Chất liệu thi ca và bút pháp Lửa thiêng 1 Chất liệu thi ca

Một phần của tài liệu (Trang 48 - 52)

TÍNH CHẤT CỔ ĐIỂN VÀ HIỆN ĐẠI TRONG LỬA THIÊNG 2.1 Đề tài, cảm hứng trong Lửa thiêng

2.2. Chất liệu thi ca và bút pháp Lửa thiêng 1 Chất liệu thi ca

2.2.1. Chất liệu thi ca

Trong quá trình sáng tạo thơ, Huy Cận đã lựa chọn một số thi liệu đầy chất thơ. Lửa thiêng mang sắc thái cổ điển và hiện đại thể hiện rất rõ qua việc sử dụng

một cách sáng tạo chất liệu thi ca như chi tiết, hình ảnh, âm thanh, tứ thơ, ngôn từ... Quê hương Huy Cận là một vùng bán sơn địa, đẹp và nghèo, ơng rất thích đi lang thang giữa trời đất bao la cùng những trò chơi dân giã như thả diều, đánh trống đất, được gần gũi với đất đai đồng ruộng và cuộc sống người nơng dân. Điều đó lí giải vì sao, Huy Cận lại có năng lực nhạy cảm trước những biểu hiện tinh tế của tạo vật và lòng yêu mến, trân trọng thiên nhiên, con người. Chính sự gần gũi của ông với quê hương đã ảnh hưởng rất lớn tới việc lựa chọn chất liệu trong thơ.

Đọc những câu thơ đầu đời của Huy Cận, người đọc thấy một giọng thơ khác lạ không thể lẫn với ai khác và nó ám ảnh khơn ngi về cõi người:

Tai nương nước giọt mái nhà Nghe trời nặng nặng, nghe ta buồn buồn.

(Buồn đêm mưa)

Giọt nước mái gianh một chiều mưa ở bất cứ thôn làng nào cũng có thể bắt gặp, điều này rất thật thậm chí là quá bình dị nhưng với Huy Cận thì đã khác xa. Cái nỗi buồn của thi nhân đích thực khiến người đọc bất giác đặt câu hỏi về cái gì đang nguội lạnh đi kia? Tình người, tự nhiên hay tất cả? màn mưa trong buổi chiều tối lạnh có ý nghĩa gì và ở cấp độ nào?

Trong Lửa thiêng ta có thể bắt gặp những câu thơ vừa mang men say của

dòng Thơ mới thời bấy giờ vừa quen thuộc đến lạ lùng:

Đường trong làng: hoa dại lẫn mùi rơm

Có cu gáy, có bướm vàng nữa chứ!

(Đi giữa đường thơm)

Phải nói rằng: Thơ Huy Cận rất gần gũi với cuộc sống đời thường. Một khung cảnh đường quê Việt Nam với mùi rơm, hoa dại, bóng tre, bóng phượng được Huy Cận phác họa, mô tả tuyệt đẹp, êm đềm rất hiếm tìm thấy trong Thơ mới.

Thấm đượm Lửa thiêng là tinh thần dân tộc, là sự hội nhập của thiên nhiên

trong thơ: “Bờ tre rung động trống chầu” - “Tưởng chừng cịn vọng trên lầu ải quan”, “Tìm em đi hái lộc xanh dầu”, “Rưng rưng hoa phượng màu thương nhớ”,

Mái nhà yên bóng trưa”. Mặc dù triền miên trong nỗi sầu, buồn và cô đơn nhưng nhà thơ vẫn tha thiết, chân thành hướng về phần thiên lương cao đẹp của cuộc đời; cảm nghe được hồn thiêng đất nước, hương vị nồng đượm của quê hương và nhựa sống tiềm tàng trong nhành cây ngọn cỏ:

Luống đất thơm hương mùi mới dậy Bên đường chân rộn bước trai tơ Cành xanh cành đẹp xui tay với:

Sông mát tràn xuân nước đậm bờ.

