Đánh giá chung tình hình vay vốn và sử dụng vốn vay của các hộ nghèo

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ưu đãi cho các hộ nghèo xã phúc xuân, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 53 - 55)

nghèo từ NHCSXH

Trên cơ sở tình hình hộ nông dân vay vốn thực tế tại địa phương, khảo sát, phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nông dân và tham khảo ý kiến đánh giá của hộ về sử dụng vốn vay cùng với một số nhận xét của cán bộ tổ chức tín dụng trên địa bàn nghiên cứu thì em có một vài đánh giá sau:

- Trong những năm gần đây hoạt động tín dụng đang dần phát triển cùng với sự phát triển của kinh tế địa phương có rất nhiều tổ chức tín dụng đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn cho hộ nông dân.

- Thực hiện tốt vai trò của mình là phục vụ vốn vay cho các hộ nghèo và đối tượng chính sách, NHCSXH đã cung ứng đủ vốn vay và đưa vốn vay ưu đãi cho cho các đối tượng này. Năm 2019 thực hiện quyết định số 12/QĐ- HĐQT ngày 22/02/2019 của Hội đồng quản trị NHCSXH đã nâng mức vốn vay từ 50 triệu đồng lên triệu đồng và thời hạn vay tăng lên 120 tháng. Đã tạo điều kiện cho việc vay vốn cũng như trả vốn của người dân.

- Với mục đích phát triển kinh tế hộ nghèo giúp họ phát triển ngân hàng đã

kết hợp với các dự án cho vay bằng hiện vật nhưng việc kiểm tra giám sát đánh giá chưa được tốt dẫn đến không những không đem lại kết quả mà còn làm kinh tế hộ nghèo càng nghèo thêm.

- Đa số các hộ vay vốn từ các tổ chức tín dụng đã có sự chuẩn bị mục đích để vay vốn do đó vốn vay đã được sử dụng đúng mục đích và đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, một số hộ chưa có sự chuẩn bị, dùng vốn vay sai mục đích, chưa hoạch toán các khoản thu, chi hợp lý đã làm cho số vốn vay không đem lại hiệu quả, hao hụt vốn vay và hộ phải gánh thêm khoản nợ.

- Nhờ có vốn vay, hàng năm có nhiều hộ thoát nghèo, thu nhập bình quân đầu người tăng lên, tổng số hộ khá tăng lên và hộ nghèo giảm xuống.

- về tình hình trả nợ vốn vay, trong quá trình điều tra đa phần các hộ dân đã đến hạn trả nợ phải trả thì đã đúng hạn, có một vài hộ điều tra chưa đến hạn trả nợ do đến thời điểm điều tra người dân mới vay, chưa đến hạn phải trả nợ.

- Kiến thức về áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi của hộ

nông dân còn hạn chế. Tính bảo thủ của người nông dân đã ăn sâu vào máu thịt của họ nên khi cán bộ kỹ thuật hướng dẫn cách sử dụng vốn vay phù hợp với điều kiện của gia đình thì gặp nhiều khó khăn bởi họ cho rằng kinh nghiệm cha

43

ông để lại luôn luôn đúng. Do vậy, hiệu quả sử dụng vốn vay của một số hộ là chưa cao và tình trạng khoanh nợ và nợ quá hạn vẫn còn.

- Người nông dân thường sản xuất theo quy mô nhỏ, chủ yếu phục vụ cho chính gia đình họ ít tìm hiểu về nhu cầu của thị trường để phát triển kinh tế theo hướng lớn thì yếu tố thị trường là không thể thiếu.

- Tâm lý người nông dân rất sợ rủi ro, không dám vay vốn nhiều để đầu tư sản xuất kinh doanh và họ rất lúng túng, lo sợ khi có bệnh dịch xảy ra. Người dân có xu hướng chỉ muốn nhanh trả nợ rồi không vay nữa, dùng vốn tự có cho an toàn nên việc đầu tư mở rộng sản xuất chưa lớn, chưa phát triển có quy mô tương xứng với tiềm năng.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ưu đãi cho các hộ nghèo xã phúc xuân, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w