Quan điểm, phương hướng, mục tiêu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ưu đãi cho các hộ nghèo xã phúc xuân, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 55 - 56)

Tín dụng chính sách là một phần quan trọng trong Chương trình mục tiêu Quốc gia về xóa đói giảm nghèo của Việt Nam. Trong những năm qua hệ thống chính sách tín dụng ưu đãi ngày càng hoàn thiện, tạo rất nhiều thuận lợi cho người nghèo và đối tượng chính sách tiếp cận một cách dễ dàng với thủ tục ngày càng đơn giản. Từng bước góp phần cải thiện kinh tế của người dân và XĐGN ở những vùng còn khó khăn.

Để nâng cao chất lượng và hiệu quả vốn tín dụng chính sách, các định hướng mà nước ta sẽ thực hiện trong thời gian tới như sau:

+ Một là, việc xây dựng chính sách cần có sự phối hợp, lồng ghép có hiệu quả với hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, khuyến công, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh, nuôi trồng hiệu quả của từng địa phương tới hộ gia đình nghèo nhằm giúp hộ nghèo nhanh chóng vươn lên thoát nghèo.

+ Hai là, tạo điều kiện hỗ trợ NHCSXH trong việc huy động vốn, vay tái cấp vốn và chỉ đạo các TCTD Nhà nước (bao gồm các TCTD Nhà nước đã thực hiện cổ phần hóa và Nhà nước giữ cổ phần chi phối) thực hiện duy trì số dư tiền

gửi tại NHCSXH theo quy định. Đồng thời, NHCSXH cần chủ động xây dựng phương án huy động vốn theo cơ chế hiện hành và trình cơ quan có thẩm quyền bổ sung các nguồn khác để đảm bảo có thêm vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

+ Ba là, nâng cao vai trò, trách nhiệm, hiệu quả hoạt động của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp và của các tổ chức hội, đoàn thể trong công tác thống kê, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo để tạo điều kiện cho các đối tượng này kịp thời vay vốn.

+ Bốn là, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền để mọi người dân đều nắm bắt được các chủ trương, chính sách của Nhà nước và các quy định của NHCSXH về tín dụng ưu đãi. Thông tin tuyên truyền cần phải chính xác, cụ thể, dễ hiểu để tạo nhận thức đúng đắn cho những đối tượng được hoặc không được hưởng chính sách hỗ trợ giảm nghèo.

+ Năm là, tập trung nguồn vốn trong và ngoài nước để thực hiện tốt các chương trình tín dụng chính sách góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững theo Nghị quyết 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020.

+ Sáu là, các Bộ, ngành tiếp tục phối hợp rà soát để đề xuất các nội dung cần sửa đổi, bổ sung đối với các chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho lĩnh vực giảm nghèo cho phù hợp với thực tế hiện nay và tình hình trong thời gian tới. + Bảy là, đề nghị cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức hội, đoàn thể phối hợp chặt chẽ hơn nữa với NHCSXH trong việc nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách, lồng ghép có hiệu quả các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư với hoạt động tín dụng chính sách.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ưu đãi cho các hộ nghèo xã phúc xuân, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w