7. Cấu trúc đề tài
2.2.3. Chính sách phát triển giáo dục, văn hóa xã hội
* Giáo dục: Chúa Nguyễn Phúc Nguyên nói: “dung nạp nhân tài, giảm nhẹ
sưu thuế, đặt nặng vấn đề khuyến nông, khuyến học”. Chúa chủ trương dạy và học
trở thành con người lý tưởng theo nho giáo, lý tưởng đó được gói gọn trong bốn chữ “tu, tề, trị, bình”, tức là tu thân (rèn luyện bản thân mình) để có thể tề gia (quản lý gia đình được tốt), từ đó tiến lên trị quốc (cai trị đất nước) rồi bình thiên hạ. Tài liệu học tập theo ghi chép của các thương nhân, giáo sĩ Phương Tây, trường học ở Đàng
Trong cũng dùng các sách kinh điển của Nho gia như Tứ Thư (Luận Ngữ, Đại học,
Trung dung, Mạnh Tử), Ngũ Kinh (Kinh Dịch, Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh
Xuân Thu), là những sách luận thuyết về luân lý để làm công cụ dạy bảo học trò. Trong đó cuốn Kinh Thi theo như nhận xét của Giáo sĩ Borri là cuốn sách được ưa
chuộng hơn cả. Ông viết: “Cuốn sách họ chuộng hơn cả và họ quý trọng hơn cả là
cuốn bàn về triết học luân lý gồm có đạo đức học, kinh tế học và chính trị học”; “họ (học trò) học trong lớp, họ đọc và lớn tiếng xướng bài như thể ca hát” [1, tr.71 - 72.]. Ngoài ra, Chúa Sãi cũng đã cho xây dựng một số trường học để khuyến khích nhân dân theo học, đặc biệt là những con em quan viên hoàng tộc dòng dõi.Tại thủ phủ đóng đô của các chúa Nguyễn còn xuất hiện một hệ thống trường học khác, mà qua ghi chép của Giáo sĩ Borri khi đến Đàng Trong năm 1621 gọi là hệ thống
trường “Đại học”. Theo mô tả của Borri thì: “Xứ Đàng Trong có nhiều trường Đại
học trong đó có các giảng viên và các cấp bậc được cất nhắc lên theo lối khoa cử,
cũng như ở Tàu” [1, tr.71 – 72]. Chúa còn đưa ra một số chế độ đãi ngộ cho những
người Học quan (thầy giáo) như các ngạch quan khác, bao gồm: trang phục, bổng lộc, phong tặng chức tước, truy phong ấm thụ cho con cháu. Các Học quan được nhà nước ban cho trang phục gồm mũ, áo, tùy từng đời chúa mà có sự quy định về kiểu dáng, màu sắc khác nhau. Chẳng hạn, dưới thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên,
39
thường mặc “một chiếc áo dài bằng nhiễu đen, phần dưới không xẻ thành nhiều vạt
và không có nhiều màu”.
Năm 1632, chúa ban hành phép tuyển duyệt, mỗi kỳ tuyển duyệt thì học trò ở
các huyện đến trấn dinh để khảo thí một ngày, kỳ thi ấy còn là “Quận thí hương
xuân”. “Phép thi có một số bài thơ, một đạo văn sách, dùng Trị phủ, Trị huyện làm
sơ khảo, Ký lục làm phúc khảo, người thi đỗ gọi là Nhiêu học, được miễn thuế sai dư 5 năm. Tiếp là thi viết chữ hoa văn (Hoa văn tự thể) người nào trúng thì được bổ
nhiệm làm việc ở 3 ti: Xá sai, Tướng thần lại, Lệnh sử.” (18, tr134). Giáo dục Nho
học ở Đàng Trong chưa đi vào điển chế, quy củ như ở Đàng Ngoài nhưng đã đạt được một số kết quả quan trọng. Thành quả lớn nhất của nền giáo dục này là đã đào tạo và hình thành nên một đội ngũ trí thức Nho học. Đội ngũ này không chỉ tham gia vào bộ máy nhà nước, mà trên cương vị làm quan đã đem hết tài năng, tâm huyết để đóng góp cho sự phát triển của quốc gia.
