Ngôn ngữ thơ

Một phần của tài liệu (Trang 62 - 65)

TÍNH CHẤT CỔ ĐIỂN VÀ HIỆN ĐẠI TRONG LỬA THIÊNG 2.1 Đề tài, cảm hứng trong Lửa thiêng

2.4.1. Ngôn ngữ thơ

Văn học là nghệ thuật ngôn từ, tức là sự thể hiện, thực hiện ngôn ngữ của cá nhân trong giao tiếp xã hội, nên phong cách cá nhân thường thể hiện ở ngôn ngữ, ở phong cách ngôn từ. Một điều đáng chú ý khi bàn về ngôn ngữ thơ Huy Cận: ông là người rất quan tâm đến tiếng Việt. Dù được đào tạo theo chương trình giáo dục của Pháp, học tiếng Pháp là chính, nhưng Huy Cận ln bộc lộ tinh thần yêu tiếng Việt, yêu tiếng nói Việt Nam thật nồng nàn:

Nằm trong tiếng nói yêu thương, Nằm trong tiếng Việt vấn vương một đời

(Nằm trong tiếng nói)

Thuộc thế hệ nhà thơ trẻ theo tân học nhưng chính từ sự tiếp nhận tri thức của tân học và nhìn lại ngơn ngữ dân tộc, khám phá lại nền ngôn ngữ của cha ông. Huy Cận càng thấm thía với cái đẹp, cái hay của dân tộc Việt Nam. Cho nên nghiên cứu ngôn ngữ thơ Lửa thiêng cũng là tìm hiểu thêm một khía cạnh thể hiện phong

cách thơ Huy Cận.

Trước đây, Vũ Ngọc Phan trong phần phê bình tập Lửa thiêng đã cho rằng

thơ Huy Cận thiếu nét tự nhiên, thiếu sự nhiệt thành của tâm hồn so với thơ Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu. Nhưng, nhận xét về cách chọn chữ của nhà thơ trẻ này, ông hết mực khen ngợi [17, tr.416 - 419]: “... Huy Cận hơn Lưu Trọng Lư và Xuân Diệu

ở sự lựa chọn chữ, lựa câu, ở sự hiểu cái ma lực của mỗi chữ”, như: Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp

Con thuyền xuôi mái nước song song Thuyền về nước lại sầu trăm ngả

Củi một cành khơ lạc mấy dịng.

(Tràng giang)

Nai cao gót lẫn trong mù,

Xuống rừng nẻo thuộc nhìn thu mới về.

(Thu rừng)

Phần tìm hiểu ngơn ngữ thơ, người viết chọn bài Tràng giang tiêu biểu cho

thao tác lựa chọn từ của nhà thơ. Sự lựa chọn từ ngữ tùy thuộc rất lớn vào năng lực liên tưởng ngôn từ và tài năng sử dụng ngôn từ khá tinh tế của nhà thơ. Huy Cận cho biết ông từng viết đi, viết lại bài Tràng giang 17 lần. Đối chiếu với bản thảo ban đầu là một cách tìm hiểu quá trình lao động nghệ thuật của nhà thơ. Nói một cách khác, là chứng minh quá trình sáng tác đầy sáng tạo “tay nghề” của nghệ sĩ.

Khảo sát văn bản Tràng giang 1, cho thấy bài thơ ban đầu có tên Chiều trên

sơng. Văn bản đầu tiên chỉ là một dạng “phác thảo thơ” và phác thảo một bức tranh

phong cảnh qua các từ ngữ mô tả khơng gian, vật thể: sóng, thuyền, cánh bèo, cồn hoang, đất, nước, chiếc cị... Ngồi hai câu thơ đầu khá ổn định (Sóng gợn tràng

giang buồn điệp điệp / Con thuyền xuôi mái nước song song), văn bản cho thấy có bốn trường hợp nhà thơ chọn lựa từ qua các câu thơ ban đầu: về, trôi, sương man mác, cánh bèo trơi, cánh bèo đơn, đã lạc dịng, lạc giữa dịng

(1) Thuyền về, nước lại, sương man mác.

(2) Thuyền trôi, nước lại sương man mác.

(3) Một cánh bèo trơi đã lạc dịng (4) Một cánh bèo đơn lạc giữa dòng

Khảo sát sang văn bản 2, cho thấy nhà thơ đã chọn câu Thuyền về, nước lại sầu trăm ngả thay thế hai câu trường hợp (1), (2) của văn bản số 1. Câu thơ được

chọn lựa này gợi hình ảnh và âm thanh xôn xao không những ở ngoại cảnh trên sông (thuyền về, nước lại) mà cịn xơn xao cả trong tâm tư con người (sầu trăm ngả). Đó cũng là giọng điệu sầu não được tìm thấy trong nghệ thuật ngôn từ của

Ở văn bản Tràng giang 15, bố cục bài thơ tương đối đã được cấu trúc hoàn chỉnh. Cảm xúc ưu tư tràn qua từng câu thơ và giọng điệu sầu não lan tỏa tồn khơng gian bài thơ. Lời đề từ Bâng khuâng trời rộng nhớ sơng dài, cũng chính là

Huy Cận đã lấy cảm hứng từ bài Nhớ hờ của ông. Văn bản này cho thấy nhà thơ

Huy Cận có khuynh hướng chọn lựa, cân nhắc từng chữ, từng âm trong từng câu thơ.

