7. Cấu trúc đề tài
2.2.1. Xây dựng và phát triển nền kinh tế Đàng Trong
Qúa trình xây dựng và phát triển của các thủ phủ đều gắn liền với quá trình xây dựng, phát triển của vùng đất Thuận Hóa và cùng với nó là quá trình hình thành, phát triển của cả Đàng Trong. Bởi trong mối quan hệ trên, nếu xem các thủ phủ là những hạt nhân, thì Thuận Hóa là cơ sở, là vỏ bọc trực tiếp của các hạt nhân ấy, còn Đàng Trong là môi trường tổng thể để nuôi dưỡng và phát triển các hạt nhân trên. Ngược lại, chính sự hình thành và phát triển của các thủ phủ với vai trò là trung tâm đầu não của cả xứ sở đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của Thuận Hóa và của cả Đàng Trong.
Song song với chính sách khai phá, mở rộng lãnh thổ, chúa Nguyễn Phúc Nguyên cũng khuyến khích nhân dân sản xuất và phát triển nền kinh tế để ổn định đời sống nhân dân.
30
Trong nông nghiệp: Đất đai được sử cũ ghi chép là một vùng màu mỡ. Phan
Khoang khi viết về xứ Đàng Trong đã tổng hợp từ các nguồn sử liệu và cho biết:
“Xứ Quảng Nam (kể cả Gia Định) là đất phì nhiêu nhất thiên hạ…đã màu mỡ mà
không lo cái nạn hạn lụt…hai dồng lúa ruộng xanh xanh trổ bông, hỏi thăm nghe nói ruộng không bỏ phân, một năm làm đến 3 mùa, cũng khá tốt. Rừng cây trông hút mắt. Nơi làng xóm ở, nhà tranh, phên trúc, ngang dọc như bàn cờ, giống cây trồng có tre, mít, cam, hoa có thạch – lựu, dinh – hương, mộc – lan, hoa lài v.v…”
[16, tr476, 477]. Đây là điểm thuận lợi cho nông nghiệp phát triển. Công cuộc khẩn hoang được tiến hành đều đặn và thuận lợi.
Là thời kỳ khai phá vùng đất mới nên nhà nước quản lý còn lỏng lẻo, người dân có điều kiện phát huy sức lao động, nâng cao năng suất sản xuất. Thời kỳ này, chúa cũng chưa nắm được số ruộng đất nên thế khóa còn nhẹ nên đời sống nhân dân khá
cao, đồng thời Chúa Nguyễn Phúc Nguyên ngày đêm lo “sửa thành lũy, đặt quan ải,
vỗ về quân dân, trong ngoài ai cũng vui phục” (17, tr47). Chẳng bao lâu những cánh đồng trù phú đã bao khắp những vùng đất hoang từ Thuận Hóa vào tới Nam Bộ. Giáo sĩ C.Borri viết về sự phì nhiêu của đất đai Đàng Trong trong thế kỷ XVII:
“Đất đai màu mỡ và sinh lợi do lụt đem lại đến nỗi, hằng năm họ gặt lúa 3 lần và
thu được một số lượng lớn và phong phú đến mức không ai cần lao động để kiếm
sống cả. Mọi người dều có dư thừa để sống” [1, tr257]. Việc cày bừa cuốc cấy, gặt
hái được thiên nhiên ưu đãi nên rất thuận lợi.
Thủ công nghiệp: Chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế hàng hóa.
Để đáp ứng nhu cầu thị trường thì nhà nước khuyến khích sản xuất như đúc tiền, dệt vải, đóng thuyền, tuy nhiên nhà nước vẫn ưu tiên nhất là nghành đóng thuyền. Do người Đàng Trong sử dụng phương tiện di chuyển chính là thuyền buồm và ghe bầu vì thời bấy giờ việc đi lại giữa các phủ miền Trung với vùng đất mới Đồng Nai chủ yếu là bằng đường biển. Thích Đại Sán, một nhà sư Trung Quốc, có mặt ở Thuận
Hóa vào giữa thế kỷ XVII, có nhận xét: “... Đất nước Đại Việt chỉ là một dãy núi
dọc theo mé biển, các đô ấp đều tựa núi day mặt ra biển, núi cao sông hiểm, cây rừng rậm rạp, nhiều tê tượng hùm beo, các phủ không có đường lối thông nhau, mỗi phủ đều do một cửa biển đi vào; muốn đi từ phủ này qua phủ khác tất do đường
31
[1, tr 268]. Chính vì thế, Chúa Sãi khuyến khích nghành đóng tàu phát triển và chúa cho lập nhiều xưởng đóng tàu khắp nơi ở Đàng Trong, chúa Nguyễn là người đích
thân kiểm soát việc đóng và kiểm soát số thuyền. John Barrow cho biết: “chúa là
người quản đốc các cảng, nhiều kho binh khí, kỹ sư trưởng của xưởng đóng thuyền... Trong công việc đóng thuyền thì không có một cái đinh nào được đóng xuống mà lại không xin ý kiến chúa Nguyễn trước tiên” [1, tr.289.]. Toàn bộ hệ thống quan xưởng, tượng cục đều hoạt động trong sự quản lý của Nội Lệnh Sử và Lệnh Sử Đồ Gia. Bên cạnh thuyền chiến do Nhà nước trực tiếp quản lý, ở Đàng Trong còn sớm xuất hiện thuyền vận tải, thuyền buôn do người dân tự đóng để phục vụ cho nhu cầu đi lại và buôn bán. Các xưởng đóng thuyền tư nhân tập trung chủ yếu ở vùng ven biển, các thương thuyền tư nhân còn được nhà nước trưng dụng để chở hàng hóa. Thủ công nghiệp trong nhân dân cũng khá phát triển để đáp ứng nhu cầu buôn bán, các ngành nghề như dệt vải với số lượng lớn. Borri nhận xét về Đàng
Trong “có rất nhiều tơ, lụa đến nỗi những người lao động và hạ lưu dùng thường
xuyên hằng ngày. Tơ nhiều đến nỗi không những người Đàng Trong đủ dùng cho
nhu cầu riêng mà còn cung cấp cho cả Nhật Bản và nhiều nước khác” [16, tr342].