(Xuân)

Trong bài thơ Ngậm ngùi, hai câu thơ khiến Huy Cận hết sức tâm đắc:

Nắng chia nửa bãi chiều rồi Vườn hoang trinh nữ xếp đôi lá rầu

“Nắng chia nửa bãi”, bãi ở đây là cái vườn hoang, không phải là bãi sơng. Trong kí ức của Huy Cận, buổi chiều thường là buồn bã, vắng vẻ, huống chi là chiều xuống trong một vườn hoang. Cảnh là thế nhưng để có được câu thơ “Nắng

chia nửa bãi chiều rồi” là một sáng tạo của tác giả. Hình ảnh cây trinh nữ khép lá tơ

điểm cho cái vườn hoang càng nhấn mạnh vẻ hoang vu, vắng lặng. Việc lựa chọn thi ảnh góp phần tạo dựng khơng khí, khơng gian ngậm ngùi cho cả bài thơ.

Tính chất cổ điển và hiện đại được thể hiện rất rõ trong bài thơ Tràng giang.

Nghệ thuật bài thơ gần gũi Đường thi, nhưng hồn tồn khơng phải thơ Đường, mà đích thực là một bài Thơ mới. Vậy đâu là “chỗ mới” của bài thơ đậm đà phong vị cổ điển này? Trước hết, đó là sự mở cửa cho thi liệu dân tộc, chất liệu đời thường ùa vào trong thơ: sông nước, trời mây, cồn bãi, làng xa, chợ chiều, cánh chim, con thuyền, đám bèo dạt, cành củi khô… thật gần gũi với chúng ta.

Ngay chính nhà thơ Huy Cận trong bài viết Một số ý kiến về hai bài thơ Tràng giang và Đoàn thuyền đánh cá đã tự bộc bạch với bạn đọc rằng: “Bài Tràng giang đã kết hợp được thơ ca truyền thống, những nét cổ điển của thơ Đường, với những nét hiện đại. Những hình ảnh “con thuyền xi mái”, “củi một cành khơ”, “bèo dạt về đâu hàng nối hàng” mang tính chân thực của đời thường, k hông ước lệ. Và cũng có những hình ảnh mang vẻ đẹp tượng trưng” [6, tr.356].

Bức tranh tâm cảnh của bài thơ được mở ra bằng những con sóng: sóng gợn lớp lớp trên “đại giang, tràng giang” mênh mông. Tiếp đến là những dòng nước song song cuốn trôi về phía chân trời và trên đó con thuyền với mái chèo buông xuôi. Vẫn thi liệu quen thuộc con thuyền, dịng sơng, nhưng sự kết hợp ở đây đã có một cái gì đó mới mẻ. Hai vật thể tưởng như khăng khít, khơng thể tách rời đó đang chia lìa giữa ngổn ngang những nỗi sầu nhân thế :

Thuyền về nước lại sầu trăm ngả

Tràng giang là một bài thơ hiện đại. Trước hết, hiện đại ở thi liệu: Củi một cành khô lạc mấy dòng

Vào những năm 30 của thế kỷ XX, đây là những câu thơ mới mẻ; bởi trong đó xuất hiện cái tầm thường nhỏ nhoi, vô nghĩa như: “củi một cành khô”. Thơ xưa chủ yếu là địa hạt hầu như thiếu vắng cái hiện thực thơ ráp, sống sít của đời thường. Đến các nhà Thơ mới, nó mới có mặt trong thi ca. Điều này được coi là một trong những biểu hiện của “cuộc cách mạng trong thơ” (Hoài Thanh). Câu thơ giàu màu sắc hiện đại, đầy ấn tượng này đã thể hiện sâu sắc nỗi buồn thấm thía của một nhà thơ mới. Hình ảnh một cành củi đơn lẻ khô héo lênh đênh gợi lên nỗi buồn tủi về thân phận của những kiếp người nhỏ bé, bơ vơ, lạc lõng trôi nổi giữa cái mênh mông vô định của cuộc đời.

