Tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lí các vi phạm của sinh viên về vấn đề

Một phần của tài liệu Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật sở hữu trí tuệ của sinh viên trường đại học nội vụ hà nội trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học (Trang 54 - 64)

8. Bố cục của đề tài

3.7. Tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lí các vi phạm của sinh viên về vấn đề

đề chấp hành quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả

Khảo sát cho thấy một trong những nguyên nhân chính khiến sinh viên vi phạm các quy định trong luật sở hữu trí tuệ là do các chế tài xử lí khi vi phạm chưa đủ sức răn đe. Chính vì vậy, nhà trường cần tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát.

Trong hoạt động học tập việc giám sát và kiểm tra cần phối hợp giữa các bộ lớp, giảng viên giảng dạy và thanh tra nhà trường. Ban cán sự lớp nhắc nhở các thành viên trong lớp không sử dụng các ấn phẩm sao chép khi học tập, giảng viên có thể không cho phép sinh viên dùng các ấn phẩm photo trong giờ học. Việc kiểm tra giám sát phải diễn ra thường xuyên mới đạt được kết quả như mong muốn

Trong nghiên cứu khoa học, khó có thể giám sát hơn như trong quá trình học tập nhưng việc kiểm tra sẽ phải đẩy mạnh hơn. Các các nhân, tổ chức phụ trách việc đánh giá các đề tài nghiên cứu khoa học cần kiểm tra kĩ lưỡng các đề tài. Đặc biệt trong hoạt động nghiên cứu khoa học việc “đạo văn” diễn ra vô cùng phức tạp. Nhà trường cần sử dụng các phần mềm “kiểm tra đạo văn” để việc kiểm tra chuẩn xác hơn.

Việc xử lí các vi phạm phải tùy vào mức độ vi phạm. Trong hoạt động học tập vấn đề thường xuyên bị vi phạm nhất là dùng các bản sao chép trái phép. Các vi phạm này nên trừ điểm rèn luyện cho lần thứ nhất vi phạm, và tăng dần mức độ xử lí cho các lần vi phạm sau. Trong nghiên cứu khoa học việc xử lí cần có sức răn đe hơn. Các biện

pháp xử lí nêu trên cần “thấu tình, đạt lí” phải đủ sức răn đe, tuyên truyền cho các đối tượng sinh viên khác nhưng cũng không nên quá hà khắc.

TIỂU KẾT

Để nâng cao ý thức chấp hành quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền quyền tác giả cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tôi đưa ra các giải pháp sau đây: thúc đẩy tính chủ động tìm hiểu quy định pháp luật về Luật sở hữu trí tuệ ở sinh viên; đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội nhằm nâng cao ý thức chấp hành quyền tác giả và quyền liên quan đến tác giả; nhà trường giúp sinh viên dễ tiếp cận với các nguồn tài liệu chính thống; tìm hiểu tiếp cận với tổ chức cung cấp bản sao chép tác phẩm hợp pháp; sinh viên tự ý thức bảo vệ các tác phẩm của bản thân; nhà trường hoàn thiện các chế tài, quy định liên quan đến việc chấp hành quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả; tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lí các vi phạm của sinh viên về vấn đề chấp hành quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả.

Các giải pháp này sẽ góp phần cải thiện tình hình nhận thức về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả cho các sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, sẽ giúp đa số sinh viên chấp hành các quy định và còn các lợi ích to lớn hơn thế nữa.

KẾT LUẬN

Vấn đề sở hữu trí tuệ là một vấn đề lớn, được toàn xã hội quan tâm, nhất là trong bối cảnh hội nhập hiện nay khi Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với quốc tế thì việc chấp hành luật sở hữu trí tuệ để bảo vệ chính mình cũng như tôn trọng đối tác. Vấn đề này cũng “nóng” ngay trong môi trường giáo dục và đặc biệt là môi trường giáo dục đại học. Qua đó, chương 1 trên cơ sở tìm hiểu về các khái niệm liên quan và khái quát luật sở hữu trí tuệ, từ đó chỉ ra các yếu tố tác động đến nhận thức và hành vi chấp hành luật sở hữu trí tuệ của mỗi người cùng với đó giúp mọi người có cái nhìn cơ bản nhất về tầm quan trọng của việc chấp hành luật sở hữu trí tuệ về đặc biệt là quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả.