Câu thơ “Củi một cành khơ lạc mấy dịng” phải đến bản thảo thứ 14 mới bật

ra được. Chính nhà thơ Huy Cận cũng đã giải thích rằng câu thơ “Củi một cành khơ

lạc mấy dịng”, vừa tự nhiên, vừa hàm ý sâu (đã chết khơ rồi mà cịn lạc mấy dịng).

Chữ khơ hơn hẳn chữ đơn, vì cái ý cơ đơn sẽ tốt lên từ tồn bài.

Như vậy, dùng phương pháp loại suy khi đối chiếu lại những bản thảo nháp với văn bản chính thức bài Tràng giang đăng trong tập Lửa thiêng, cho thấy nghệ

thuật chọn lựa ngôn từ trong câu thơ Huy Cận hết sức cẩn trọng, tài hoa để đi dần đến sự hoàn chỉnh của một bài thơ hay.

Từ láy cũng là một trong những thành tố tạo nên âm điệu khá đắc dụng trong câu thơ Huy Cận. Từ láy là cơng cụ tạo hình rất đắc lực cho nghệ thuật thơ mà chỉ riêng tiếng Việt mới có. Khi trường độ câu thơ được nới rộng, từ láy có đất dung thân. Mấy bài lục bát, phần nhiều từ láy thanh bằng: vu vơ, hững hờ, lạnh lùng, tiêu

điều, hiu hiu, ngập ngừng, héo hon, chơ vơ, buồn buồn... đến câu thơ 7 chữ, 8 chữ,

từ láy được cấu tạo và biểu hiện với nhiều sắc thái. Nhà thơ chủ động bày tỏ thái độ của mình trước cuộc sống quẩn quanh, đìu hiu, chán chường, ảo não...Có câu thơ

ơm chứa đến hai từ láy:

- Gió hương đưa mùi, dìu dịu phất phơ...

(Đi giữa đường thơm) - Trời mênh mông nên rất đỗi nhớ nhung

(Họa điệu) - Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu

- Với gió xa xơi lạnh lẽo ngàn (Mưa)

Có bài thơ đậm đặc từ láy. Bài Tràng giang, 16 câu thơ có 9 từ láy, bài Mưa, 16 câu thơ có 8 từ láy... Cũng như các nhà thơ lãng mạn thời kỳ Thơ mới, Huy Cận dùng nhiều từ láy tạo cho câu thơ mượt mà, uyển chuyển, từ ngữ như bay lượn, lôi cuốn. Từ láy ngoài chức năng miêu tả, nó cịn biểu cảm. Các từ láy toàn bộ làm giảm nhẹ tính chất nhưng làm tăng thêm sự lan tỏa của tính chất: nhỏ nhỏ, run run, nhẹ nhẹ, nghiêng nghiêng, xiêu xiêu, buồn buồn, rưng rưng, lâng lâng:

- Tim run run trăm tình cảm rụt rè (Tựu trường) - Hồn mới lim dim, bước dùm nhẹ nhẹ

(Lời dịu) - Chiều hiu hiu khơi gợi nhớ nhung hờ

(Trò chuyện)

Một số trường hợp, từ láy toàn bộ gốc động từ cũng làm giảm nhẹ cường độ của tác động (buồn điệp điệp), dù cho động tác được tăng lên, lặp đi lặp lại. Và từ

láy toàn bộ gốc danh từ diễn tả hiện tượng, sự vật… tiếp nối dâng cao hay tỏa rộng, kéo dài như hiện ra trước mắt người đọc (lớp lớp mây cao, bàn tay ngón ngón thon…). Từ láy âm cũng tạo hình ảnh ấn tượng, rõ nét hơn (Nắng xuống, trời lên, sâu chót vót). Sử dụng từ láy toàn bộ hay bộ phận đều góp phần làm cho câu thơ Lửa thiêng du dương, giàu nhạc điệu, có hình khối cụ thể, gây ấn tượng tới thị giác,

thính giác, xúc giác… của chủ thể sáng tạo và cả với đối tượng tiếp nhận.

Tóm lại, chọn lựa và kết hợp từ láy trong Lửa thiêng tạo cho câu thơ mượt

mà, uyển chuyển, lôi cuốn và giàu nhạc điệu. Sự chọn lựa, kết hợp từ cũng chính là thể hiện yếu tố giọng điệu Huy Cận sầu hay tươi vui, liên quan đến việc hình thành phong cách thơ của Huy Cận.

Một phần của tài liệu (Trang 62 - 65)