Chống giặc ngoại xâm và nội phản

Một phần của tài liệu Đóng góp của Chúa Nguyễn Phúc Nguyên trong công cuộc khai phá và mở mang vùng đất Đàng trong thời Chúa Nguyễn 1563 - 1635. (Trang 51 - 65)

7. Cấu trúc đề tài

2.3.3. Chống giặc ngoại xâm và nội phản

Khi chúa Nguyễn Phúc Nguyên còn là một hoàng tử với tài trí thông minh và giỏi võ lược, Người đã lập công lớn trong việc bảo vệ lãnh thổ khiến chúa Nguyễn

Hoàng hết lòng khen ngợi. Năm 1585 “Ất Dậu… bấy giờ có tướng giặc nước Tây

Dương hiệu là Hiển Quý (Hiển Quý là tên hiệu của bọn tù trưởng Phiên, không phải tên người) đi 5 chiếc thuyền lớn, đến đậu ở cửa Việt để cướp bóc ven biển. Chúa sai hoàng tử thứ sáu lĩnh hơn 10 chiến thuyền, tiến thẳng đến cửa biển, đánh

tan 2 chiếc thuyền giặc. Hiển Quý sợ chạy (…) Từ đó giặc biển im hơi” [28, tr37 ].

Năm1620, Chưởng cơ là Hiệp và Trạch là con trai thứ 7 và thứ 8 của Thái tổ (em của chúa Nguyễn Phúc Nguyên) bày mưu tạo phản, giử mật thư xin họ Trịnh phát binh và tự mình làm nội ứng, hứa hẹn khi lật đổ đước chúa Nguyễn Phúc Nguyên thì sẻ chia đất Đàng Trong để trấn giữ. Theo chiếu dụ của Trịnh Tráng thì Nguyễn Khải đưa 5.000 quân đóng ở Nhật Lệ chờ đợi nhưng không thấy hiệu của Hiệp và Trạch. Chúa cùng các tướng bàn việc chống lại, chúa sai Tôn Thất Vệ (Quận Công) đem quân chống Khải. Hiệp và Trạch thấy mưu đồ cấu kết chúa Trịnh tạo phản thất bại bèn đem quân chiếm giữ kho Ái Tử, đắp lũy cồn cát để làm phản. Chúa sai người đến dỗ nhưng không chịu nghe. Chúa sai Tôn Thất Tuyên làm tiên phong tự đem đại binh đi đánh, Hiệp và Trạch thua trận đã bị bắt đem dâng chúa.

Chúa trông thấy chảy nước mắt nói: “Hai em sao nỡ trái bỏ luân thường?”. Hiệp

52

không tha được. Bèn sai giam vào ngục. Hiệp và Trạch xấu hổ sinh bệnh chết. Nguyễn Khải nghe tin dẫn quân trở về.” (18, tr321]).

Năm1621, Sử triều Nguyễn ghi lại một sự kiện : "Bọn thổ mục Lục Hoàn

(tức Lạc Hòn) thuộc Ai Lao thả quân qua sông Hiếu sang cướp bóc dân biên thùy. Chúa sai Tôn Thất Hòa (bấy giờ gọi là Quận công) đi đánh. Hòa chia quân phục ở các đường trọng yếu, khiến những lái buôn mua bán đến nhử. Quả nhiên bọn người Man (Lào) đến cướp, kẻo vào cửa động, phục binh nổi dậy, bắt được hết đem về. Chúa muốn lấy ân tín vỗ về người đất xa, sai cởi hết trói ra và cấp cho quần áo

lương thực, răn dạy rồi thả về. Quân Man cảm phục, từ đấy không làm phản nữa"

(17, tr. 50). Vì vậy với Ai Lao ở phía Tây, chúa Nguyễn một mặt xây dựng đồn luỹ kiên cố để bảo vệ biên cương, bảo đảm trị an cho việc đi lại làm ăn, buôn bán.