Khảo sát đã đưa ra thực trạng rằng: nhận thức của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội còn chưa cao, các sinh viên còn vi phạm rất nhiều các quy định pháp luật về quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả. Cụ thể, trong học tập các nhóm vấn đề bị vi phạm nhiều nhất là mua rồi sử dụng các bản sao chép bất hợp pháp; trong nghiên cứu khoa học vấn đề cắt xén chỉnh sửa các tác phẩm của tác giả khác rồi sử dụng cho đề tài của bản thân cùng với việc trích dẫn không ghi nguồn có tỉ lệ vi phạm cao. Mức độ quan tâm của sinh viên với vấn đề chấp hành cũng thấp. Những sinh viên chấp hành cũng còn mang thái độ chống đối vì lợi ích trước mắt bản thân mà quên đi người khác cũng như chính bản thân mình trong tương lai. Một số nguyên nhân dẫn đến hạn chế này là do sinh viên không chủ động tìm hiểu các quy định của pháp luật, các phương tiện tìm hiểu của sinh viên còn chưa được định hướng, các chế tài, quy định chưa chặt chẽ, việc kiểm tra, giám sát, xử lí vi phạm còn lỏng lẻo

Từ đó để nâng cao ý thức chấp hành quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền quyền tác giả cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội nhóm tác giả đưa ra các giải pháp sau đây: thúc đẩy tính chủ động tìm hiểu quy định pháp luật về Luật sở hữu trí tuệ ở sinh viên; đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội nhằm nâng cao ý thức chấp hành quyền tác giả và quyền liên quan đến tác giả; nhà trường giúp sinh viên dễ tiếp cận với các nguồn tài liệu chính thống; tìm hiểu tiếp cận với tổ chức cung cấp bản sao chép tác phẩm hợp pháp; sinh viên tự ý thức bảo vệ các tác phẩm của bản thân; nhà trường hoàn thiện các chế tài, quy định liên quan đến việc chấp hành quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả; tăng cường kiểm tra,

giám sát, xử lí các vi phạm của sinh viên về vấn đề chấp hành quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả.

Đề tài này đã nghiên cứu các lĩnh vực trong pháp luật sở hữu trí tuệ có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này trong tương lai.

DANH MỤC THAM KHẢO

1.Công ước Bern về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật, 28/9/1979.

2. Nguyễn Thái Ngọc Hà (2018), “Nhận thức của sinh viên khoa Sư phạm Trường đại học An Giang về quyền tác giả trong nghiên cứu khoa học”, Tạp chí Giáo dục, (số 422), trang 60-64.

3. Nguyễn Ngọc Lâm, Lê Thị Nam Giang, Nguyễn Thị Bích Ngọc (2007), “Về quyền photocopy trong môi trường giáo dục”, Tạp chí Khoa học pháp lý, (số 39), trang 3.

4. Luật Khoa học và Công Nghệ số 29/2013/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2013 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam.

5. Luật sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 năm 2005 sửa đổi bổ sung theo luật số 36/2009/QH năm 2009.

6. Phan Gia Ngọc (2017), Bàn về quyền photocopy tác phẩm phục vụ cho học tập trong môi trường đào tạo đại học theo Luật sở hữu trí tuệ,

http://daibieunhandankhanhhoa.gov.vn/?ArticleId=e90df8a1-600a-4efc-900d- 911860926f7b

7. Nghị định số 22/2018/NĐ-CP ngày 23/02/2018 của Chính phủ qui định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành pháp luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả , quyền liên quan.

8.Hoàng Phê (2003), Từ Điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh. 9. Đặng Công Tráng, Lâm Thành Sơn (2017), “Hoạt động sao chụp tác phẩm của tác giả trong hệ thống giáo dục – thực trạng và một số kiến nghị”, Tạp chí khoa học Trường Đại học Trà Vinh, (số 25).

