Nhận thức về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả của sinh

Một phần của tài liệu Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật sở hữu trí tuệ của sinh viên trường đại học nội vụ hà nội trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học (Trang 30 - 42)

8. Bố cục của đề tài

2.2.1. Nhận thức về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả của sinh

viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

2.2.1.1. Nhận thức về các quy định của luật sở hữu trí tuệ liên quan đến quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội về các quy định của luật sở hữu trí tuệ

Biểu đồ 2.1.Mức độ nhận biết cơ bản của sinh viên Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội về luật sở hữu trí tuệ

Sau khi tiến hành hành khảo sát và thu được 110 phiếu hợp lệ phản ánh thực trạng nhận thức cơ bản của sinh viên như sau: có đến 36% “chưa nghe qua bao giờ” về luật sở hữu trí tuệ, 43% sinh viên “đã nghe qua tên nhưng không để ý” các quy định của luật sở hữu trí tuệ, chỉ có 13% số sinh viên được hỏi cho rằng bản thân “biết một số điều của luật”, khiếm tốn hơn chỉ có 8% sinh viên khẳng định “đã hiểu biết hết” các quy định của luật sở hữu trí tuệ. Những con số từ biểu đồ trên phản ánh thực trạng đáng báo động, phần lớn sinh viên của Trường Đại học Nội vụ có thái độ khá thờ ơ với luật sở hữu trí tuệ.

Đơn vị: %

13 36

chưa nghe qua bao giờ

đã nghe qua tên nhưng không để ý đã thấy và biết một số điều của luật đã hiểu biết hết

Biểu đồ 2.2. Mức độ hiểu biết của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội về các quy định pháp luật liên quan đến quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả.

Theo kết quả thu được từ cuộc khảo sát trung bình chỉ có 57.75% số sinh viên được hỏi trả lời đúng; 48% sinh viên trả lời sai các câu hỏi kiến thức về quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả.

Trong đó, về vấn đề mua bán, phân phối các bản sao chép của tác phẩm có số lượng sinh viên trả lời đúng lớn nhất chiếm 75% số sinh viên được hỏi. Đa số sinh viên được hỏi đều biết rằng việc mua bán các bản sao chép khi chưa có sự đồng ý của cá nhân, tổ chức nắm giữ bản quyền. Số sinh viên trả lời sai các câu hỏi vẫn chiếm 25%.

Theo sau là các câu hỏi kiến thức pháp luật liên quan đến việc sao chép tác phẩm để phục vụ học tập, có 67% sinh viên trả lời đúng, bên cạnh đó vẫn có 33% trả lời sai khi cho rằng việc tự ý sao chép để phục vụ học tập là không vi phạm luật sở hữu trí tuệ, không phải xin phép cũng như trả nhuận bút cho tác giả. Tỉ lệ số sinh viên trả lời đúng các câu hỏi kiến thức về việc sao chép tác phẩm để nghiên cứu khoa học còn thấp hơn khi chỉ có 52% trả lời đúng.

Thấp nhất là câu hỏi về đối tượng thuộc phạm vi bảo hộ của luật sở hữu trí tuệ, số sinh viên trả lời đúng chỉ 37%, ở câu hỏi này phần lớn sinh viên không biết rõ đối tượng được luật sở hữu trí tuệ bảo hộ, thậm chí nhiều sinh viên cho rằng ngay cả các tin tức thời sự thuần thúy cũng được pháp luật bảo hộ.

Trả lời sai

100%

Trả lời đúng

63 37

Đối tượng thuộc phạm vi bảo hộ Trung bình 25 75 33 67 48 52

Sao chép để nghiên cứu khoa học Sao chép để phục vụ học tập Mua bán, phân phối các bản sao chép

Ta thấy rằng số sinh viên trả lời đúng các câu hỏi vẫn chiếm đến gần 60% so sánh với gần 80% sinh viên không biết hoặc biết nhưng không để ý các quy định của luật sở hữu trí tuệ đã thu được ở trên. Việc sinh viên không biết hoặc biết nhưng không quan tâm mà vẫn trả lời đúng các câu hỏi về kiến thức do ý thức xã hội của các sinh viên đó tốt. Họ dựa vào “bản năng” hay “kiến thức tích lũy khác” để phán đoán việc gì nên làm hoặc không nên làm. Tuy nhiên, các vấn đề được pháp luật quy định rõ ràng thì sinh viên không thể ỷ vào sự phá đoán của bản thân mà bắt buộc phải nắm rõ các quy định của pháp luật để chấp hành nghiêm chỉnh.