Lựa chọn nhân tài cho đất nước là một nhiệm vụ hết sức quan trọng để xây dựng một đất nước vững mạnh, vì thế khi lên ngôi chúa Sãi không những tập trung khai hoang mở đất mà còn có những chính sách giáo dục chiêu mộ nhân tài khắp cả nước để cùng chúa xây dựng Đàng Trong vững mạnh.
*Văn hóa – xã hội:
Tôn giáo: chúa Nguyễn Phúc Nguyên đặc biệt quan tâm đến Phật giáo và xem nó là chỗ dựa tinh thần cho Đàng Trong. Sau khi Nguyễn Hoàng mất, con là Nguyễn Phúc Nguyên (1613-1635) lên nối nghiệp. Chúa đã nâng cao địa vị chùa Thiên Mụ qua việc biến chùa thành nơi thờ cha mẹ tổ tiên mình. Dưới thời chúa Sãi, người ta thường nhắc đến một nhân tài quân sự, chính trị, đồng thời là một người mộ đạo Phật - Đào Duy Từ (1572-1634). Ông là người đầu tiên sáng tác những điệu khúc múa ca Phật giáo, tạo nền tảng cho lễ nhạc Phật giáo Huế còn lưu truyền cho đến ngày nay. Chúa cho trùng tu, sửa sang, xây dựng hàng loạt chùa chiền khắp các tỉnh thuộc Đàng Trong. Như nhận xét của giáo sĩ phương Tây Christophoro Boris:
“Xứ Đàng Trong có rất nhiều chùa đẹp với tháp cao và lầu chuông. Mỗi địa điểm
dù nhỏ đến đâu cũng có đền chùa thờ cúng Phật” [1, tr. 118]. Ngoài ra, chúa cũng
rất coi trọng tăng sư, đồng thời quan tâm chấn chỉnh Phật giáo. Đây là một trong những chính sách ưu ái của các chúa Nguyễn đối với Phật giáo. Các chúa thậm chí
40
còn mời các vị cao tăng tài cao đức trọng để tham vấn về chính sự. Chú trọng đến hoạt động hoằng pháp, như mở giới đàn, qua đó chấn hưng Phật giáo, lọc bỏ những phần tử trụy lạc. Sự tin sùng Phật giáo của chúa thể hiện không chỉ qua những chính sách khuyến khích Phật giáo mà còn thể hiện qua tên gọi thường ngày của chúa, nếu Nguyễn Hoàng được gọi là chúa Tiên, còn mang âm hưởng của Đạo giáo, thì nhiều chúa Nguyễn sau này lại mang những tên rất Phật. Chúa Nguyễn Phúc Nguyên (1613-1635), người kế vị chúa Tiên, có tên gọi là chúa Sãi. Không chỉ chúa Nguyễn Hoàng chú trọng xây dựng phật giáo là chỗ dựa tinh thần mới phù hợp với cư dân vùng đất này. Đến đời chúa Sãi cũng lựa chọn Phật giáo, sự lựa chọn này không phải là ngẫu nhiên, mà nó góp phần phục vụ cho sự nghiệp xây dựng Đàng Trong như một vương triều mới đối lập với chính quyền Đàng Ngoài, buộc chúa không thể lấy Nho giáo với tư tưởng “trung quân” làm bệ đỡ tinh thần cho chính quyền của
mình vì “những khẳng định cơ bản của Khổng giáo trực tiếp mâu thuẫn với vị trí
của họ Nguyễn bị coi là một chế độ ly khai và nổi loạn đối với triều đình”, trong khi
đó, Phật giáo với tư tưởng phóng khoáng “không đặt lại vấn đề về tính hợp pháp
của những người cai trị” [1, tr. 194].
