Thúc đẩy tính chủ động tìm hiểu quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ ở

Một phần của tài liệu Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật sở hữu trí tuệ của sinh viên trường đại học nội vụ hà nội trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học (Trang 49 - 50)

8. Bố cục của đề tài

3.1.Thúc đẩy tính chủ động tìm hiểu quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ ở

Sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tuy có một số mặt ưu điểm nhưng nhìn chung vẫn còn rất nhiều điểm hạn chế trong việc chấp hành pháp luật sở hữu trí tuệ mà cụ thể trong đề tài này là chấp hành quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả. Thực trạng này đòi hỏi phải có quá trình lâu dài để thay đổi căn bản nhận thức của sinh viên, khiến sinh viên không những chấp hành mà phải hiểu được lợi ích, chấp hành một cách tự giác. Các giải pháp đưa ra vừa nhằm khắc phục những mặt hạn chế còn tồn tại vừa phải nâng cao, củng cố ý thức chấp hành của toàn bộ sinh viên. Chính vì vậy khi thực hiện các giải pháp dưới đây phải tiến hành đồng bộ, khiên trì, phải có sự nỗ lực thay đổi từ nhiều phía kể cả từ phía nhà trường lẫn sinh viên.

3.1. Thúc đẩy tính chủ động tìm hiểu quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ ở sinh viên sinh viên

Hiện nay tính chủ động ở sinh viên trong việc tiếp cận những kiến thức mới là rất hạn chế, và hầu như là các bạn không muốn và cũng không biết đến sự cần thiết của nó. Điều này dẫn đến việc sinh viên vô ý vi phạm các quy định pháp luật . Một trong những hành vi vi phạm pháp pháp luật mà các bạn sinh viên thường xuyên thực hiện hành vi đó là hành vi xâm phạm đến quyền sao chép tác phẩm trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học ở sinh viên hiện nay.

Theo thống kê của cuộc điều tra, một bộ phận không nhỏ sinh viên chưa có nhận thức đầy đủ về các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, vấn đề này tồn tại cả ở những sinh viên chuyên ngành Luật tại trường. Theo tìm hiểu của chúng tôi thì nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu sự chủ động về vấn đề tìm hiểu pháp luật ở sinh viên còn hạn chế là do chưa hiểu rõ trình tự để tìm hiểu một vấn đề như thế nào và tiếp nhận nó ra sao hay là do tìm hiểu kiến thức đó ở đâu và nơi nào là uy tín. Để giải quyết những băn khoăn lo lắng này ở các bạn sinh viên chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp nhỏ để khắc phục tình trạng này như sau:

Thứ nhất, cái vấn đề quan trọng nhất ở các bạn sinh viên còn đang thiếu là tính chủ động. Vì vậy, để nâng cao kiến thức pháp luật nói chung, nâng cao hiểu biết về

các quy định pháp luật về quyền sao chép tác phẩm nói riêng thì sinh viên cần phải tự bản thân chủ động tìm hiểu, tiếp nhận kiến thức một cách chủ động, trực tiếp.

Thứ hai, về việc chưa hiểu trình tự tìm hiểu một vấn đề pháp luật như thế nào thì các bạn sinh viên có thể nhờ sự chỉ dẫn của thầy cô cố vấn học tập, các bạn học trong lớp đã có kinh nghiệm hay tìm trong tài liệu được tiếp xúc hằng ngày để tìm ra những quy luật của vấn đề. Các bạn sinh viên có thể tự lập một nhóm hoạt động và cùng nhau tìm hiểu về những vấn đề còn thắc mắc. Tại đây các bạn có thể chia sẻ những kiến thức của mình tìm được và cũng có thể trao đổi thông tin. Chúng tôi nghĩ rằng đây là một hướng giải pháp rất hiệu quả nếu chúng ta biết cách chăm chút nó.

Thứ ba, vấn đề mà nhiều bạn sinh viên quan tâm đến là chất lượng của kiến thức pháp luật mình tìm được. Có nhiều bạn không khỏi lo lắng rằng kiến thức mình tìm được liệu có chính xác và chuẩn với quy định của pháp luật định không. Để khắc phục tình trạng này sinh viên cần tự mình tiếp cận với các nguồn thông tin qua thời sự, báo đài, chủ động tìm hiểu tài liệu ở thư viện,... hay những phương thức mới hơn như qua mạng xã hội, qua các website cung cấp các văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, cần phải thận trọng, có sự chọn lọc và kiểm định thông tin trong việc lĩnh hội thông tin trên các trang mạng xã hội vì hiện nay có rất nhiều trang mạng mạo danh đưa những kiến thức không phù hợp và có hợp pháp so với quy định của Nhà nước.

Để giúp các bạn sinh viên có thể tìm hiểu những kiến thức về pháp luật hợp pháp và đúng đắn chúng tôi xin đưa ra một số trang mạng uy tín sau nhằm giúp các bạn hiệu quả hơn: cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật; Hệ thống văn bản pháp quy của chính phủ (thuộc cổng thông tin điện tử chính phủ); cổng thông tin điện tử bộ tư pháp; cơ sở dữ liệu luật Việt Nam; thư viện Quốc gia Việt Nam. Các trang mạng, cổng thông tin này đều thuộc chính phủ hoặc các cơ quan nhà nước có thể đem lại cho các bạn những kiến thức phong phú và chuẩn xác nhất.

Một phần của tài liệu Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật sở hữu trí tuệ của sinh viên trường đại học nội vụ hà nội trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học (Trang 49 - 50)