2.2.1.2.Nhận thức của sinh viên Trường Đại học Nội vụ về và các quy định của Trường liên quan đến quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả.

Biểu đồ 2.3. Mức độ nhận thức của sinh viên về các quy định của Trường liên quan đến quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả.

Khi được hỏi có 66% sinh viên cho biết một số văn bản của Trường có đề cập đến vấn đề quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả. 34% sinh viên còn lại cho rằng Trường chưa có các quy định về quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả hoặc các bạn sinh viên này không quan tâm “có” hay “không” các văn bản quy định nêu trên. Các quy định của Trường về vấn đề quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả không nhất định phải nằm trong một văn bản mà đã có trong từng quy định ở các văn bản khác nhau. Việc 34% sinh viên vẫn nhầm lẫn như trên hoặc

Không Có

66 34

không quan tâm đến vấn đề là con số nhức nhối, đòi hỏi phải có giải pháp để khắc phục.

2.2.1.3. Nhận thức về lợi ích đạt được khi chấp hành quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Biểu đồ 2.4. Nhận thức về lợi ích khi chấp hành quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.

Kết quả thu được từ cuộc khảo sát cho thấy đa số sinh viên có nhận thức đúng đắn về những lợi ích thu được khi nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả (chiếm 71%), những sinh viên đưa ra rất nhiều lợi ích như: “bảo đảm, tôn trọng luật pháp”, “không vi phạm luật”, “tôn trọng công sức của tác giả”, “giúp môi trường học tập, nghiên cứu cũng như các hoạt động thường ngày trong cuộc sống trở lên lành mạnh, công bằng hơn”.

Đối lập với các sinh viên có nhận thức đúng đắn thì vẫn còn 29% sinh viên được hỏi có nhận thức sai lệch về lợi ích của việc chấp hành. Các sinh viên này đưa ra một số quan điểm sai lệch như: “việc chấp hành chỉ làm tốn thời gian, công sức cá nhân”, “vấn đề luật sở hữu trí tuệ không quá quan trọng khi học tập”, “không quan tâm”...29% sinh viên này khi không hiểu được lợi ích là một trong những nguyên nhân khiến họ không chấp hành, hoặc chấp hành một cách gượng ép các quy định về quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả.

Đơn vị: %

29

71

2.2.2. Hành vi chấp hành quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

2.2.2.1. Chủ động tìm hiểu các quy định về quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả.

Biểu đồ 2.5. Mức độ chủ động tìm hiểu các quy định về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.

Với 110 phiếu khảo sát hợp lệ, có đến 77% sinh viên được hỏi không tự chủ động tìm hiểu các quy định về quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, chỉ có 23% số sinh viên được hỏi khẳng định bản thân “có chủ động tìm hiểu” các quy định. Số sinh viên có ý thức tự giác tìm hiểu nâng cao kiến thức chiếm rất ít như vậy là vấn đề đáng báo động. Vấn đề này đòi hỏi phải nhanh chóng thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao tính tự giác của sinh viên. Chỉ có tự giác tìm hiểu các quy định mới góp phần chính giúp sinh viên tôn trọng, chấp hành nghiêm chỉnh quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả trong học tập và nghiên cứu khoa học nói riêng, chấp hành các quy định của luật sở hữu trí tuệ trong mọi mặt của đời sống nói chung.

Hiện nay, sinh viên được hỗ trợ rất nhiều bởi các tiến bộ về khoa học kỹ thuật tạo ra nhiều phương tiện đa dạng, nhiều kênh tiếp cận hơn đối với những vấn đề về sở hữu trí tuệ cho sinh viên. Để tìm hiểu rõ hơn về các phương tiện được sinh viên Đại

Đơn vị: %

23

77

học Nội Vụ Hà Nội sử dụng, nhóm tác giả tiến hành khảo sát và thu được kết quả như sau:

Biểu đồ 2.6. Phương tiện tìm hiểu của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội về quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả.