Ngoài ra Huy Cận lựa chọn một số thi liệu đầy chất thơ để diễn tả một tình quê vơi đầy: một cánh chim chiều, lớp lớp mây trắng, khơng có khói sóng mà vẫn thương nhớ da diết:

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,

Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa. Lịng q dợn dợn vời con nước,

Khơng khói hồng hơn cũng nhớ nhà

Câu thơ nên họa, đầy hình tượng và dạt dào cảm xúc. Đúng là hồn Đường như thấm vào câu chữ. Ai đã từng xa quê, trong khoảnh khắc hồng hơn mới thấy hết cái hay (đẹp và buồn) trong những bài thơ nói về tình q. Chỉ có một cánh chim xuất hiện trên cảnh thơ. Xưa nay thơ ca nói về cảnh hồng hơn thường vẫn tô điểm thêm một cánh chim trên nền trời:

Chim hơm thoi thóp về rừng

(Nguyễn Du)

Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi.

Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ

(Hồ Chí Minh)

Bài thơ Huy Cận cũng có một cánh chim chiều nhưng đúng là có một cánh chim chiều trong Thơ mới, nên nó nhỏ nhoi hơn, cơ đơn hơn. Nó chỉ là một cánh chim nhỏ trên một nền trời “lớp lớp mây cao đùn núi bạc”. Và cánh chim nhỏ đang sa xuống phía chân trời xa như một tia nắng chiều rớt xuống. Người ta vẫn hay nói tới ý vị cổ điển của bài thơ. Nó thể hiện ở hình ảnh nhà thơ một mình trước vũ trụ để cảm nhận cái vĩnh viễn, cái vô cùng của không gian, thời gian đối với kiếp người. Ý vị cổ điển ấy lại được tô đậm thêm bằng một tứ thơ Đường. Câu kết mượn thẳng ý thơ của Thôi Hiệu trong bài Hoàng hạc lâu: “Yên ba giang thượng sử nhân sầu” (Trên sơng khói sóng cho buồn lịng ai - Tản Đà dịch). Điểm khác biệt ở hai

tác giả này là: Nỗi nhớ nhà của Thôi Hiệu được gợi từ hình ảnh “khói sóng” cịn nhớ nhà của Huy Cận khơng cần tác động của ngoại giới (khơng khói hồng hơn) vì đã là một yếu tố nội tâm thường trực. Đây cũng là nét khác biệt cơ bản của hai cách phô diễn cảm xúc tạo nên đặc điểm riêng của thi pháp thơ trung đại và thi pháp thơ hiện đại.

Và như thế, Tràng giang là một bài thơ vẽ lên một phong cảnh đẹp, giàu màu

sắc (núi bạc, bờ xanh, bãi vàng), nhiều đường nét hùng vĩ, mở ra vơ tận (buồn điệp điệp, sâu chót vót, sơng dài, trời rộng…), nhiều động từ chỉ sức sống rộn ràng: sóng gợn, mây đùn, thuyền về, nước lại, nắng xuống, trời lên..

Có thể nói, Lửa thiêng được viết bằng một nghệ thuật vững vàng, độc đáo.

Lời thơ, ý thơ tự nhiên, không cầu kỳ rắc rối. Hình ảnh thơ thường khơng sắc sảo, gây ấn tượng mạnh mà thâm trầm, khơi gợi ; như len nhẹ, như ngấm sâu vào tâm hồn và trí tuệ người đọc. Một trong những yếu tố làm nên thành công của Lửa thiêng là thi nhân đã lấy cái hồn quê, cái tinh thần dân tộc làm nền, lấy hồn tạo vật

làm hồn thơ của mình.

Một phần của tài liệu (Trang 48 - 52)