Hình tượng cái tơi trữ tình trong thơ là một yếu tố quan trọng, bộc lộ bản sắc tâm hồn, tiềm năng sáng tạo và khả năng đồng hóa hiện thực của mỗi nhà thơ. Những nhà thơ lớn đều có cái tơi trữ tình đa dạng, phong phú độc đáo, in đậm dấu ấn riêng trong nền thơ dân tộc.
1.2.2.1. Cái tôi cô đơn, sầu não
Con người cá nhân và cái tôi riêng đã được Thơ mới chú ý ngay từ khi nó mới ra đời. Hầu hết các nhà Thơ mới đều đề cao cái tôi, coi đó là điểm hội tụ, và cũng có thể là điểm sáng của thế giới tinh thần con người. Một thế hệ thi sĩ mới xuất hiện cùng với một hệ thống các quan niệm thẩm mỹ mới: Cái tơi trữ tình mang nhiều màu sắc đã làm nên những sáng tạo mới, những phong cách mới tạo nên ‘‘Một thời đại trong thi ca”. Sự thức tỉnh ý thức cá nhân địi hỏi thơ cái tơi, cái cá nhân làm đề tài, thậm chí làm trung tâm. Cái gọi là ‘‘khát vọng được thành thực’’ là khát vọng được nói về mình, về cá nhân mình :
“Tơi chỉ là một khách tình si”, “Tơi chỉ là một kiếp đi hoang”, “Tôi là một cô hồn”, “Tôi là con chim đến từ núi lạ”, “Tơi là kẻ lạc lồi”, “Tôi là chiếc thuyền say”, ... Toàn bộ Thơ mới hầu như là câu trả lời cho vấn đề khơng chút siêu hình
này : “Ta là ai ?”. Có thể nói rằng : Thơ mới đã tích tụ lại trong mình tất cả nỗi đau nhân thế và nỗi buồn thời thế để viết nên bản đại hòa tấu mà tất cả các cung bậc đều ngậm ngùi, đau xót, ảo não, tê tái...
Nỗi sầu vũ trụ và nỗi sầu nhân thế luôn chất chứa trong tâm hồn nhà thơ Huy Cận. Bởi ở thời kì này, Huy Cận trong phong trào Thơ mới cũng chỉ là một cái tôi cá nhân tồn tại ở vị thế côi cút, lạc lõng, bơ vơ. Sự tuyệt đối hóa cái tơi cá nhân dần dần dẫn đến cô đơn, hiu quạnh, đau buồn. Thơ của Huy Cận thấm đẫm cảm giác lênh đênh, vô định : “Củi một cành khơ lạc mấy dịng ”.
Lửa thiêng là một cõi buồn. Một cái tôi buồn trong một vũ trụ buồn. Ấy là
cái tôi lữ thứ và một vũ trụ cơ liêu. Cái nhìn nghệ thuật về cuộc đời của Huy Cận là cái nhìn buồn. “Bước vào Lửa thiêng, lập tức ta thấy mình bơ vơ trước khơng gian vơ cùng vơ tận và lạc lồi trong thời gian vơ thủy vơ chung. Ta thấy lạnh lịng, nhưng khơng phải cái lạnh của thời khí đưa đến, mà cái lạnh từ vơ biên ngấm vào. Ta thấy phận người thật là phù du, cứ nhỏ nhoi trôi dạt trong thăm thẳm, trong vô cùng” [22, tr.452]. Càng đi sâu vào thế giới đó càng cảm thấy cơ đơn, đau khổ. Vì
thế mới có cái buồn “thảm đạm và nặng nề”. Trông đâu cũng “Bâng khng trời rộng nhớ sơng dài”, nhìn đâu cũng gặp “Nắng xuống trời lên sâu chót vót - Sơng dài trời rộng bến cô liêu” (Tràng giang). Đó là thế giới của trống vắng hoang sơ. Đó cũng là thế giới chảy trôi vô định. Chưa có ở đâu nhịp chuyển di của tạo vật đang đi dần về phía hư vơ lại in vào trực quan của thi nhân thường xuyên đến thế. Ta gặp cái buồn từ đâu rớt mình vào gió, gieo xuống lịng hồ “Buồn gieo theo gió veo hồ ”. Dịng suối xưa đã xi về dĩ vãng “Đã chảy về đâu những suối xưa ” (Buồn). Âm vang tắt dần vào cô tịch hoang liêu : “Rừng cương nghỉ ngựa non cao - Dặm xa lữ thứ kẻ nào héo hon - Đi rồi khuất ngựa sau non - Nhỏ thư tràng đạc tiếng còn tịch liêu ” (Đẹp xưa). Mà ớn lạnh nhất vẫn là nhịp thuyền miên viễn trên
sông nước “thuyền trôi”, “thuyền xuôi mái”. Rồi cành củi trơi, đám bèo dạt, bóng chim nghiêng, thoáng ngựa khuất, dáng buồm xa... Tất cả như trong cái hành trình lạnh lùng lặng lẽ xi về hư vơ. Ấy là hình ảnh của sự sống đi xuống.
