Thể thơ thất ngôn

Một phần của tài liệu (Trang 59 - 62)

TÍNH CHẤT CỔ ĐIỂN VÀ HIỆN ĐẠI TRONG LỬA THIÊNG 2.1 Đề tài, cảm hứng trong Lửa thiêng

2.3.2. Thể thơ thất ngôn

Trong phong trào Thơ mới và thơ ca Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay, thể thơ bảy chữ luôn luôn chiếm số lượng lớn nhất. Dường như độ dài của dòng thơ bảy chữ là vừa phải, dễ tiếp nhận. Nhịp điệu chủ đạo của dòng thơ bảy chữ là 4/3 hoặc 3/4. Nhịp 4/3 trong thơ hiện đại là tiếp thu nhịp điệu của Đường luật cịn nhịp 3/4 có nguồn gốc từ ca trù và thơ song thất lục bát đã rất thịnh hành từ các thế

kỷ trước. Huy Cận và các nhà thơ hiện đại đã sử dụng thể thơ bảy chữ nhưng đó khơng phải là thất ngơn Đường luật gị bó đã tồn tại trong hàng chục thế kỷ ở Trung Quốc và Việt Nam.

Thơ bảy chữ của Huy Cận tiếp thu những thành tựu của Đường luật, của song thất lục bát và ca trù. Nhà thơ đã phá bỏ những niêm luật gị bó để tạo nên những câu Thơ mới, uyển chuyển, nhuần nhị mà vẫn hàm súc, phảng phất phong vị Đường thi.

Trong tập thơ Lửa thiêng, có 19 bài thơ bảy chữ, phần lớn các câu được ngắt

theo nhịp 4/3 (74%).

Áo trắng đơn sơ, mộng trắng trong Hơm xưa em đến, mắt như lịng Nở bừng ánh sáng. Em đi đến

Gót ngọc dồn hương, bước tỏa hồng.

(Áo trắng)

Các câu thơ còn lại được ngắt nhịp theo kiểu 2/2/3, 2/5, 5/2, 1/2/4, 1/3/3, 4/2/1.

Sự thay đổi cách ngắt nhịp trong câu thơ bảy chữ một phần xuất phát từ quan hệ ngữ nghĩa, một phần xuất phát từ ngữ âm để bài thơ khỏi đơn điệu.

Nhịp thơ bảy chữ của Huy Cận khá đa dạng nhưng trong Lửa thiêng chỉ có

hai câu được ngắt theo nhịp 3/4. Hướng cải biến nhịp thất ngôn mà Huy Cận thường làm là tách vế trước của câu thơ thành hai nhịp để kiến tạo nên nhịp mới: 2/2/3. ở những nhịp 2/2 thường mang tính chất đối:

Nắng xuống / , trời lên/ sâu chót vót Sơng dài / , trời rộng / bến cô liêu.

(Tràng giang) Ấn tượng hơn cả là cách ngắt nhịp 2/5 hoặc 5/2:

Thức dậy, / nắng vàng ngang mái nhạt, Buồn gieo theo bóng lá / đung đưa Bên thềm / - Ai nấn lịng tơi rộng,

Cho trải mênh mông / buồn xế trưa.

(Giấc ngủ chiều)

Trong thơ Đường luật phải có đối ý đối thanh giữa các câu trong cùng một liên. Thơ bảy chữ của Huy Cận ít có kiểu đối như vậy mà chuyển vào tiểu đối trong một dòng thơ hoặc đối âm thanh ở phần cuối của các cặp câu. Huy Cận có ý thức về sự hòa âm qua phép đối nhưng đã giản lược theo cách của mình:

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp Con thuyền xi mái nước song song Thuyền về nước lại sầu trăm ngả Củi một cành khơ lạc mấy dịng.

(Tràng giang)

Các bộ phận đối là: Buồn điệp điệp - nước song song, sầu trăm ngả - lạc mấy dòng. Rất nhiều bài thơ bảy chữ của Huy Cận có đối thanh bộ phận như trên. Chính tiểu đối và đối thanh bộ phận theo từng cặp câu mà thơ bảy chữ của Huy Cận vẫn có vẻ đẹp hài hịa và mang đậm dấu ấn Đường thi.

Đối với thể thơ 7 chữ, Huy Cận sử dụng tối đa lợi thế về mặt thanh điệu tạo nên âm hưởng cân bằng ở vần thơ. Trong 19 bài thơ thất ngôn, tỷ lệ thanh điệu rất phong phú có lúc êm ái, nhẹ nhàng với 5 thanh bằng - 2 thanh trắc; có lúc mạnh mẽ, dứt khoát với 4 thanh trắc - 3 thanh bằng; có lúc lại cân đối hài hòa với 4 thanh bằng - 3 thanh trắc. Trong số những bài thơ 7 chữ, Tràng giang được xem là bài đạt

đến chuẩn mực của ngôn ngữ thơ ca.

Về mặt vần điệu, tất cả các bài thơ bảy chữ của Huy Cận đều dùng vần bằng. Nếu câu mở đầu có âm tiết cuối là thanh bằng thì vần được gieo ở âm tiết đó, tuân thủ theo cách gieo vần của tứ tuyệt (vị trí gieo vần ở cuối câu 1, câu 2, câu 4 của khổ thơ). Nếu câu mở đầu có âm tiết cuối cùng là trắc thì vị trí gieo vần chuyển xuống âm tiết cuối của câu thơ thứ hai (âm tiết cuối câu hai vần với âm tiết cuối của câu bốn). Cứ một khổ thơ có một vần, trong trường hợp bài thơ ngắn có thể dùng độc vận. Như vậy cách gieo vần của Huy Cận và của các nhà Thơ mới khác với cách gieo vần ở thất ngôn bát cú Đường luật, nó đa dạng hơn, thoải mái hơn.

Có thể nói rằng, thơ bảy chữ là thể thơ chiếm tỉ lệ khá lớn trong thơ ca Việt Nam. Thể thơ này được hình thành từ hai nguồn cơ bản: thất ngôn Đường luật và ca trù. Đây là thể thơ có khả năng gợi lên khơng khí cổ kính trang nghiêm và trầm lắng, thích hợp với tư duy chiều sâu. Phải chăng tâm hồn trầm lắng của Huy Cận phù hợp với tiếng thơ ấy và ông đã gặt hái được nhiều thành tựu.

Một phần của tài liệu (Trang 59 - 62)