10. Trường Đại học Nội vụ Hà Nội (2017), Sổ tay sinh viên 2017, NXB Lao động, Hà Nội.

11. Vũ Thị Hải Yến (2010), Bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan ở việt nam trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường Đại học Luật Hà Nội.

PHỤ LỤC

BỘ NỘI VỤ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

Mã phiếu:

PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN

(Dành cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội)

Để chuẩn bị các luận cứ cho việc xây dựng nghiên cứu: “Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật sở hữu trí tuệ của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học” Nhóm tác giả xin các anh/chị cho biết ý kiến về các nội dung sau, bằng cách đánh dấu ✓ vào ô  hoặc đánh số thứ tự 1,2,3,...ứng với những phương án mà anh/chị tán thành. Đối với những câu hỏi mở, xin anh/chị ghi rõ ý kiến của mình. Những ý kiến chân thành và thẳng thắn của anh/chị sẽ góp phần quan trọng nhằm xác định thực trạng ý thức chấp hành pháp luật Sở hữu trí tuệ trong hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Những thông tin mà anh/chị cung cấp chỉ nhằm phục vụ cung cấp luận cứ khoa học cho đề tài “Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật sở hữu trí tuệ của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học” và không phục vụ cho các mục đích khác.

Nhóm tác giả rất mong có được sự hợp tác nhiệt tình từ phía anh/chị!

A. THÔNG TIN VỀ NGƯỜI TRẢ LỜI

1.Anh/chị là sinh viên năm?

a) Năm Nhất  b) Năm Hai  c) Năm Ba  d) Năm Bốn  2.Anh/chị học ngành học nào? ... ...

B. Ý THỨC CHẤP HÀNH QUYỀN TÁC GIẢ VÀ QUYỀN LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN TÁC GIẢ

3. Anh chị có biết đến quyền tác giả và quyền liên quan đến tác giả trong luật sở

hữu trí tuệ không?

a) Chưa nghe qua bao giờ. 

b) Đã nghe qua tên nhưng không để ý. 

c) Đã nghe thấy, biết một số điều của luật. 

d) Đã hiểu biết hết. 

4. Theo anh/chị, lợi ích của việc chấp hành các quy định của luật sở hữu trí tuệ

trong học tập và nghiên cứu khoa học sẽ đem lại lợi ích gì?

... ... ...

5. Đâu là đối tượng thuộc phạm vi bảo hộ của quyền tác giả và quyền liên quan đến

quyền tác giả? (có thể chọn nhiều phương án)

a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình, luận văn, đồ án...

b) Bài giảng, bài phát biểu 

c) Tin tức thời sự thuần thúy đưa tin 

d) Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản thuộc lĩnh

vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó. 

6. Theo anh/chị, việc trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận,

minh họa trong tác phẩm của mình sẽ

a) không phải xin phép tác giả, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao. 

b) phải xin phép tác giả, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao. 

c) phải xin phép tác giả, phải trả tiền nhuận bút thù lao. 

d) vi phạm luật sở hữu trí tuệ 

7.Anh/chị có tìm hiểu các quy định của luật sở hữu trí tuệ không?

a) Có 

8. Việc nhân bản, sao chép rồi phân phối, mua bán nhiều bản của các tác phẩm (giáo trình, luận văn, tiểu luận...) để học tập và nghiên cứu khoa học sẽ có vi phạm luật sở hữu trí tuệ không?

a) Có 

b) Không 

9. Anh/chị có thường xuyên tự sao chép các tác phẩm không?

Để phục vụ học tập Để nghiên cứu khoa học a) Chưa bao giờ  

b) Hiếm khi  

c) Thỉnh thoảng  

d) Thường xuyên  

10.Mỗi lần tự sao chép các tác phẩm, anh/chị thường sao chép mấy bản?

a) 1 bản 

b) từ 2 bản trở lên để dùng dần 

11.Anh/chị có phân phối các bản sao chép đó cho người khác không?

a) Có 

b) Không 

12. Anh/chị có thường xuyên mua giáo trình photo và các tài liệu khác ở các quán

photocopy để dùng trong học tập và nghiên cứu khoa học không?