Mặt khác, tầng lớp di dân người Việt vào vùng đất mới chủ yếu là những người nông dân nghèo khổ. Trên vùng đất mới với nhiều khó khăn, nguy hiểm, cái họ cần là những gì thiết thực, giản dị, gần gũi cho cuộc sống, chứ không phải là những giáo lý cao siêu và Phật giáo đã đáp ứng được nhu cầu này. Ngoài ra, Phật giáo từ lâu đã là tôn giáo truyền thống của người dân Đại Việt và với những tầng lớp di dân vào Đàng Trong cũng vậy. Trong tâm thức của người Việt khi đến định cư một vùng đất mới, sau khi đã ổn định chỗ ở là xây đình, dựng chùa. Đình, chùa làng là những yếu tố gợi nhắc về cội nguồn, là chỗ dựa, là nơi sinh hoạt tinh thần, gắn kết quan hệ giữa các thành viên trong cộng đồng. Do đó, nhờ vào những chính sách trong tôn giáo của mình đã giúp Chúa thu phục được lòng dân cùng tham gia vào sự nghiệp mở đất lập làng cùng chúa trên vùng đất này.
Ngoài Phật giáo thì Đàng Trong lúc này còn có một tôn giáo mới là Thiên chúa giáo, thời kỳ này có rất nhiều giáo sĩ đến truyền đạo ở Đàng Trong do chính sách mở cửa giao lưu và hội nhập của chúa Sãi. Tại Nước Mặn, dưới sự chỉ đạo của chúa Nguyễn Phúc Nguyên và quan Trấn thủ Quy Nhơn, các cha người Bồ Đào
41
Nha và Ý được phép xây cất một nhà thờ theo ý nguyện với đầy đủ các tiện nghi và những nhu cầu cần thiết. Tại đây các cha được tiếp đón long trọng như cách mà người Đàng Trong chỉ dành cho các ông hoàng bà chúa, và hàng tháng được cung cấp tiền, gạo, thức ăn, quà bánh và các đồ vật khác để bồi dưỡng cho các cha và những người thông ngôn. Nước Mặn được xem là bước đệm là cầu nối giữa Nam Bộ và vùng Thuận Quảng, vì vậy, để thúc đẩy quá trình giao lưu buôn bán và phục vụ cho mục đích của mình, Chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã xem các giáo sĩ như là những mắt xích quan trọng nối giữa chính quyền Đàng Trong với các thương nhân. Những thuyền buôn phương Tây khi sang Đàng Trong đều đưa theo các giáo sĩ, khi đưa các giáo sĩ đến Nước Mặn cũng là đưa các thuyền buôn đến với vùng đất này và một chừng mực nào đó, các giáo sĩ cũng là những con buôn hoặc nằm trong hệ thống chân rết của các thương nhân phương Tây. Trong khi đó, các giáo sĩ dòng Tên như cha Francisco Buzomi (1615-1623), cha Francisco de Pina (1585-1625), cha Cristoforo Borri (1583-1632) cùng một số giáo dân đã từ Hội An đã đến Quy
Nhơn từ năm 1618 bởi vì ở đó họ tìm thấy “một cánh cửa rất tốt đẹp mở ra cho các
nhà truyền giáo của Chúa Kitô đến rao giảng Phúc âm” [1, tr. 50]. Chúa Nguyễn
Phúc Nguyên hay giao thiệp với người Bồ Đào Nha. Một người nước đó tên là Jean de la Croix năm 1614 đã đến ở gần Huế mở lò đúc súng tại đấy, ngày nay vẫn gọi là Thợ Đúc hay là phường Đúc và được chúa Sãi cho phép mở nhà thờ và tiếp giáo sĩ trong nhà. Các giáo sĩ cũng như thương nhân phương Tây đến Đàng Trong không chỉ được tạo điều kiện thuận lợi khi vào các thương cảng mà còn được Chúa tiếp
đón nồng nhiệt, giáo sĩ Bandinoti cũng cho biết thêm “chúa tiếp đãi chúng tôi rất
niềm nở, khoản đãi chúng tôi một bữa tiệc có nhiều món ăn, lại hứa với chúng tôi là
khi cần đến, Chúa sẽ hết sức giúp đỡ”. Với những chính sách tiếp đón rộng mở các
tôn giáo của Chúa đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp phát triển kinh tế Đàng Trong và nhanh chóng hội nhập thế giới.
Ngoài các tôn giáo trên, chúa Sãi còn khuyến khích phát triển nên văn hóa truyền thống như thờ cúng tổ tiên, thờ cúng Thành Hoàng, những ngôi đình được dựng lên khắp nơi để kết nối quan hệ giữ các thành viên trong cộng đồng.
