Các giải pháp để vay vốn, sử dụng vốn hiệu quả

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ưu đãi cho các hộ nghèo xã phúc xuân, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 56 - 59)

Các giải pháp

45

Để có lượng vốn lớn đầu tư cho sản xuất tại khu vực nông thôn nhà nước cần có các chính sách khuyến khích đầu tư cho khu vực nông nghiệp nông thôn nhiều hơn nữa từ các tổ chức tài chính và dự án nước ngoài trong và ngoài nước. - Giúp tạo cầu nối giữa tín dụng chính thức và phi chính thức trong việc cung cấp dịch vụ tài chính cho nông thôn đảm bảo thuận tiện đáp ứng cho người dân vay vốn.

- Đưa nhiều nguồn ngân sách cho ngân hàng để đáp ứng ngay đối với nhu cầu vay vốn cho người nghèo.

- Bình ổn giá cả đầu vào thức ăn chăn nuôi và phân bón cho phù hợp đầu ra sản phẩm sản xuất. Cho người dân an tâm đầu tư sản xuất với quy mô lớn

b, Giải pháp đối với tổ chức tín dụng

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho hộ nghèo dễ dàng tiếp cận nguồn vốn và hướng dẫn họ sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả và đúng mục đích. - Tính toán thời gian cho vay cụ thể với thời vụ sản xuất kinh doanh của người dân.

- Cán bộ tín dụng cần nghiêm túc đánh giá tính khả thi của dự án trước khi quyết định cho hộ vay vốn. Thường xuyên kiểm tra, theo dõi tình hình sử dụng vốn vay, tư vấn, hỗ trợ người dân sử dụng vốn vay sao cho hiệu quả nhất. - Hướng dẫn cụ thể về nghiệp vụ, thủ tục lập hồ sơ vay vốn, cách quản lý và phương pháp theo dõi cho tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn.

- Nâng cao chất lượng của việc bình xét cho vay.

- kết hợp công tác khuyến nông, khuyến lâm, chuyển giao kỹ thuẩ đến với người dân, hướng dẫn họ ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh.

c, Giải pháp đối với chính quyền địa phương

Chính quyền địa phương cần căn cứ vào chủ trương đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước kết hợp với điều kiện cụ thể của địa phương để xây dựng các dự án phát triển mang tính chất đặc thù cho địa phương mình. Xác định

ngành nghề chủ yếu, ngành mũi nhọn của địa phương để có kế hoạch khuyến khích hộ đầu tư vốn sản xuất.

- Kết hợp chặt chẽ với các tổ chức tín dụng tuyên truyền các chính sách vay vốn đến từng hộ gia đình.

- Tổ chức các buổi tập huấn kỹ thuật về chăn nuôi, trồng trọt, ngành nghề dịch vụ cho hộ nông dân; cho hộ nông dân tham quan các mô hình sử dụng vốn vay hiệu quả, hướng dẫn cách làm và áp dụng như thế nào cho phù hợp với điều kiện từng hộ gia đình.

- Cung cấp cho các hộ thông tin thị trường về giá cả đầu vào cho sản xuất, đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, dịch bệnh, … Qua các phương tiện thông tin đại chúng để người dân dễ dàng nắm bắt, phục vụ cho quá trình kinh doanh sản xuất của gia đình.

- Chăn nuôi tại địa phương tuy giờ đang phát triển nhưng quy mô tương đối nhỏ việc tiêm phòng dịch bệnh chưa thực sự được thực hiện tốt. Cần thực hiện tiêm phòng, chống dịch bệnh tốt bằng cách thực hiện nghiêm túc tiêm phòng dịch, khi có dịch bệnh để hạn chế mầm bệnh.

d, Giải pháp đối với các hộ nghèo

Để tối ưu nguồn vốn và đem lại được hiệu quả cao nhất thì người dân cần phải cố gắng, chịu khó, luôn luôn tìm tòi, trau dồi kinh nghiệm sản xuất kinh doanh.

- Trước khi vay vốn, hộ cần phải xác định trước mục đích mà mình vay vốn là gì, tính toán các chi phí cần thiết để thực hiện dự án mà đã vạch ra một cách chi tiết. Thêm vào đó cần xác định được nhu cầu của thị trường ở thời điểm hiện tại và tương lai để có những phương án sản xuất thích hợp.

- Cần phải có kế hoạch sử dụng vốn đúng mục đích, tránh làm hao hụt vốn vay.

- Trong quá trình sản xuất kinh doanh cần phải có sự hoạch toán các khoản thu chi một cách rõ ràng, tránh những thiếu sót không đáng có.

47

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ưu đãi cho các hộ nghèo xã phúc xuân, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w