Alếcxăng Đờ Rốt vào nước ta giữa thế kỷ XVII cũng viết “Ở Đàng Trong rất
nhiều tơ lụa…nhân dân dùng cả tơ để làm lưới đánh cá và dây thuyền”. Các nghề
khác cũng phổ biến và hầu như làng nào cũng có như: lò rèn, phường mộc, làm nón, đan lát, làm đồ trang sức… Chứng tỏ thủ công nghiệp ở thế kỷ XVII rất phát triển và sẵn sàng cho một bước phát triển mới với phương thức mới.
Thương nghiệp: Với thế mạnh về tài nguyên và lâm thổ sản phong phú, tận
dụng lợi thế này chúa Nguyễn đã có những chính sách khuyến khích và mở cửa giao lưu buôn bán trong và ngoài nước, vì thế thương ngiệp thời kỳ này khá phát triển. Chúa đã rất khôn khéo tiếp thu kinh nghiệm buôn bán phong phú của người Chăm trước đó, nên việc buôn bán giữa các vùng miền phát triển mạnh, nhất là buôn bán lúa gạo từ miền Nam ra Thuận Hóa để phục vụ triều đình và quân đội. Ngoài ra, chúa Nguyễn còn khuyến khích việc hình thành nên các chợ ở địa phương và xây dựng các khu đô thị gần cửa sông, cửa biển để thuận tiện cho trao đổi buôn bán. Các
chợ lớn ở mỗi phủ được Lê Qúy Đôn tổng kết trong Phủ Biên tạp lục như sau: “Xứ
32
Hoa (Quảng Nam – Đà Nẵng) có 6 chợ: chợ Hội An, chợ Chiên Đàn, chợ Khánh Thọ, chợ Phú Trạm, chợ Tân An, chợ Khẩu Đáy. Phủ Điện Bàn có chợ Thẩm Lĩnh. Phủ Quy Nhơn (Bình Định) có 5 chợ: chợ Yên Khang, chợ Tiên Yên, chợ Phúc Sơn,
chợ Kiền Dương, chợ Phúc Yên…” [14, tr.218, 220.].
Ngoài hệ thống chợ ở các phủ, hệ thống chợ làng ở các huyện cũng rất phát triển. Theo khảo cứu của tác giả Lê Quang Định trong Hoàng Việt nhất thống dư
địa chí và Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn thì ở “huyện Hương Trà - Phủ Thuận
Hóa có chợ Phủ Cam, chợ Dương Xuân, chợ Thiên Lộc, chợ Kim Long, chợ Xuân Hòa, chợ Long Hồ, chợ Xước Dũ. Ngoài ra còn có chợ Bằng Lãng, chợ Thai Dương... Ở huyện Quảng Điền có chợ Thanh Kệ, chợ Hương Cần, trong đó “chợ
Thanh Kệ đông vào buổi trưa, ... chợ Hương Cần đông vào buổi sáng” [15, tr.215].
Trong cuốn tường trình của giáo sĩ người Ý là Cristophoro Borri viết năm 1621 (sau
thời gian ông sống ở Đàng Trong từ 1618 đến 1620) cho biết: “Đối với người Đàng
Trong người ta dành nhiều thời gian này (mùa lũ lụt) để họp chợ, những chợ phiên có tiếng nhất trong xứ, số người đến họp chợ đông hơn bất kỳ buổi họp chợ nào
khác trong năm” [16, tr.20]. Bên cạnh hệ thống chợ, các chúa Nguyễn còn tập trung
xây dựng những cảng thị lớn là nơi tập hợp hàng hóa trong cả vùng. Các cảng thị này được xây dựng trên các cửa sông, cửa biển là lợi thế của Đàng Trong được các chúa Nguyễn khai thác triệt để.