* Chữ viết: Khoảng thời gian từ 1618-1625 là khoảng thời gian mà các giáo
42
nhiều nhất, vì thế các cha không chỉ giảng đạo, chiêu nạp thêm nhiều đệ tử ở Đàng Trong trong đó có cả quan lại và người trong hoàng tộc mà còn có nhiều thời gian để nghiên cứu phương pháp la tinh hóa tiếng Việt nhằm phục vụ cho công tác truyền giảng đạo được dễ dàng hơn. Người có công đầu tiên trong việc La tinh hóa tiếng Việt là cha De Pina, ông đến Đàng Trong vào năm 1617 tại Hội An và năm sau 1618 ông đã rời Hội An vào Nước Mặn. Trong thời gian sống ở Nước Mặn cha De Pina cùng với Borri đã nghiên cứu và bắt đầu ghi âm tiếng Việt bằng những mẫu tự la tinh. Đỗ Quang Chính đã chỉ ra rằng đã có rất nhiều chữ quốc ngữ xuất hiện
trong cuốn sách này như: “Anam –An Nam; Tunchim – Đông Kinh; Kemoi – Kẻ
mọi; Cacciam- Ca Chàm tức Kẻ Chàm,….” [5, tr.37-40]. Cha De Pina cũng đã chịu
khó lắng nge người Việt phát âm rồi dùng những mẫu tự la tinh để diễn tả âm tiết theo cách mà tiếng Bồ Đào Nha thường làm. Kể từ năm 1622, ông đã xây dựng một hệ thống chuyển mẫu tự la tinh cho hợp với thanh điệu và lối phát âm của tiếng Việt. Trong thời gian này ông đã biên soạn bản thảo những cuốn sách đầu tiên như
“chuyên luận về từ vựng và các thanh” và hoàn thành “các sưu tập chuyện cổ tích
và các bài viết hay nhất của Đàng Trong” dưới dạng chữ quốc ngữ [13, tr.49]. Đây
là những cuốn sách và những công trình được biết đến năm 1623 và 1625 khi ông truyền giáo ở Hội An và Thanh Chiêm, tuy nhiên có thể hiểu rằng những công trình này đã được phôi thai từ thời gian trước đó khi ông có những điều kiện thuận lợi khi ở Quy Nhơn. Ngoài De Pina và Borri còn có giáo sĩ Joao Roiz đến Đàng Trong năm 1621 và trong bản báo cáo gửi cha dòng tên có viết về cơ sở Nước Mặn trong
đó có một số chữ quốc ngữ đó là: “Annam: An Nam; Sinoa: xứ Hoá tức Thuận Hoá;
Unsai: ông Sãi;Cacham: Kẻ Chàm; Ungue: ông Nghè (năm 1651 cha Alexandre de Rhodes viết từ Ông Nghè là Oun ghe); Nuocman: Nước Mặn,….” [5, tr.31-32]. Trong bức thư của Cha Gaspar Luis gửi Bề trên được viết năm 1626 tại Nước Mặn và cha Antonio de Fontes ở Kẻ Chàm, cha Buzomi ở Đàng Trong (1 trong 3 người đầu tiên đến Nước Mặn, nhưng thời điểm này không rõ Buzomi có còn ở Nước Mặn hay không hay ở Hội An, tài liệu không nói rõ) cũng đã sử dụng rất nhiều chữ quốc ngữ trong những bức thư [5, tr.41-50].
Như vậy, với những chính sách khoan dung, rộng mở và biết chớp thời cơ của một giai đoạn hết sức đặc biệt trong lịch sử nhân loại – giai đoạn của những cuộc phát kiến địa lý và sự kết nối giữa các châu lục của chúa đã không những giúp
43
chính quyền chúa Nguyễn đứng vững ở Đàng Trong, có thể mở mang bờ cõi, mà còn phát triển kinh tế và bước đầu đã có sự hòa nhập vào luồng thương mại Á-Âu. Chính sách đó còn góp phần vào công cuộc phát triển văn hóa xã hội ở Đàng Trong, trong đó có sự giao lưu với các nước phương Tây về mặt ngôn ngữ, về giao tiếp ứng xử và phong tục tập quán, từ đó dẫn đến sự ra đời của chữ Quốc ngữ ở Đàng Trong.