Cảm hứng nghệ thuật

Một phần của tài liệu (Trang 40 - 48)

TÍNH CHẤT CỔ ĐIỂN VÀ HIỆN ĐẠI TRONG LỬA THIÊNG 2.1 Đề tài, cảm hứng trong Lửa thiêng

2.1.2. Cảm hứng nghệ thuật

Hoài Thanh - Hoài Chân cho rằng cảm hứng nổi bật nhất của Thơ mới là “cái tơi” cá nhân, tình cảm cá nhân của chủ nghĩa lãng mạn được phô bày tự do, thoát

khỏi những nguyên tắc mẫu mực, khuôn phép của thơ ca cổ điển. Thử lướt qua Mấy

vần thơ Thế Lữ với cảm hứng thời đại và cảm quan nghệ thuật mới mẻ: Với Nàng Thơ, tơi có đàn mn điệu,

Với Nàng Thơ, tơi có bút mn màu; Tơi muốn làm nhà nghệ sĩ nhiệm màu Dùng Thanh Sắc trần gian làm tài liệu.

(Cây đàn muôn điệu)

Lưu Trọng Lư là người tâm đắc Thơ mới, là một trong những người đầu tiên tham gia viết bài bênh vực, cổ vũ thơ mới trên diễn đàn tranh luận thơ cũ, thơ mới. Ông bộc lộ cái tơi trong tình u khá lãng mạn, trong những cảm xúc tình yêu của tuổi trẻ thời đại mới… rất phóng túng. Cảm hứng trước nhiều cái mới trong xã hội nhưng không gian trong thơ Lưu Trọng Lư vẫn là một không gian cõi mơ xưa, như một Tiếng thu tha thiết:

Em không nghe mùa thu Dưới trăng mờ thổn thức ? Em khơng nghe rạo rực Hình ảnh kẻ chinh phu Trong lịng người cơ phụ? Em khơng nghe rừng thu…

Cịn Xn Diệu, người được Thế Lữ mô tả đầy ưu ái “Nhà thi sĩ ấy là một

chàng trai trẻ hiền hậu và say mê, tóc như mây vướng trên đài trán thơ ngây, mắt như bao luyến mọi người, và miệng cười mở rộng như tấm lòng sẵn ân ái. Chàng đi trên đường thơ, hái những bông hoa dưới bước chân, những hương sắc n ảy ra bởi ánh sáng của lòng chàng…” [24, tr.200]. Xuân Diệu nổi bật trên thi đàn Thơ mới

những năm này và được mệnh danh là “ơng hồng thơ tình”: “Làm sao cắt nghĩa được tình yêu?”. Đó cũng là cảm hứng sáng tác của Xuân Diệu với giọng điệu tha thiết, đắm say, hăm hở:

Ta muốn ơm

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn Ta muốn say cánh bướm với tình yêu…

(Vội vàng)

Bên cạnh Xuân Diệu, người bạn thơ, Huy Cận có một cảm hứng khá mới mẻ - cảm hứng vũ trụ mênh mang những nỗi buồn, nỗi cô đơn của con người, của Một chiếc linh hồn nhỏ: Mang mang thiên cổ sầu, trước những biến động của cuộc sống,

của xã hội đầu thể kỷ XX. Nổi bật qua thơ ông, giọng điệu “chủ âm” đậm chất trữ tình, ảo não và đầy tính triết lý, sâu lắng từ đầu bài tập Lửa thiêng (Trình bày) đến

bài cuối tập (Mai sau):

Hỡi Thượng đế ! Tôi cúi đầu trả lại Linh hồn tôi đà một kiếp đi hoang Sầu đã chín, xin Người thơi hãy hái Nhận tơi đi, dầu địa ngục, thiên đường.

(Trình bày) Chàng Huy Cận khi xưa hay sầu lắm,

Gió trăng ơi! nay cịn nhớ người chăng? Hơn một lần chàng đã gửi cho trăng Nỗi hiu quanh của lịng buồn vơ cớ.