Trước cái buồn mang mang khắp cả cõi thơ Lửa thiêng như thế, Trần Khánh
Thành đã thống kê : “Trong tập Lửa thiêng có 50 bài thì đã có hơn 35 bài trực tiếp bộc lộ tâm trạng buồn bã, cô đơn. Cũng trong chừng ấy bài thơ mà có đến 46 lần chữ buồn hiện diện và 31 lần chữ sầu giăng mắc khắp các câu thơ [21, tr.45]. Trong Lửa thiêng, nếu cái tôi thi sĩ hiện ra như “Một chiếc linh hồn nhỏ - Mang mang
thiên cổ sầu”, thì vũ trụ cũng hiện ra như một cõi đất mà linh hồn của nó là một điệu buồn ảo não với “Vạn lý sầu lên núi tiếp mây” .
Nỗi buồn của Huy Cận là nỗi sầu nhân thế, nỗi buồn của một người dân mất nước ý thức sâu sắc về cảnh ngộ của con người và cảnh ngộ của non sông đất nước. Nỗi sầu ấy dễ dàng xâm chiếm và cư ngụ trong tâm hồn Huy Cận bởi, tâm hồn của chàng trai này vốn đã sẵn nhuốm cái sầu thuở thiếu thời. Quan niệm có ý thức của Huy Cận dường như cũng đã hướng hồn ơng tìm tới cái sầu.
Ở Huy Cận mối sầu nhân thế ấy in đậm một nét riêng : ấy là mặc cảm lạc điệu, lạc lồi của một cá thể cơ đơn. Khát khao hòa điệu mà chỉ thấy bất hòa. Mang trong mình một lịng u đời “âm âm mà mãnh liệt”, vậy mà chẳng được hòa điệu với cuộc đời lớn. Chỉ thấy dạt trôi lạc lõng vô định giữa tạo vật và nhân gian.
Cũng như nhiều nhà thơ lãng mạn khác, ý thức về cá nhân làm cho Huy Cận chú ý quan sát dòng ý thức, tâm tình, tình cảm trơi chảy trong tâm não mình :
Đêm mưa làm nhớ khơng gian, Lịng run thêm lạnh nỗi hàn bao la...
Tai nương nước giọt mái nhà, Nghe trời nặng nặng, nghe ta buồn buồn.
Nghe đi rời rạc trong hồn Những chân xa vắng dặm mòn lẻ loi…
Rơi rơi…dìu dịu rơi rơi… Trăm mn giọt nhẹ nối lời vu vơ…
(Buồn đêm mưa)
Rõ ràng đây là một phát ngơn cho cái tơi tự ý thức. Nó nhỏ bé, cơ đơn, nó đối lập với cái vơ hạn, vơ cùng. Đó là niềm giao cảm của con người bé nhỏ với đất
trời rộng lớn hay nói một cách khác là cái tương quan giữa ngoại giới và tâm tư,
giữa người và cảnh vật. Dòng nội cảm còn thấy rất rõ trong các bài thơ Trông lên, Đi giữa đường thơm.
