Bút pháp nghệ thuật

Một phần của tài liệu (Trang 52 - 56)

TÍNH CHẤT CỔ ĐIỂN VÀ HIỆN ĐẠI TRONG LỬA THIÊNG 2.1 Đề tài, cảm hứng trong Lửa thiêng

2.2.2.Bút pháp nghệ thuật

Tập thơ Lửa thiêng đạt được nhiều thành công, trước hết phải kể đến bút

thường rất ít đường nét, giản ước theo bút pháp cổ điển, gợi nhiều hơn tả.

Từ Lửa thiêng, ta thấy cái sở trường tạo hình khơng gian nghiêng về những

họa pháp cổ điển: chấm phá đơn sơ kiệm nét, kiệm màu, dành phần lớn khoảng không cho cái mênh mông quạnh vắng, để tạo vật trong xa mờ ngân lên cái âm nhạc của hư không - “Nghe đi rời rạc trong hồn - Những chân xa vắng dặm mòn lẻ loi”, “Đi rồi khuất ngựa sau non - Nhỏ thưa tràng đạc tiếng còn tịch liêu” .

Đến những bài : “Đẹp xưa, Tràng giang, Thu rừng, thì thật là những bức tranh thủy mặc không hẳn của một nước nào, hay của một dân tộc nào. Cái tính cách “nhân loại” ấy có hơi cổ, hơi lặng lẽ, nhưng nó lại được cái đầy đủ, nghiêm trang, có thể đem treo ở một phịng khách lớn, cái phòng tiếp cả người thân lẫn người sơ”. [22, tr.220]. Đó là những bức tranh của một người họa sĩ tài ba.

Bài thơ Đẹp xưa thật là một bức tranh chấm phá có một khơng hai. Bằng

mười câu lục bát, Huy Cận đã làm nổi dậy một khung cảnh thiên nhiên, một cảnh đẹp quen thuộc trong những bức họa cổ điển. Ai đã từng xem tranh Tàu thì thấy cái đẹp xưa của nó.

Một cảnh lưng đèo trùng điệp, với một cái quán nhỏ nằm chơ vơ:

Ngập ngừng mép núi quanh co Lưng đèo quán dựng mưa lò mái ngang.

Hai câu trên tả quang cảnh dọc đường. Hai câu tiếp theo trong bài thơ:

Vi vu gió hút nẻo vàng

Một trời thu rộng mấy hàng mây nao.

Nhà nghiên cứu Huy Trâm đã hết lời khen ngợi hai câu thơ này: “Tôi chưa

thấy nhà thơ nào tả cảnh chấm phá hay như vậy” [22, tr.480]. Rõ ràng là cảnh

không gian bao la, mát rộng: một hàng cây gieo trước gió, một khung cảnh trời điểm mây thưa thớt.

Bài thơ Chiều xưa cũng vậy, thoạt đầu, tác giả đã ghi lại bằng nghệ thuật

chấm phá một khung cảnh thưa vắng, đìu hiu: một ngọn đèo cao với mấy quán nhỏ nằm hứng gió. Dưới chân đèo: một dịng sơng hiền lành với một bến nhỏ nằm giữa đám lau sậy hoang vu:

Buồn gieo theo gió veo hồ Đèo cao, quán chật bến đò lau thưa.

Sở dĩ nói tác giả dùng nghệ thuật chấm phá vì Huy Cận, bao giờ tả cảnh cũng tả thưa nét nhưng bức vẽ của ông lại hiện lên rất rõ. Bài Thu rừng, Xuân ý cũng cùng trường hợp này.

Chỉ một câu thơ tám chữ, ông đã ghi trọn được những nét chính của một vùng khơng gian bát ngát nằm phơi mình trước gió chiều lộng. Nhịp thơ của Huy Cận đi rất lạ, vừa gọn vừa êm xuôi mà mỗi nhịp như một nét vẽ:

Đèo cao, quán chật bến đò lau thưa.