Theo cuộc khảo sát cho thấy: có 8% sinh viên được hỏi cho biết việc biết đến quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả “qua chương trình đào tạo”, 4% sinh viên biết khi được “tập huấn, hội thảo”, 67% sinh viên biết đến các quy định qua phương tiện thông tin đại chúng như thời sự, báo đài; 12% tiếp cận các nguồn thông tin qua các trang mạng xã hội như Facebook; 6% sinh viên tự tìm hiểu các quy định của pháp luật về quyền tác giả và quyền liên quan. Qua đây thấy hình thức tiếp cận đến kiến thức về luật sở hữu trí tuệ đang mất cân đối, vai trò của nhà trường chưa được thể hiện khi số sinh viên được tiếp cận với tập huấn, hội thảo hay được học các quy định về quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả còn quá ít. Số sinh viên tự động tìm hiểu cũng rất khiêm tốn. Việc tìm hiểu các quy định pháp luật qua mạng xã hội có nhiều điều cần lưu ý. Lợi ích của mạng xã hội là nhanh chóng, tiện lợi, dễ dàng tìm kiếm nhưng những thông tin trên mạng xã hội rất khó kiểm soát, thẩm định, có nhiều thông tin không chính thống thậm chí sai lệch, xuyên tạc. Tiếp thu thông tin qua mạng xã hội rất khó chắt lọc những thông tin thật sự cần thiết và đúng đắn.

Được học qua chương trình đào tạo Được tập huấn, hội thảo

Tự đọc các văn bản quy phạm pháp luật

Thông qua phương tiện thông tin đại chúng (thời sự, báo đài) Qua mạng xã hội

Ý kiến khác

67

12

Đơn vị:%

100%

Tự ý sao chép Phân phối các Mua sử dụng Trích dẫn Tự ý sử bản sao chép các bản sao không ghi

chép nguồn sửa, cắt xén các tác phẩm

của người khác khi làm tiểu luận, bài

tập Chưa bao giờ Hiếm khi Thỉnh thoảng Thường xuyên

Thực trạng này đòi hỏi phải đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của mỗi sinh viên, vai trò của nhà trường nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên về quyền tác giả và quyền liên quan. Giúp sinh viên tiếp cận hiểu hơn với những nguồn thông tin chính thống.

2.2.2.2. Chấp hành các quy định liên quan đến quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả

2.2.2.2.1. Chấp hành các quy định liên quan đến quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả trong học tập

18 82 51 7 4 19 12 57 51 74 68 30 9 15 16 11 6

Biểu đồ 2.7. Mức độ vi phạm các quy định về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả trong học tập của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.

Với 110 phiếu khảo sát, kết quả thu được không mấy khả quan khi phần lớn sinh viên được hỏi có hành vi vi phạm các quy định quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, cụ thể như sau:

Về vấn đề tự ý sao chép các tác phẩm để phục vụ nhu cầu học tập chỉ có 16% chưa bao giờ vi phạm còn lại 84% số sinh viên đã vi phạm ở từng mức độ khác nhau trong đó có 9% sinh viên cho rằng mình hiếm khi vi phạm; 57% sinh viên thỉnh thoảng tự ý sao chép và 18% sinh viên thường xuyên vi phạm.

Về vấn đề phân phối các bản sao chép, kết quả thu được được cải thiện hơn khi chỉ có 3% sinh thường xuyên vi phạm; 4% sinh viên trả lời bản thân thỉnh thoảng vi phạm; 19% sinh viên hiếm khi vi phạm và 74% sinh viên chưa vi phạm lần nào.

Việc mua, sử dụng các bản sao chép là vấn đề sinh viên vi phạm nhiều nhất. Khi được khảo sát có tới 82% sinh viên trả lời thường xuyên mua, sử dụng các các bản sao chép để phục vụ học tập; 15% sinh viên thỉnh thoảng vi phạm và chỉ có 3% sinh viên chưa bao giờ vi phạm. Những số liệu trên đã phản ánh đúng thực trạng nhức nhối nhất trong vấn đề chấp hành luật sở hữu trí tuệ của sinh viên hiện nay.