Thời kỳ Trịnh – Nguyễn phân tranh và những thắng lợi của chúa Nguyễn Phúc Nguyên trong việc dùng người và mưu trí đánh giặc. Năm 1623, Trịnh Tráng thay Trịnh Tùng nắm giữ binh quyền, chuẩn bị đánh họ Nguyễn. Liên tục trong các năm 1624, 1626, 1627 đều phái một quan đại thần vào Thuận Quảng đòi chúa Nguyễn nộp thuế hoặc đòi chúa Phúc Nguyên ra Thăng Long chầu vua Lê, nhưng họ Nguyễn đều khước từ. Bởi vậy, vào tháng 3 năm 1627, Thanh Đô Vương Trịnh Tráng đem 20 vạn đại quân thủy bộ vào nam, cùng với các tướng Nguyễn Khải, Lê Khuê chia làm hai đạo tiến vào, hội binh ở cửa Nhật Lệ. Chúa Nguyễn Phúc Nguyên cử các tướng Nguyễn Hữu Dật, Nguyễn Vệ và Nguyễn Phúc Trung đón đánh. Quân Trịnh chủ động tấn công nhưng không chọc thủng được tuyến phòng thủ của quân Nguyễn. Phía Nguyễn có lợi thế là đại bác kiểu Bồ Đào Nha nên làm quân Trịnh sợ chạy dạt. Hai tướng Trịnh là Nguyễn Khải và Lê Khuê đều thua chạy. Trong lúc hai bên tiếp tục giằng co thì tướng Nguyễn Hữu Dật phao tin ở miền Bắc, Trịnh Gia và Trịnh Nhạc đang chuẩn bị cướp ngôi chúa Trịnh. Chúa Trịnh Tráng nghi ngờ vội rút quân về bắc, chiến tranh lần thứ nhất kết thúc. Đến năm 1630, Chúa Sãi đã làm theo kế của Đào Duy Từ trả lại sắc cho vua Lê - chúa Trịnh. Quân Trịnh thu quân, Nguyễn Phúc Nguyên theo kế của Đào Duy Từ gấp rút xây lũy Trường Dục (lũy Thầy) để phòng thủ. Năm 1631 con trưởng của Sãi vương là Nguyễn Phúc Kỳ qua đời, con thứ hai là Nguyễn Phúc Lan được làm Thế tử, con thứ tư là Nguyễn Phúc Anh ra thay Kỳ trấn giữ Quảng Nam. Phúc Anh bất mãn vì

53

không được lập làm thế tử, cho nên mưu thông đồng với chúa Trịnh, bèn viết thư hẹn làm nội ứng cho Trịnh Tráng. Năm1633 Thanh Đô Vương khởi binh nam tiến lần thứ hai, đóng ở cửa Nhật Lệ như trước. Sãi vương cử Nguyễn Hữu Dật, Nguyễn Hữu Tiến làm tướng ra đánh. Trịnh Tráng đang đợi suốt hơn 10 hôm không thấy hiệu làm nội ứng của Phúc Anh thì bị quân Nguyễn đánh úp, quân Trịnh hoảng loạn tan vỡ bỏ chạy. Thanh Đô Vương rút về bắc, để lại con rể là Nguyễn Khắc Liệt trấn thủ châu Bắc Bố Chính.

Những chiến thắng ấy một phần nhờ vào lực lượng quân đội hùng hậu mà

chúa đã dày công chiêu mộ và huấn luyện. Trong cuốn “Tường thuật về chuyến

truyền giáo mới của các linh mục Dòng Tên tại vương quốc Đàng Trong”, giáo sĩ

người Ý Cristoforo Borri có nhận xét: “Thế lực của Chúa [Sãi] rất mạnh”, khi chúa

Sãi cần “có thể cho tuyển ngay được 80.000 nghìn quân binh chiến đấu”. Quân đội

“được đối xử tốt…và được trả lương cao” nên “Họ chiến đấu rất anh dũng”. Về

hải quân “Chúa Đàng Trong luôn luôn có tới 100 thuyền chiến”, “Mỗi thuyền có

súng đại bác và nhiều súng musqueton”. “Vũ khí Đàng Trong đã lừng danh và nổi

tiếng khắp các nơi qua đường biển cũng như đường bộ” [1, tr 190].