Ý thức số kiếp con người là... cơ đơn vị võ. Lên tiếng sầu vạn kỷ với bao nhiêu chất chứa phiền lụy, thương mến nhân gian trong vòng sinh tử triền miên, lên tiếng cô độc như núi rừng riêng tây đó. Nhà thơ Huy Cận mang cho hồn thơ Việt Nam một dòng suy niệm về hư vô mịt mùng thăm thẳm biết bao nhiêu. Xuân Diệu đã gọi Huy Cận là linh hồn trời đất. Đọc thơ người như một dịng nước, khơng, một đại dương yêu thương, tràn lan, thấm tận trong căn đế của tâm hồn nhân gian, nhất là những tâm hồn sầu khổ vì :
Hỡi những người ta đi hóng xn Cho tơi theo với kéo tơi gần.
Đó là một con người cô độc, tha thiết chân thành muốn gần gũi với mọi người nhưng không được. Người về cõi bờ nhân gian để cắm lều cô độc vì bởi Thượng đế đã tạo thành kiếp người. Tâm hồn sầu trĩu nặng đó khơng phải chẳng biết vươn lên. Chẳng biết gào thét đấu tranh. Chẳng biết tự hỏi sinh ra đời để làm gì, làm gì trong từng giây, từng phút giành lấy cái tự do cho mình và kiếp người. Nhưng tiếng nói của người thâm u quá, trong một bờ cõi vô biên mà chỉ riêng kẻ đồng điệu đến nơi nghe vọng được. Đó là thứ tiếng nói của những hồn thiêng ở trong trời đất vọng về cho chúng ta trong thế gian sầu.
Trong Lửa thiêng , Huy Cận đã thể hiện được cái ngột ngạt tù túng, chán nản
của những cảnh đời. Sự sống đã mất đi tính chất hấp dẫn và phần thiêng liêng của nó, trở thành nhạt nhẽo, nhàm chán, bế tắc :
Quanh quẩn mãi giữa vài ba dáng điệu Tới hay lui vẫn chừng ấy mặt người ... Đời nhạt tẻ như tàu không đổi chuyến! ... Đời nghèo thế không dành tôi chút lạ ... Đến ái ân cũng hết cả đợi chờ.
Quan niệm về con người cá nhân trong thế giới nghệ thuật thơ Huy Cận qua tập Lửa thiêng là con người bị mất thiên đường, bị cắt rốn khỏi vũ trụ, bị đày xuống
“xứ hờ” và từ đó bơ vơ lạc lõng giữa chốn trần gian:
Nhưng cô độc đã thầm ghi trên trán Lịng lạc lồi ngay từ thuở sơ sinh.
(Trình bày) Lịng chàng xưa chốn nọ với nơi này,
Đây hay đó chỉ dựng chịi cơ độc.
(Mai sau)
Tình trạng cơ đơn của con người trong xã hội cũ được Huy Cận cắt nghĩa từ sự tuyệt giao của những tấm lòng. Nhà thơ với tư cách là một cá thể trong xã hội luôn mở rộng lịng mình đón đợi sự cảm thơng chia sẻ. Nhưng càng khát khao giao tiếp tình cảm, nhà thơ càng đau đớn tuyệt vọng vì sự hờ hững, thờ ơ của bao tấm lòng khác:
Mong trốn tránh bơ vơ Tơi đem tình bán rẻ Cho vạn khách thờ ơ Và lịng tơi đã ế
(Ê chề)
Vì vậy nhà thơ thường hay nói đến những tấm lịng đau thương, buồn tủi, xót xa: lịng hoảng hốt, lịng lạnh, lịng run, lòng sầu, lòng buồn, lòng quạnh hiu, lòng
đau xé… Nỗi đau lòng của nhà thơ Huy Cận là một mặt biểu hiện của lòng yêu đời, niềm khát khao tình yêu hạnh phúc nhưng không được đền đáp. Nhà thơ không trách đời, trách người mà tự trách mình, cắt nghĩa nỗi buồn đau từ bản chất tâm hồn mình:
Vì ta đợi cho nên người chẳng đến Người ta xa, xa từ buổi sơ sinh
(Bi ca) Chàng yêu lắm nên bị người hắt hủi,
Chàng yêu lâu nên thiên hạ lìa xa.