2 2 2 2

Rồi tiếp theo đó, trong cảnh chiều êm tịnh giữa một vùng thiên nhiên, ông hướng đơi mắt chúng ta về một phía chân trời, nơi có cái đồn lính nhỏ nằm heo hút giữa khoảng trời đất hoang vu:

Đồn xa quằn quại bóng cờ

Để tả cái khơng khí buồn bã của cái đồn binh nơi địa đầu hiu quạnh này, ông lại dùng lối tả thực mà nét chính nhằm vào bóng cờ đang tung bay phần phật trước gió. Câu thơ rõ ràng không nhắc đến gió nhưng những chữ “quằn quại bóng cờ” đã

buộc ta hình dung liền ra cái cảnh đồn lính lẻ loi nơi đồi núi mà quanh năm ngày tháng đời sống hiu quạnh; chỉ có một hình ảnh sinh động độc nhất là lá cờ cắm trên một cột cao đang phơi mình trước gió.

Tả một buổi chiều xuân, Huy Cận không tả bằng màu sắc, mà tả bằng những cảm giác đã lắng nghe rất kỹ lưỡng trong tâm hồn ông và trong bản thân của tạo vật, buổi chiều của ông rất mạnh mẽ, trẻ trung:

Hai hàng cây xanh Đâm chồi hi vọng… Nhạc vươn lên trời. Đời măng đang dậy

Tả một cảnh thu ở rừng núi:

- Nhân gian nghe cũng tiêu điều dưới kia.

Xem chữ “ngây” nó nhẹ nhàng, thấm thía biết bao. Khơng, mùa thu đến non xanh có buồn gì đâu, non xanh chỉ thấy trời buồn mà buồn lây, mà thẫn thờ lây đấy thôi. Huy Cận có biệt tài dùng chữ ở chỗ đó. Đọc nó lên là thu được một cảm giác, thấy được một cử động, nghe được một dư thanh. Thơ Huy Cận nhờ thế mà trong như thủy tinh và đẹp như ngọc thạch. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bài thơ Tràng giang, thể hiện một bút pháp nghệ thuật khá hiện đại. Sóng

gợn buồn, thuyền xi mái, đi nhanh hơn dòng chảy, nước chia sầu đi trăm ngả, cồn nhỏ lơ thơ, buổi chiều chợ vãn, bến nước cô liêu, sơng chẳng đị ngang. Lấy nắng xuống để tả trời lên sâu chót vót, lấy bến cơ liêu và sơng dài để nói cái mênh mông của trời, ngịi bút tác giả bao gồm ba chiều khơng gian để nói nỗi buồn sơng núi và cũng là nỗi buồn nhân thế. Ai không buồn trong cảnh nước mất nhà tan? Ai vui được trước cái giới hạn trăm năm chỉ là một thoáng kiếp người trong khoảng thời gian vô cùng ? Buồn bã cả một không gian. Cho đến bờ xanh tiếp bãi vàng cũng không gợi một chút niềm thân mật. Đúng là một kiếp người, kiếp đời trôi nổi.

Tưởng tác giả tả Tràng giang, nhưng cái chính là mượn một bức tranh sơn

thủy, phổ biến khắp nơi, để nói lên nỗi buồn đất nước một thời và của kiếp người muôn thuở. Tả cảnh nào ra cảnh ấy mới là thợ thơ, tả cảnh đấy nhưng lại ký thác tâm tư, nắm bắt được cái hồn sự vật và thời đại, đó là thi sĩ.

Và cũng khơng mấy nhà thơ nào tài hơn Huy Cận khi miêu tả cái hư vô bằng cách tái hiện sự : “có mặt” của cái khơng - có. Sợi dây “thân mật” nối liền dòng sông và nhân gian tuyệt nhiên mất hút. Nỗi niềm nhớ quê bỗng hóa thành niềm khao khát tình đời tình người. Mà tình đời, tình người thì tuyệt nhiên trống vắng: không tiếng, không đị, khơng cầu, khơng khói. Tràng giang trống trải, cô đơn từ

nguồn mạch của nó, tựa con người bơ vơ, đơn độc giữa lòng nhân loại.

Tập thơ Lửa thiêng đã chứng tỏ một bút pháp nghệ thuật điêu luyện của Huy

Một phần của tài liệu (Trang 52 - 56)