7. Cấu trúc đề tài
2.1.3. Đẩy mạnh công cuộc khai hoang của người Việt trên vùng đất mới
Trong điều kiện đất rộng người thưa ở phía Nam và mong muốn mở rộng nhanh chóng công cuộc khẩn hoang, tăng diện tích canh tác. Trước tiên chúa đưa ra những chính sách “khai hoang lập làng” nhằm huy động hết tất cả nhân dân đều tham gia khai hoang, mở rộng diện tích đất canh tác. Chúa đã đưa ra rất nhiều chính sách khuyến khích nhân dân khai hoang, mở đất về phía Nam.
Những người khai hoang được hỗ trợ bằng những chính sách dễ dãi như không đo đạc, không cần biết đất đai ấy tốt xấu thế nào, người chủ cứ tùy theo đất mình chiếm rộng hay hẹp mà nộp thuế nhiều hay ít, nộp thuế bằng thóc, đong già
hay non đều được. Chẳng hạn như ruộng ở Gia Định thì “cấy được hộc thóc thu
hoạch được 100 hộc thóc” [14, tr110] nhưng thuế từ 4 hộc đến 10 hộc/thửa, “Mỗi
gia đình chiếm lấy phần đất mà mình có khả năng khai thác, cũng từ đó quyền sở hữu tư nhân của các nông dân được thiết lập. Để đổi lấy thuế trả cho sự trị an mà
28
sở hữu chủ được hưởng, nhà nước đảm bảo cho cá nhân được quyền sử dụng một mảnh đất... mảnh đất ấy có thể được trao đổi, mua đi, bán lại” [25, tr. 123].
Không chỉ thực thi chính sách thuế nhẹ tay, nhà Nguyễn còn hỗ trợ nông cụ, thóc giống, trâu bò, cho binh lính của triều đình đến vừa bảo vệ dân khai hoang, vừa giúp dân đào kênh, mương phục vụ canh tác. Ngoài ra, chúa Nguyễn Phúc Nguyên khuyến khích các nhà giàu, quan lại địa chủ chiêu mộ dân phiêu tán vào Nam khai
phá đất mới để tạo điều kiện hình thành các thôn xã mới. “chiêu mộ những dân có
vật lực ở xứ Quảng Nam, các phủ Điện Bàn, Quảng Ngãi, Quy Nhơn cho dời tới đây, phát chặt mở mang hết thảy thành bằng phẳng, đất đai màu mỡ cho dân tự
chiếm trồng cau làm nhà cửa” [25, tr 253]. Bộ phận giàu có này có điều kiện thuê
mướn nhiều nhân công khai phá đất hoang thành những điền sản lớn và do vậy sở hữu lớn về ruộng đất đã có điều kiện phát triển sớm ở Nam bộ. Ngoài ra, chúa còn cho phép họ nuôi các nô tì, do vậy mà nô tì cũng là lực lượng quan trọng trong việc khẩn hoang đất đai để lập làng ở Đàng Trong. Theo Lê Qúy Đôn, trên vùng Đồng
Nai và Gia Định các “Người giàu ở các địa phương hoặc 40 hoặc 50 nhà, hoặc 20
hoặc 30 nhà, mỗi nhà điền nô hoặc 50 hoặc 60 người, trâu bò đến 300 - 400 con, cày bừa gặt hái rộn ràng không lúc nào rỗi” [14, tr 97]. Chúa còn khuyến khích việc trưng đất khẩn hoang, lập thành ruộng tư cho riêng mình, từ ưu ái đó mà nhân dân ở Nghệ An và Thanh Hóa cũng vào đây làm ăn càng nhiều, ruộng đất canh tác ngày càng phát triển. Tư liệu cho biết trong thế kỷ XVII, Chúa Sãi thường điều động binh lĩnh vào Đồng Nai – Gia Định để ổn định tình hình giữ gìn lãnh thổ, binh lĩnh trú ở xa xôi nên việc đảm bảo lương thực tất yếu gặp khó khăn, do đó các tướng cho lính khai phá xung quanh doanh trại để canh tác và sản xuất. Loại ruộng tổ chức cho binh lính khai khẩn còn có tên gọi là “quan điền, quan trại”. Ruộng đất này khi khai khẩn thuần thục thuộc sở hữu nhà nước.
Chúa còn tạo điều kiện cho dân phương Bắc, dân nghèo phiêu tán vào Nam khai hoang lập làng. Do tình hình đất nước đang rối ren, chiến tranh liên miên, làng mạc bị tàn phá làm cho nhân dân phải bỏ nhà đi phiêu tán, khi thấy được mảnh đất màu mỡ ở phía Nam có thể an cư lập nghiệp lâu dài, lại được sự bảo vệ của chúa Sãi khi về mặt pháp lý và những chính sách ưu đãi hấp dẫn, nên nhân dân ồ ạt kéo nhau vào Nam làm ăn sinh sống. Thành phần lưu dân chủ yếu là những dân nghèo,
29
đói rách, rồi những người trốn tránh binh dịch, sưu thuế, binh lính đào ngũ hay các tù nhân bị lưu đày và cả người giàu có cũng tham gia để mở rộng công việc làm ăn. Họ di cư vào Nam phần lớn bằng đường biển đi ghe bầu hay thuyền buồm, đi theo hộ gia đình, đi lẻ tẻ hoặc người khỏe đi trước tạo dựng sự nghiệp rồi người già theo sau. Ngoài ra, họ đi bằng đường bộ như lội suối hay đi bộ đến các làng thấy bám trụ được thì ở lại làm ăn còn không thì đi tiếp vào Nam. Một bộ phận người Hoa ở Trung Quốc, khi nhà Mãn Thanh lật đổ nhà Minh, quân lính nhà Minh không thuần phục nhà Thanh nên chạy sang nương nhờ chúa và chúa cho đi cùng người Việt vào Nam khai hoang lập làng. Hay binh lĩnh Đàng Ngoài bị bắt trong cuộc chiến Trịnh – Nguyễn cũng được phân chia đi khẩn hoang lập thành ruộng tư.
Bằng nhiều hình thức khai hoang, chế đội đãi ngộ rất hấp dẫn đã kêu gọi nhân dân Việt không ngừng tiến vào vùng đất mới để sinh sống và lập nghiệp, có rất nhiều làng xã người việt sống chung với dân Khơme để cùng canh tác đất đai. Những chế độ ưu đãi này, người dân đã tích cực khai hoang để làm của riêng cho mình, vì thế nạn đất tư hữu rất nhiều đã gây ra không ít khó khăn cho thời đại sau. Tuy nhiên, bằng những biện pháp hữu hiệu thì thành quả đạt được rất lớn đúng như mong muốn của chúa Tiên.