(Mai sau)
Thực chất đó chỉ là “cách giải thích theo cách nói nghịch lý” để làm nổi bật tình trạng bế tắc của con người trong hành trình đi tìm bầu bạn, tìm niềm giao cảm tâm hồn. Vì mỗi người là một ốc đảo cô đơn nên những tấm lịng khơng tìm đến được với nhau, ngay cả khi khoảng cách không gian được rút ngắn thì khoảng cách giữa những tấm lòng vẫn cứ vời xa: “Gần gũi song le vẫn biệt rào” (Song song).
Tình yêu, hạnh phúc trong đời chỉ là một cuộc đuổi bắt vô vọng trên con đường song song khơng có điểm giao nhau. Dù vô vọng nhưng Huy Cận vẫn không thôi
Cầu khẩn tấm lịng người khác:
Đứng lại dùm, tơi đã mỏi theo sau Ôi ! Nỡ nào suốt đời đuổi bắt nhau
Và khơng thơi an ủi lịng mình:
Tỉnh dậy lòng ơi, ê chề hãy tỉnh Gà gáy mai đem sức lại cho đời Quên chua cay, hãy tỉnh dậy lịng ơi ! Chớ ảo não, chán chường khơng phải lẽ.
(Vỗ về)
Tương lai thì mù mịt, hiện tại thì bơ vơ, cái tơi cơ đơn chỉ cịn biết giải thốt tinh thần bằng cách lộn ngược quá khứ làm tương lai. Cũng nằm trong quy luật chung về tâm lý như Chế Lan Viên nói: “Khi đã buồn hiện tại, thì quay về tháp xưa”. Huy Cận cũng có lúc nghĩ đến quá khứ xa xưa như một miền đất hứa. Ở nơi
ấy mọi sự trên đời đều ổn thỏa, tốt đẹp, người và thiên nhiên hòa hợp, và con người quyến luyến yêu thương nhau:
Trời buổi ấy ở trong thời tình tự Xuân mn năm tơ mởn cỏ bên đường Người thì đẹp mà lịng ta mới nở Gió mơn ru và mây giục yêu đương
Khi thế giới bên này đầy những đắng cay buồn tủi thì nhà thơ muốn linh hồn mình sang thế giới bên kia:
Hỡi thượng đế ! tôi cúi đầu trả lại Linh hồn tôi đà một kiếp đi hoang Sầu đã chín, xin Người thơi hãy hái ! Nhận tôi đi, dẫu địa ngục, thiên đường.
(Trình bày)
Ý muốn trả lại linh hồn cho Thượng đế là thái độ phủ nhận thực tại một cách quyết liệt đồng thời thể hiện nhu cầu giải phóng tinh thần của cái tơi trữ tình.
Cái tôi cô đơn đi tìm niềm giao cảm giữa cuộc đời. Con người ấy thẩn thơ tìm tấm lịng bầu bạn nhưng ở đâu là bờ thân mật cho lịng ghé bến ? Huy Cận đã tìm kiếm và đã thất vọng trên nẻo trần gian. Hết trở về quá khứ, nhà thơ lại tìm về cõi mộng. Cõi mộng trong Lửa thiêng khơng hồn tồn xa lạ với cõi thực, là thế
giới “thực hư tương giao”. Đó là thế giới có những phần đời được mộng hóa, là thế giới được tạo nên bằng mộng mơ, tưởng tượng. Chỉ trong cõi mộng, con người mới tìm được tình cảm trong lành, ấm áp, những tấm lòng mới được giao thân.