(Mai sau)

Sau này, nhắc lại cảm hứng sáng tác, nhà thơ Huy Cận đã bộc lộ suy nghĩ qua cách nói ví von đầy hình ảnh vũ trụ: “rung động làm ra thơ… cũng cùng một

loại với rung động của tình yêu… Bắt đầu yêu là một nỗi niềm xao động; bắt đầu một tứ thơ cũng là một nỗi niềm… Bắt đầu chưa có câu, chưa có lời, thậm chí chưa có ý cụ thể. Câu sẽ đến sau, lời sẽ đến sau. Nhưng trước hết là một nỗi niềm ùn ùn giữa ngực, rạo rực tâm hồn. Bắt đầu là tinh vân; tinh vân đọng lại mới thành mặt trời, mặt trăng và các hành tinh. Từng câu, từng lời cũng như những hành tinh mặt trời, mặt trăng đọng lại từ tinh vân, nguyên thủy…” [22, tr.241].

Đó cũng là ý nghĩa của cảm hứng đã vọt trào đến các nhà thơ và tạo nên giọng điệu, âm sắc của mỗi nhà thơ là như vậy. Nó sẽ là điểm khởi đầu tạo nên tác

phẩm thơ ca, tạo nên “vũ trụ thơ ca” qua thế giới nghệ thuật ngôn từ đầy sáng tạo. Thơ Huy Cận cũng bắt đầu bằng nhiều nguồn cảm hứng sáng tạo như cảm hứng về tuổi trẻ, cảm hứng về cái đẹp, cảm hứng không gian…

Lửa thiêng trước hết là một tập thơ của tuổi trẻ. Hoài Thanh đã nhận xét rất

tinh tế! Dưới những câu thơ, bài thơ có vẻ già, nhà phê bình nhận ra đó là “thơ của tuổi hai mươi”. Trong Lửa thiêng của Huy Cận cịn có một mảng thơ gần như bao

trùm được hết những cảm xúc một thời hoa niên đẹp đẽ, trong trẻo với tuổi trẻ lãng mạn, đầy mộng mơ và cũng đầy đau khổ:

Giờ nao nức của một thời trẻ dại!

Hỡi ngói nâu, hỡi tường trắng, cửa gương! Những chàng trai mười lăm tuổi vào trường, Rương nho nhỏ với linh hồn bằng ngọc

Đêm tựu trường mùi cửa sổ mới sơn, Tủ mới đánh, và lòng trai thơm ngát.

(Tựu trường)

Tuổi học trò thật đẹp, đầy mơ mộng trong thơ Huy Cận ! Thế nhưng có lúc chuyển biến theo tâm tình của tuổi trẻ, khi chàng học sinh bắt đầu chớm u, biết “rộn ái tình”:

Vậy đó bỗng nhiên mà họ lớn, Tuổi hai mươi đến, có ai ngờ ! Một hơm trận gió tình u lại Đứng ngẩn trơng vời áo tiểu thơ.

(Học sinh)

Trong tình u, Xn Diệu vẫn thích bộc lộ tình cảm một cách mạnh mẽ, sơi nổi, bộc bạch tất cả nỗi lòng của kẻ đang yêu, mời yêu:

Yêu tha thiết, thế vẫn cịn chưa đủ Phải nói u, trăm bận đến nghìn lần

Mau với chứ, vội vàng lên với chứ, Em, em ơi, tình non đã già rồi; Con chim hồng, trái tim nhỏ của tôi, Mau với chứ! Thời gian khơng đứng đợi.

(Giục giã)

Cịn Huy Cận, một “chàng thơ” hay “tủi nắng, sầu mưa” nhưng trong tình yêu lại hết sức lãng mạn thiết tha. Cảm xúc trong ngơn từ tình u đơi khi rất trìu tượng qua hồn “nhân vật trữ tình”:

Em nói anh nghe tiếng lẫn lời; Hồn em, anh thở ở trong hơi.

(Áo trắng)

Hồn hay người? Đời thực hay cõi mơ? Thế giới mộng và thực dường như hòa quyện lạ lùng:

Yêu giữa đời mà hồn ở trong mơ

Tình rộng quá, đời không biên giới nữa ...

Hồn nhớ thương em dệt áo dâng anh. (Tình tự)

Tình yêu của con người càng nồng nàn trọn vẹn thì cũng có nghĩa khi bị từ chối sẽ càng hụt hẫng, thất vọng, nỗi buồn sẽ càng não nề:

Cả linh hồn, tôi đem cho trọn vẹn; ...

Khi thanh xuân, tơi mỏi chạy theo tình, Thủng gai đời, đây tay với tình yêu

(Trình bày)

Để rồi chua chát:

Và tình ái khơng bao giờ lành đươc. ...

Ôi ! Nỡ nào suốt đời đuổi bắt nhau!