a) Chưa bao giờ 

b) Hiếm khi 

c) Thỉnh thoảng 

d) Thường xuyên 

13. Anh/chị có thường xuyên trích nguồn các tác phẩm mà mình tham khảo trong

học tập và nghiên cứu khoa học không?

a) Chưa bao giờ 

b) Hiếm khi 

c) Thỉnh thoảng 

14. Anh/chị có thường xuyên chỉnh sửa, cắt xén nội dung các các tác phẩm mình tham khảo rồi không ghi nguồn không?

a) Chưa bao giờ 

b) Hiếm khi 

c) Thỉnh thoảng 

d) Luôn Luôn 

15. Đối với tác phẩm (tiểu luận, bài nghiên cứu khoa học...) của bản thân, anh/chị

đã thực hiện những hành vi sau đây chưa?

Đã từng Chưa Cho người khác sao chép, chỉnh sửa, cắt xén tác phẩm của

mình

 

Không tố giác khi phát hiện bị người khác sao chép, tự ý chỉnh

sửa cắt xén tác phẩm của bản thân  

16.Theo anh/chị, việc tự sao chép 1 bản tác phẩm nhằm mục đích học tập sẽ

a) không phải xin phép tác giả, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao. 

b) phải xin phép tác giả nhưng không phải trả tiền nhuận bút, thù lao. 

c) phải xin phép tác giả, phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho tác giả 

d) vi phạm quyền tác giả. 

17.Theo anh/chị, việc sao chép nhiều hơn một bản giáo trình, sách... để học tập sẽ

a) không phải xin phép tác giả, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao. 

b) phải xin phép tác giả, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao. 

c) phải xin phép tác giả, phải trả tiền nhuận bút thù lao. 

d) vi phạm luật sở hữu trí tuệ 

18.Theo anh/chị, việc tự sao chép 1 bản tác phẩm nhằm mục đích nghiên cứu khoa

học sẽ

a) không phải xin phép tác giả, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao. 

b) phải xin phép tác giả, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao. 

c) phải xin phép tác giả, phải trả tiền nhuận bút thù lao. 

19. Theo anh/chị, việc tự sao chép nhiều hơn 1 bản tác phẩm nhằm mục đích nghiên cứu khoa học sẽ

a) không phải xin phép tác giả, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao. 

b) phải xin phép tác giả, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao. 

c) phải xin phép tác giả, phải trả tiền nhuận bút thù lao. 

d) vi phạm luật sở hữu trí tuệ 

20. Khi trích dẫn tác phẩm nhưng không trích dẫn nguyên văn mà có chỉnh sửa ý

kiến của tác giả thì

a) phải ghi nguồn, không phải xin phép tác giả, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao,

b) không phải ghi nguồn, không phải xin phép tác giả nhưng không phải trả tiền nhuận bút, thù lao.

c) phải ghi nguồn, phải xin phép tác giả, phải trả tiền nhuận bút thù lao.

d) vi phạm luật sở hữu trí tuệ 

21.Tại sao anh/chị lại không chủ động tìm hiểu các quy định của luật sở hữu trí

tuệ?

a) do không có thời gian 

b) do cảm thấy không cần thiết phải tìm hiểu 

c) do không biết cách tìm hiểu, không có phương tiện, tài liệu 

d) ý kiến khác (ghi rõ)...

22. Đâu là nguyên nhân kiến anh/chị không chấp hành luật sở hữu trí tuệ (có thể

chọn nhiều phương án)?

a) Do các chế tài xử phạt chưa đủ mạnh 

b) Do thực sự không biết các quy định để chấp hành 

c) Do không thích chấp hành 

d) Ý kiến khác (ghi rõ)...

23. Nguyên nhân nào khiến anh chị không tự giác bảo vệ các tác phẩm của chính

a) Do còn cả nể, ngại va chạm 

Một phần của tài liệu Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật sở hữu trí tuệ của sinh viên trường đại học nội vụ hà nội trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học (Trang 54 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)