Đẹp nhất trong thế giới tấm lòng mà Huy Cận trân trọng nâng niu là tấm lòng trong trắng của tuổi học trò hồn nhiên thơ mộng. Đó là lúc “Lịng mới nở giữa tay đời ấm áp” (Tựu trường). Nhờ chấp cánh bằng mộng đẹp mà con người có được
những giây phút hạnh phúc ngọt ngào:
Đôi lứa thần tiên suốt một ngày, Em ban hạnh phúc chứa đầy tay. Dịu dàng áo trắng trong như suối Tỏa phất đôi hồn cánh mộng bay.
(Áo trắng)
Trong tập thơ Lửa thiêng, bên cạnh thế giới tấm lịng cịn có một thế giới
linh hồn thật phong phú sống động. Tác giả đã có 46 lần nhắc đến “hồn”, “linh hồn” mà lần nào cũng mang một sắc thái, một ý nghĩa riêng độc đáo: hồn tôi, hồn em, hồn xa, hồn xưa, hồn quen, hồn lạ, hồn bơ vơ, hồn lưu lạc, hồn ly tán, hồn đơn
chiếc, hồn góa bụa, hồn nhớ thương. Trong Lửa thiêng phần hồn là lương tri, là sự
tự ý thức của nhà thơ. Đó chính là phẩm chất có ý nghĩa thiêng liêng như một mặt gương soi chiếu, soi rọi với cuộc đời. Thế giới linh hồn trong Lửa thiêng được Huy
Cận đặt ở ba tọa độ không gian - thời gian: thiên đường - quá khứ, trần gian - hiện tại, địa ngục - tương lai. Từ những tọa độ, nhà thơ đã nói lên cảnh ngộ và thân phận của linh hồn.
Cũng như nhiều nhà thơ lãng mạn khác, Huy Cận ít nói đến tương lai. Nếu nói đến tương lai thì đó là một thế giới mù mịt, tối tăm, lạnh lẽo của chốn địa ngục, của chốn hư vô.
Địa ngục là chốn đầy ải linh hồn nhưng trần gian cũng không phải là nơi yên lành cho linh hồn trú ngụ. Huy Cận đã nhiều lần nói đến tình trạng “hồn bơ vơ”, “hồn lưu lạc” “hồn góa bụa” giữa cõi trần:
Hồn bơ vơ tôi đi dạo giữa đời
(Cầu khẩn) Hồn bơ vơ khơng biết tựa vào đâu
(Trị chuyện) Hồn tơi đây thiên hạ bỏ lìa xa
(Trình bày) Linh hồn tơi góa bụa
Đơn chiếc giữa đau thương
(Ê chề)
Tình trạng bơ vơ lạc lõng của những linh hồn giữa chốn trần gian chính là tình trạng bi đát của con người, kẻ mất thiên đường, cơ đơn nơi trần thế. Đó là sự cô đơn gần như tuyệt đối trên cả hai trục không - thời gian:
Hồn đơn chiếc như đảo rời dặm biển Suốt một đời như núi đứng riêng tây
(Mai sau) Một chiếc linh hồn nhỏ
(Ê chề)
Cùng với tình trạng cơ đơn là nguy cơ tha hóa linh hồn, làm mất phần đời cao đẹp:
Có lẽ hồn ta khơng đẹp nữa, Nét thần thôi họa bức thiên duyên.
(Hồn xa)
Tình trạng cơ đơn và nguy cơ tha hóa linh hồn được nhà thơ Huy Cận cắt nghĩa qua mối quan hệ giữa phần hồn và phần xác. Trong lúc phần hồn muốn vươn tới sự hịa đồng thì thể xác lại là hàng rào ngăn cách, phân chia:
Tôi đâu biết thịt xương là sông núi Chia biệt người ra từng xứ cơ đơn
(Trình bày)
Trong lúc phần hồn là thế giới thiêng liêng, thanh cao, đẹp đẽ thì phần xác lại là thế giới bùn nhơ, tội lỗi:
A ! Thân thể, một cái bình tội lỗi Đất sơ sinh đã hóa lại bùn lầy
Vì vậy ở chốn trần gian linh hồn ln bị thân xác níu kéo bởi những đam mê, ham muốn tầm thường:
Thân quá nặng nên hồn sa xuống thấp