(Cầu khẩn)

Tuổi trẻ trong một tập thơ già. Đó là nét đầu tiên của phong cách Huy Cận. Một tuổi trẻ trong trắng, tinh khơi tìm đến nỗi buồn và cả những mơ mộng của tình yêu để giữ gìn sự trong sáng, tinh khơi của mình trong hồn cảnh và xã hội lúc đó.

Cảm hứng sáng tác của Huy Cận còn bắt nguồn từ quan niệm về cái đẹp: đẹp là buồn. Cái đẹp là sự hài hịa hay nói một cách khác: hài hòa là quy luật của cái đẹp.

Một số chuẩn mực về cái đẹp theo quan niệm mỹ học của Thơ mới được thể hiện qua thơ ca: Mộng gắn thơ với cái tĩnh lặng, cái buồn, cái mong manh, hư ảo, huyền diệu, thanh khiết. Hoặc đẹp gắn với chuẩn mực ánh sáng, hương thơm, nhạc điệu. Với cảm hứng thơ sầu vũ trụ, sầu nhân thế, hồn mộng lãng mạn, quan niệm mỹ học của Huy Cận vừa thể hiện cái đẹp cổ điển vừa thể hiện cái đẹp mới trong thơ ca ông. Huy Cận chịu ảnh hưởng một số nhà văn, nhà thơ châu Âu thế kỷ XIX như Lamartine, Hugo,... hay Baudelaire, Mallarmé, Edgar Poe (Mỹ) cũng từ sự “va chạm” vào nỗi sầu thế kỷ, vào sự êm đềm, mênh mông của không gian vũ trụ, của thiên nhiên, của sự tương hợp giữa màu sắc, âm thanh,... trong thơ.

Cái đẹp của mỹ học thơ ca cổ điển trong thơ Huy Cận có thể đề cập đầu tiên là sự hài hịa. Ta có thể tìm thấy sự cân đối các từ điệp điệp // song song trong âm điệu chung qua hai câu thơ của Huy Cận:

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp, Con thuyền xuôi mái nước song song

Bên cạnh sự hài hòa, tạo cảm giác êm đềm, hai câu thơ mở đầu bài Tràng giang ở trên đã loang dần nỗi buồn dày đặc như sóng gợn liên tục, đều đặn. Edgar

Poe, nhà văn Mỹ ở thế kỷ XIX cũng từng quan niệm mỹ học trong văn chương của ông “Đẹp là buồn”. Với tâm hồn nhạy cảm, sâu sắc, Huy Cận đã sáng tác nhiều bài thơ đậm chất buồn: Buồn, Buồn đêm mưa, Tràng giang, Vạn lý tình, Ngậm ngùi, Chết, Nhạc sầu... Tuy nhiên, về mặt thực tế sáng tác, chữ buồn chữ sầu trong thơ

nhiều áng văn chương Việt Nam: Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, Truyện Kiều...

Thế nên, phong cảnh, không gian được Huy Cận mô tả đẹp, luôn đượm buồn; hoặc nhẹ nhàng, êm ái, thanh, trong:

Bỗng dưng buồn bã không gian Mây bay lũng thấp giăng màn âm u

...

Non xanh ngây cả buổi chiều

(Thu rừng)

Đẹp theo Huy Cận vừa mang ý nghĩa là buồn, vừa hồi niệm bóng dáng một thời đã qua bên cạnh những cảm xúc mạnh mẽ của tuổi hai mươi trước trào lưu mới của xã hội:

Ngập ngừng mép núi quanh co...

Mái nghiêng nghiêng gửi buồn theo hút người. (Đẹp xưa) Đêm mơ lay ánh trăng tàn

Hồn xưa gởi tiếng thời gian trống dồn

(Chiều xưa)

Ngay cả quan niệm về vẻ đẹp của người con gái, thơ Huy Cận ban đầu mang dáng dấp cổ kính, ước lệ:

Em đẹp bàn tay ngón thon thon; Em dun đơi má nắng hoe trịn. Em lùa gió biếc vào trong tóc Thổi lại phịng anh cả núi non.

