Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội nhằm

Một phần của tài liệu Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật sở hữu trí tuệ của sinh viên trường đại học nội vụ hà nội trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học (Trang 50 - 52)

8. Bố cục của đề tài

3.2. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội nhằm

nhằm nâng cao ý thức chấp hành quyền tác giả và quyền liên quan đến tác giả

Từ kết quả cuộc khảo sát thấy rằng các kênh tiếp cận với kiến thức về quyền tác giả và quyền liên quan của tác giả đang bị mất cân bằng. Những kênh truyền thống có độ tin cậy, chính xác cao như qua giảng dạy, hội thảo tuy đã được quan tâm nhưng hiệu quả thực sự chưa nổi bật. Chính vì vậy cần đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, giáo dục nhằm đạt hiệu quả tích cực hơn.

Tuyên truyền là hoạt động đưa ra các vấn đề nhằm thúc đẩy suy nghĩ, thái độ của người được tuyên truyền theo ý muốn của người tuyên truyền. Từ việc tuyên truyền chúng ta phải hướng suy nghĩ của sinh viên Trường theo hướng tích cực từ đó thay đổi dần hành động của các sinh viên.

Việc tuyên truyền cần phải hấp dẫn thu hút được sinh viên chú ý đến, cần có định hướng rõ ràng, cụ thể như sau:

Thứ nhất, thông qua các bài diễn văn tại hội thảo. Nhà trường nên tổ chức các hội thảo ngay từ đầu cho sinh viên năm nhất nhằm thay đổi suy nghĩ của sinh viên ngay từ khi bước vào “cánh cửa” học tập. Các cuộc tọa đàm, hội thảo nhằm truyền đạt, phổ biến kiến thức về pháp luật chung cũng như các vấn đề luật liên quan đến môi trường giáo dục- luật sở hữu trí tuệ liên quan đến quyền tác giả cũng như đăng tải những văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến Luật sở hữu trí tuệ lên các trang mạng xã hội uy tín là những hoạt động vô cùng quan trọng và ý nghĩa đối với sinh viên và cả sự phát triển của đất nước. Tại đây đưa ra những câu hỏi trao đổi tạo không khí hào hứng với sinh viên đồng thời đưa ra những tình huống cụ thể của việc xâm phạm đến quyền liên quan đến tác giả để nhìn nhận nhận thức của sinh viên về vấn đề ra sao và hướng giải quyết đã phù hợp chưa. Từ đó, đưa ra những kiến thức quan trọng, phù hợp với sinh viên trong việc nhận thức về vấn đề đó để hạn chế những hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến quyền tác giả và sáng tạo sáng kiến của thân hơn trong học tập và nghiên cứu khoa học.

Thứ hai, con người thường có xu hướng để ý đến các sự vật hiện tượng lạ, đẹp...Vì vậy ý tưởng thiết kế các bích chương, các hình vẽ lớn tại những nơi thuận tiện dễ nhìn tại Trường cũng là giải pháp khá độc đáo. Các hình vẽ này nên sinh động kèm các khẩu hiệu ngắn gọn đánh thẳng vào tâm lý của người đọc.

Thứ ba, các Hội nhóm, Đoàn thanh niên hoạt động tại Trường cần tích cực phối hợp trong việc tuyên truyền nhằm thay đổi hành động của sinh viên. Những Hội nhóm này sẽ phát tờ rơi, trong đó tờ rơi chứa những quy định cơ bản của luật sở hữu trí tuệ mà sinh viên phải chấp hành trong quá trình học tập. Có những câu cổ động nhắm vào ý thức của mỗi sinh viên như; “Sinh viên nói không với việc tùy tiện sao chép tác phẩm”, “Tôn trọng quyền sao chép tác phẩm là bảo vệ lợi ích của chính mình”.

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội với lợi thế có nhiều khoa và ngành đào tạo khác nhau , các câu lạc bộ hoạt động khá hiệu quả. Vì vậy, cần có sự phối hợp với các bên

để mang lại hiệu quả cao nhất cho việc tuyên truyền. Với các đợt tuyên truyền, khoa Pháp luật hành chính sẽ phối hợp làm cố vấn pháp lý cung cấp các thông tin, kiến thức về pháp luật mới nhất, chính xác nhất từ đó đội ngũ truyền thông của các câu lạc bộ, điển hình là câu lạc bộ ASK Nội vụ thiết kế, tạo ra các chương trình tuyên truyền hấp dẫn, hiệu quả.

Tuyên truyền không vẫn chưa đủ, cần kết hợp bài bản với các biện pháp giáo dục, nhà trường nên tổ chức các buổi giảng dạy cung cấp kiến thức về các quy định của luật cho sinh viên nhà trường với tần suất phù hợp là một kỳ học một lần.

Nội dung, mục đích hàng đầu của các phương pháp tuyên truyền giáo dục này nhằm nâng cao hiểu biết của sinh viên về các quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ, nhằm giúp sinh viên nhận ra lợi ích của việc chấp hành các quy định, giúp sinh viên có ý thức tự giác hơn trong việc bảo vệ tác phẩm của bản thân, giúp sinh viên nhận ra hậu quả của việc vi phạm và sinh viên không vi phạm các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ.

thống

Một phần của tài liệu Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật sở hữu trí tuệ của sinh viên trường đại học nội vụ hà nội trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học (Trang 50 - 52)