Tài, cảm hứng trong Lửa thiêng

Một phần của tài liệu (Trang 39 - 40)

TÍNH CHẤT CỔ ĐIỂN VÀ HIỆN ĐẠI TRONG LỬA THIÊNG

2.1. tài, cảm hứng trong Lửa thiêng

2.1.1. Đề tài

Nếu Xuân Diệu có những thiên hướng rõ rệt về thơ tình, và đã trở thành nhà thơ tình đứng vào bậc nhất của thơ Việt Nam hiện đại, thì Huy Cận là nhà thơ có bút lực vạm vỡ với nhiều mảng đề tài đa dạng, không ngoại trừ cả thơ tình.

Với một tâm hồn nhạy cảm và tài năng điêu luyện, Huy Cận đã làm một việc táo bạo mà đúng như Hoài Thanh đã nhận xét: “tìm về những cảnh xưa, nơi bao nhiêu người đã sa lầy - tôi muốn nói sa vào khuôn sáo. Người nói cùng ta nỗi buồn nơi quán chật đèo cao, nỗi buồn của sông dài trời rộng, nỗi buồn của ng ười lữ thứ dừng ngựa trên non, buồn đêm mưa, buồn nhớ bạn. Và cũng như người đã làm thơ với những cái hình như không có gì nên thơ, người tìm ra thơ trong những chốn ta tưởng không còn có thơ nữa.” [19, tr.138]. Ở Huy Cận, mỗi khám phá của tư tưởng lại tạo ra một tứ thơ hay. Tuy là thi sĩ của một thời, nhưng hình như Huy Cận có ý thức vươn tới những đề tài muôn thuở, muốn hòa nhập vào cái đẹp vĩnh cửu, muốn tìm chân lý cuộc sống ở tận “ngọn nguồn lạch sông”:

- Cây với người, xưa có lẽ láng giềng Đâu đó cũng ngẩng đầu lên kiếm Gió. - Thâu qua cái ngáp dài vô tận

Hình ảnh lung linh vũ trụ tàn…

Đọc thơ Huy Cận, ta bắt gặp nguồn mạch thơ ca cổ điển vẫn bộc lộ qua những cảm hứng, đề tài về thiên nhiên, thời gian, nỗi buồn, sự biệt ly… Trong bài đề tựa tập Lửa thiêng, xuất bản năm 1940, Xuân Diệu nhận xét Huy Cận: “Đời xưa có một người thi sĩ lành như suối nước ngọt, hiền như cái lá xanh; gần chàng, người ta cảm nghe một nỗi hòa vui, như đứng giữa thiên nhiên, tâm hồn thơ thới. Thi sĩ thuở xưa làm những bài thơ bao la như lòng tạo vật. Xưa kia, chàng thương mến cỏ hoa, yêu dấu ân tình… Ấy là Huy Cận đó - nhưng một “thi sĩ thiên nhiên” như chàng thì ở thời nào chẳng được, ở thời này cũng như ở thời xưa…” [22, tr.54].

Xuân Diệu nhận xét Huy Cận là “nhà thơ thiên nhiên” không phân biệt ở vào thời đại xưa hay nay, điều ấy cho thấy tính chất truyền thống thơ ca dân tộc thấm đượm trong hồn cốt của Lửa thiêng. Thơ viết về thiên nhiên đất nước là một sở trường, một điểm mạnh của Huy Cận.

Huy Cận cũng viết nhiều về thơ tình yêu và trong thơ tình của ông có cái riêng rất đặc biệt: “Cái điểm riêng của Huy Cận trong thơ tình là anh sử dụng những xúc cảm về vũ trụ, về không gian, thời gian, làm cho nhiều bài thơ tình của anh thêm được kích thước rộng rãi” [22, tr.358].

Thơ Huy Cận đạt tới nghệ thuật cao, đọc thơ Huy Cận ta bắt gặp những mô típ đề tài quen thuộc của thơ cổ điển như mối quan hệ: con người - dòng đời, con người - vũ trụ.

Huy Cận tổng luận về mình: “Dòng thơ tôi luôn luôn nhất quán, đó là thơ của cuộc đời, của con người, lúc buồn nhất cũng không lạc vào thơ Loạn, thơ Điên. Trong thơ tôi, cảm xúc vũ trụ rất đậm nét, nhưng hòa quyện với cảm xúc về cuộc đời…

Con người là thành viên của xã hội loài người, nhưng cũng là thành viên của vũ trụ, của thiên nhiên. Bởi vậy trong mỗi con người còn có, nên có, phải có những cảm xúc vũ trụ”.

Cảm nhận con người, cuộc đời, thiên nhiên qua sự sống đang vào độ đẹp nhất ban tặng cho đất trời: “Thơ Huy Cận thường hay tả cái đương dậy, cái đương lên nên có sức mạnh đặc biệt”. Bằng ngòi bút tài hoa “Toàn bộ Lửa thiêng là đại hội giữa con người và thiên nhiên”.

Chính ngọn Lửa thiêng thắm đượm tình người, tình đời giúp Huy Cận có được vị trí tiêu biểu trong phong trào Thơ mới. Huy Cận là thế đó, chỉ cần một ít cát bụi tầm thường có thể đúc thành bao nhiêu châu ngọc trong thi ca hiện đại.

Một phần của tài liệu (Trang 39 - 40)