(Áo trắng)

Huy Cận thể hiện sự ảnh hưởng Baudelaire rõ nhất qua bài Đi giữa đường thơm với cảm hứng hòa hợp hương vị, âm thanh, màu sắc. Tất cả đều bừng dậy sắc

hương trong tương hợp với thanh âm của thiên nhiên tạo vật và của tâm hồn nhà thơ:

Người cùng tơi đi giữa đường rải nắng; Trí vơ tư cho da thở hương tình,

Người khẽ nắm tay, tơi khẽ nghiêng mình Như sắp nói, nhưng mà khơng;- khóm trúc Vừa động lá, ta nhận vào một lúc

Cả khơng gian hồn hậu rất thơm tho; Gió hương đưa mùi, dìu dịu phất phơ...

Nhìn chung, quan niệm về cái đẹp của Huy Cận mang nét đẹp hài hòa giữa quan niệm mỹ học phương Đông và phương Tây. Cái đẹp là hài hòa, đẹp là buồn.

Cảm hứng vũ trụ mênh mang những nỗi buồn, nỗi cô đơn của con người qua giọng điệu chủ âm đậm chất trữ tình, ảo não và đầy tính triết lý, sâu lắng là nét nổi bật nhất trong sự thể hiện phong cách thơ Huy Cận qua Lửa thiêng.

Không gian vũ trụ cũng chính là khơng gian nghệ thuật trong thơ Huy Cận được tìm thấy qua nhiều lớp ngôn từ. Không gian vũ trụ có khi được biểu hiện là trăng, sao, bầu trời, mây, gió, sơng, núi, biển..., hoặc có khi chính tên gọi của nó vẫn là vũ trụ (vũ trụ tàn), là không gian (nhớ không gian) theo cảm thức riêng của nhà thơ.

Chàng Huy Cận khi xưa hay sầu lắm... Nhà thơ Huy Cận đã mở đầu bài thơ Mai sau như một định đề về cuộc đời. Nhà thơ bộc lộ tất cả nỗi ưu phiền như tính

cách của một con người đã được báo trước từ lúc chào đời:

Người ta bảo bà mẹ chàng hay khóc Chia gia tài cho con quý: lệ đau Chàng là con người mẹ hay sầu

Nên trọn kiếp mắt chàng thường đẫm lệ.

Sự đối nghịch giữa thời gian đời người với nỗi sầu dài được nhà thơ mô tả cường điệu nhưng tạo nên cảm xúc mạnh mẽ, thiết tha, dạt dào: Người một thuở mà

chàng sầu vạn kỷ. Nói một cách nào đó, Huy Cận thường có cảm hứng suy tưởng và

trở về như một sứ mệnh mà nhà thơ tình nguyện gánh chịu. Tính chất triết lý sâu sắc của Huy Cận thể hiện qua nỗi sầu là thế.

Thực sự cảm hứng vũ trụ, làm thơ về vũ trụ trước Huy Cận đã được các thế hệ nhà thơ quan tâm. Nguyễn Trãi với Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại / tiếu đàm nhân tại bích vân trung (dịch: Vũ trụ mắt ơm ngồi biển biếc, nói cười người ở giữa mây xanh); hoặc Tản Đà với Thèm trông con hạc nó lên trời; rồi đến các nhà

thơ trong phong trào Thơ mới, với Thế Lữ: Trời cao xanh ngắt - Ơ kìa / Hai con hạc trắng bay về bồng lai, Xuân Diệu: Trong suốt không gian tịch mịch đời, Hàn

Mặc Tử: Tấp tới đến ở ngồi kia vũ trụ / Nơi khí tượng bốc ngùn mn tinh tú, Chế Lan Viên: Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh / Một vì sao trơ trọi cuối trời xa..

Nhưng cảm hứng vũ trụ xuyên suốt tập Lửa thiêng (và thủy chung đến giai

đoạn sáng tác sau này) cho thấy trong số các nhà thơ trong phong trào Thơ mới chỉ có một mình Huy Cận vẫn nhất quán, tuy giọng thơ ở mỗi giai đoạn có khác nhau.

Như vậy, xoay quanh quỹ đạo thơ ca lãng mạn giai đoạn 1930 -1945, những cảm hứng từ thời đại mới, từ thơ ca mới với cái tôi cá nhân được các nhà thơ thể hiện qua nhiều góc cạnh khác nhau của tâm hồn. Nỗi sầu vũ trụ, nỗi buồn không gian vẫn là cảm hứng đầu tiên và tạo nên “bản sắc riêng” của Huy Cận kể từ khi

Lửa thiêng ra mắt công chúng lần đầu.

Một phần của tài liệu (Trang 40 - 48)