có thể khai thác được.

4.1.2. Vài nét về tình hình kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Điều kiện tự nhiên a, trồng trọt

Tình hình sản xuất nông nghiệp

Bảng 4.2: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính của xã giai đoạn 2018-2020 Chỉ tiêu Diện tích (ha) Sản lượng (tạ) Năng suất (tạ/ha)

24

Qua số liệu bảng cho thấy, diện tích các cây trồng chính của xã qua 3 năm không có nhiều thay đổi. Chiếm diện tích lớn nhất là lúa và chè.

Cùng với cây lúa, cây chè cũng được người dân trồng với diện tích tương đối lớn. Năng suất tăng chưa đáng kể, do ít áp khoa học công nghệ vào sản xuất. Tuy nhiên, Hiện nay trên địa bàn xã có 7 làng nghề chè truyền thống, góp phần tạo công ăn việc làm cũng như thu nhập cho người dân.

Ngô trong những năm gần đây được người dân trồng nhiều hơn, chủ yếu để tự cung nguồn thức ăn chăn nuôi. Qua bảng ta có thể thấy từ năm 2018 – 2020 diện tích trồng ngô tăng từ 4,20ha năm 2018 lên 8ha năm 2020, tăng gần gấp đôi diện tích.

Các loại rau cũng được người dân trồng để tự cung cũng như bán một phần để có thêm thu nhập.

b, Chăn nuôi

Bảng 4.3: Tình hình chăn nuôi của xã trong giai đoạn 2018-2020

Năm Vật nuôi

Trâu Lợn Gia cầm

(Nguồn: UBND xã Phúc Xuân)

Tại địa phương, đa phần chăn nuôi nhỏ lẻ theo hộ gia đình. Trong giai đoạn 2018 – 2020 nhìn chung đàn gia súc giữ ổn định từ 250 – 300 con. Đàn gia cầm tăng trưởng phát triển tốt. Năm 2019 – 2020 đàn lợn bị sụt giảm do bị ảnh hưởng bởi dịch tả lợn châu Phi.

c, Tốc độ phát triển kinh tế

Bảng 4.4: Cơ cấu kinh tế của xã trong giai đoạn 2018-2020 Chỉ tiêu

Tổng giá trị sản xuất

Nông lâm - ngư nghiệp, thủy sản

Công nghiệp xây dựng Thương mại, dịch vụ

(Nguồn: UBND xã Phúc Xuân)

Tổng giá trị sản xuất của xã Phúc Xuân tăng trưởng mạnh trong giai đoạn 2018 -2019 và có dấu hiệu trùng xuống trong giai đoạn 2019 – 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Tốc độ tăng trưởng của khối ngành nông lâm ngư nghiệp - thủy sản trong giai đoạn 2018 -2019 cao hơn giai đoạn 2019 – 2020 cụ thể là 29,06%.

Khối ngành công nghiệp xây dựng có tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2018 – 2019 cao hơn trong giai đoạn 2019 – 2020 là 4,63%.

Trong giai đoạn 2018 – 2019, khối ngành thương mại dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao hơn trong giai đoạn 2019 – 2020 là 106,94%

26

4.1.2.2. Điều kiện xã hội a, Dân số, tôn giáo

- Về tình hình nhân khẩu, hộ khẩu trên địa bàn xã

+ Trước khi tiến hành sáp nhập xóm Toàn xã có 15 thôn với tổng số hộ là 1.527 hộ năm 2020. Tổng số nhân khẩu toàn xã là 5.975 nhân khẩu.

+ Sau khi sáp nhập xóm: Toàn xã còn 8 xóm với 1.529 hộ và 5.982 nhân khẩu năm 2021.

Đa phần người dân xã là người dân tộc Kinh, ngoài ra còn có một vài dân tộc khác như: Tày, Mông, Dao, …

- Tình hình hoạt động tín ngưỡng tôn giáo trên địa bàn ổn định: Đa số người dân theo đạo Thiên chúa. Công tác quản lý về dân tộc và tôn giáo được UBND xã quan tâm và chỉ đạo.

b, Công tác giáo dục - đào tạo

- Thực hiện triển khai có hiệu quả Đề án phát triển giáo dục đào tạo xã Phúc Xuân theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa. Đội ngũ cán bộ, giáo viên các cấp học đạt chuẩn và trên chuẩn, đáp ứng nhiệm vụ đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Công tác xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia có nhiều chuyển biến tích cực. tính đến năm 2020, trên địa bàn xã có 3/3 trường học đạt chuẩn Quốc gia, chiếm tỷ lệ 100%.

- Cơ sở vật chất và trang thiết bị cho các trường được quan tâm đầu tư, bảo đảm nhu cầu dạy và học.

- Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên đạt và vượt chuẩn về trình độ đào tạo, bảo đảm về số lượng, đồng bộ về cơ cấu. Duy trì phổ cập giáo dục các cấp học. chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao.

c, Công tác chính sách xã hội, giải quyết việc làm và giảm nghèo

- Các chính sách an ninh, phúc lợi xã hội đối với người có công với cách mạng và các đối tượng bảo trợ xã hội được triển khai thực hiện có hiệu quả,

Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Thái Nguyên chung tay vì người nghèo,

không để ai bị bỏ lại phía sau” được đẩy mạnh.

- Đề án giảm nghèo giai đoạn 2016 – 2020 được triển khai thực hiện đạt kết quả tích cực, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 3.6% năm 2016 xuống còn 1.5% năm 2020. Công tác tuyên truyền chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn được triển khai sâu rộng đến các đối tượng.

- Công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em được quan tâm thực hiện, đến nay 100% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được quan tâm, chăm sóc. Xã đạt tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em. Triển khai thực hiện tốt công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của người phụ nữ.

- Công tác phòng, chống tệ nạn xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. đến năm 2020, trên địa bàn xã không còn người nghiện ma túy.

d, Công tác ý tế, kế hoạch hóa gia đình

- Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho người dân ngày càng

được nâng cao. Tính đến nay, trạm y tế của xã đã đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ưu đãi cho các hộ nghèo xã phúc xuân, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w