Vấn đề trích dẫn không ghi nguồn sinh viên vi phạm chiếm tỉ lệ rất lớn, chỉ có 11% sinh được hỏi trả lời chưa bao giờ vi phạm còn lại 51% sinh viên thường xuyên vi phạm, 68% sinh viên thỉnh thoảng vi phạm và 6% sinh viên cho rằng mình “hiếm khi vi phạm”

Về việc tự ý sử dụng nhưng chỉnh sửa, cắt xén tác phẩm người khác khi làm bài tập, viết tiểu luận...số sinh viên chưa bao giờ vi phạm chỉ chiếm 30%; số sinh viên cho rằng bản thân hiếm khi vi phạm chiếm 51%; số sinh viên thỉnh thoảng vi phạm chiếm 12% và chỉ có 7% sinh viên thường xuyên vi phạm.

Như vậy trong hoạt động học tập tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội vấn đề mua, sử dụng các bản sao chép vi phạm nhiều nhất, theo sát sau là vấn đề trích dẫn không ghi nguồn, vấn đề ít bị vi phạm nhất là phân phối các bản sao chép.

2.2.2.2.2. Chấp hành các quy định liên quan đến quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả trong nghiên cứu khoa học

Biểu đồ 2.8. Mức độ vi phạm các quy định về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả trong nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.

Khảo sát từ những người đang, đã thực hiện nghiên cứu khoa học tham gia cuộc khảo sát cho thấy phần lớn sinh viên khi nghiên cứu khoa học rất chu tâm đến vấn đề quyền tác giả và quyền liên quan đến tác giả. Cụ thể như sau:

Vấn đề tự ý sao chép nhiều hơn 1 bản các tác phẩm để phục vụ cho nghiên cứu khoa học có 54% sinh viên chưa bao giờ vi phạm, 26% sinh viên thỉnh thoảng vi phạm, 13% sinh viên thỉnh thoảng vi phạm và 7% sinh viên thường xuyên vi phạm.

Về vấn đề phân phối các bản sao chép thì 90% sinh viên chưa bao giờ vi phạm, 7% sinh viên hiếm khi vi phạm và chỉ có 3% sinh viên thỉnh thoảng vi phạm. Đây là kết quả đáng khích lệ so với các vấn đề khác.

Vấn đề mua, sử dụng các bản sao chép để phục vụ nghiên cứu khoa học có 81% sinh viên chưa bao giờ vi phạm, 12% sinh viên hiếm khi vi phạm và 7% sinh viên thỉnh thoảng vi phạm.

Bên cạnh những nguyên nhân trực tiếp thì nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng trên là sinh viên không nắm rõ các quy định của pháp luật. Ví dụ như luật chỉ

Luôn Luôn Thỉnh Thoảng

Hiếm khi Chưa bao giờ

Tự ý sao chép Phân phối các Mua, sử dụng Trích dẫn Tự ý sử dụng, nhiều hơn 1 bản bản sao chép các bản sao không ghi chỉnh sửa, cắt chép nguồn xén các tác phẩm của người khác khi làm nghiên cứu khoa học 54 81 76 79 90 20 18 12 13 26 100% Đơn vị: %

Đơn vị: %

100%

Cho người khác sao chép, chỉnh sửa, Không tố giác khi phát hiện bị người cắt xén tác phẩm của mình khác sao chép, tự ý chỉnh sửa cắt xén

tác phẩm của bản thân Đã từng Chưa

cho pháp tự sao chép 1 bản để phục vụ cho nghiên cứu khoa học nhưng nhiều sinh viên (cụ thể là 46%) vẫn sao chép nhiều hơn một bản, hay còn phân phối các bản sao chép đó cho người khác, hay sinh viên ra các quán photocopy để mua tài liệu.

Một phần của tài liệu Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật sở hữu trí tuệ của sinh viên trường đại học nội vụ hà nội trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học (Trang 30 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)