Các đô thị tiêu biểu ở Đàng Trong thời kỳ này (Hội An, Nước Mặn) đã trở thành nơi tập hợp hàng hóa của các miền. Đối với cảng thị Hội An, Borri cho biết:
“đây là hải cảng đẹp nhất, nơi có hội chợ danh tiếng nhất ở Đàng Trong và là nơi
buôn bán tấp nập nhất cả về ngoại thương lẫn nội thương” [16, tr 32]. Để xây dựng
nơi đây thành trung tâm trung chuyển hàng hóa, chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã cho phép người Hoa, người Nhật cũng như các thương nhân người Việt được phép lập phố buôn bán và cư trú lâu dài, nhờ đó mà Hội An dần trở nên sầm uất với hai khu phố chính là phố Nhật và phố Khách. Ở Phủ Quy Nhơn là vùng đất giàu có về tài nguyên thiên nhiên không chỉ sản phẩm nông nghiệp, cây công nghiệp phục vụ cho các nghề thủ công mà còn là nơi có nhiều tài nguyên quý hiếm cả trên rừng và dưới biển. Hai cảng tiêu biểu của Quy Nhơn là Nước Mặn đã có thời kỳ phát triển trước
33
đó, đến đây chúa Sãi chú trọng nạo vét các cửa sông, cửa biển biến nơi đây thành trung tâm thuyên chuyển hàng hoá từ vùng Nam Bộ ra Phú Xuân và Đàng Ngoài.
Chúa và viên quan cai trấn thủ Quy Nhơn đã mời Borri từ Hội An đến Quy Nhơn lập nhà thờ ở Nước Mặn, cho phép truyền giáo và mua bán. Điều đó không chỉ thu hút các thương nhân nước ngoài mà còn kích thích nhân dân trong vùng tham gia vào guồng máy thương mại. Tháng 7 năm 1618, C.Borri đến đây và dưới
con mắt của giáo sĩ thì Nước Mặn là một thành phố. Ông viết “Chúng tôi lại leo lên
lưng voi và lên đường với một đoàn tùy tùng đông đảo để đi đến phố Nước Mặn”.
Borri sau thời gian sống ở Quy Nhơn vào thế kỷ XVII đã nhận xét: đây là vùng đất
“rất giàu có về mọi thứ cần thiết cho sự nuôi sống con người... Họ rất sung sướng
khi nhìn thấy những người không những từ các tỉnh, các vương quốc lân cận mà cả những vùng xa hơn đến đất họ để giao dịch buôn bán” [1, tr.89.]. Các thương lái chủ yếu sử dụng tàu thuyền để chở hàng, tàu thuyền tham gia chở hàng hóa cho nhà nước sẽ được miễn thuế di chuyển, đồng thời còn được cấp phát 15 quan tiền, gọi là tiền kiên trì để làm phí tổn sửa chữa tàu thuyền. Ngoài ra còn được cấp 10 quan tiền để làm lễ cầu phong trong những lần chuyên chở hàng hóa cho Nhà nước. Bên cạnh việc đóng thuyền, các chúa Nguyễn còn cho phép ở các địa phương được phép lập ra các quán dọc đường đi để thuận tiện cho việc thăm dò, mua bán và nghỉ ngơi của các thương lái, chẳng hạn dọc đường từ huyện Lệ Thủy đến xã Hồ Xá huyện Minh Linh có quán Cát, quán Sen, quán Bụt, quán Hà Cờ,...
Điểm nổi bật trong chính sách thương nghiệp của chúa Nguyễn đó là việc tạo ra môi trường thuận lợi cho quá trình giao thương buôn bán như giảm thuế, khơi thông các tuyến giao thông, mở chợ và các trung tâm thương mại,... Trong đó việc mở cửa chào đón thương nhân các nước, các vùng miền đến buôn bán để từ đó khuyến khích nhân dân trong nước tích cực sản xuất, điều đó không chỉ đáp ứng nhu cầu về mặt kinh tế mà còn là biện pháp nhằm ổn định tình hình chính trị và đời sống cho người dân. Với chủ trương trọng thương, các chính sách khuyến khích kinh tế đối ngoại của các chúa Nguyễn đã có tác dụng cổ vũ ngoại thương Đàng Trong phát triển. Vào thế kỷ XVII – XVIII, Đàng Trong đã có mỗi quan hệ buôn bán với nhiều quốc gia, trong đó có những quốc gia có nền kinh tế hàng hóa phát triển thuộc loại bậc nhất của thế giới. Hầu hết các cường quốc kinh tế lúc bấy giờ,
34
cả ở châu Á lẫn châu Âu đều đến và thiết lập quan hệ giao thương với chính quyền Đàng Trong.
Như vậy, với những chính sách tiến bộ của chúa Sãi đã góp phần thay đổi toàn diện bộ mặt Đàng Trong theo một chiều hướng tích cực. Đời sống nhân dân ổn định và kinh tế phát triển, với những chính sách này đã thu hút đông đảo người dần khắp nơi đến buôn bán và sinh sống, Đàng Trong từ một vùng đất hoang vu đã trở thành nơi tấp nập người qua lại. Chính chủ trương xây dựng và phát triển kinh tế giữ vai trò chủ đạo của các thủ phủ đã tạo nên sức mạnh vững chắc cho họ Nguyễn, khiến họ tạo lập được một vị thế chính trị hùng mạnh trong cuộc chiến tranh giành quyền lực diễn ra hàng thế kỷ.