Như vậy, sau những chiến công ấy đất nước chúng ta không những được giữ vững nền độc lập, bảo vệ được bờ cõi mà còn tạo điều kiện thuận lợi để tiếp tục khai hoang mở rộng lãnh thổ cả trên biển và đất liền. Để đạt được những thành quả to lớn ấy là cả một quá trình cống hiến sức lực và trí tuệ của mình mà có được, những công lao ấy của chúa Nguyễn Phúc Nguyên được người dân Đàng Trong tôn kính mà gọi là chúa Phật.

54

KẾT LUẬN

Quá trình hình thành và phát triển lãnh thổ có ý nghĩa rất lớn đối với dân tộc. Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam được in dấu bằng quá trình mở mang bờ cõi mà mỗi triều đại phong kiến thường lựa chọn cho mình các phương thức thực hiện khác nhau. Trong quá trình phát triển đất Đàng Trong thành một vùng lãnh thổ rộng lớn phía Nam đất nước hiện nay là nhờ vào những đóng góp lớn của các chúa Nguyễn, trong đó không thể không nói đến những công lao của chúa Nguyễn Phúc Nguyên.

Chúa Sãi là con thứ 6 của chúa Nguyễn Hoàng, còn trẻ tuổi nhưng rất thông minh và dũng lược nên được chúa Tiên tin yêu và đặt kỳ vọng rất nhiều. Khi còn làm trấn thủ Quảng Nam, cai quản một vùng đất kéo dài từ Hải Vân đến đèo Cù Mông. Với cương vị này, ông đã tỏ rõ tài năng không chỉ trong lĩnh vực chính trị và quân sự mà còn cả phát triển kinh tế. Trong hơn 10 năm ở Quảng Nam, ông đặc biệt quan tâm tới vị trí cửa biển Hội An, xây dựng cảng sầm uất, tàu thuyền ngoại quốc đến buôn bán tấp nập. Không chỉ mở rộng buôn bán với các nước phương Đông mà còn đẩy mạnh giao lưu buôn bán với các nước phương Tây. Hoạt động ngoại thương phát triển đã kích thích nội thương phát triển theo, làm cho buôn bán nội địa đạt đến đỉnh cao. Cùng với thương nghiệp, chúa Sãi cũng quan tâm đến sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp, cho dân mở đất khai hoang. Với cuộc hôn

55

nhân chính trị năm 1620, chúa đã gả con gái cho vua Chân Lạp và thành lập các cơ sở thu thuế đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho dân vào Nam lập làng sinh sống. Nhờ vậy, tiềm lực kinh tế và đời sống nhân dân Đàng Trong được nâng lên và ổn định.

Đặc biệt, chúa quan tâm rất nhiều về xây dựng chủ quyền lãnh thổ Đàng Trong. Chưa đầy một năm sau kế vị, chúa đã bãi bỏ toàn bộ hệ thống quan chức vốn được dựng theo thể chế của nhà Lê, xây dựng bộ máy nhà nước độc lập thoát khỏi sự lệ thuộc chính quyền Lê – Trịnh. Trong các quốc thư gửi ra nước ngoài, chúa không xưng là Thái Bảo Quận công như vua Lê đã phong mà thay vào đó một tên gọi mới là Nam Quốc Vương Đô Thống, đây là một hành động thể hiện ý thức độc lập tự chủ ở Đàng Trong. Năm 1624, Chúa Sãi quyết định đình chỉ việc nộp thuế cho vua Lê và bổ nhiệm các quan ở Đàng Trong. Chúa tìm mọi cách tách Thuận Quảng ra khỏi sự kiểm soát của chính quyền Lê – Trịnh không phải chỉ là hành động cát cứ phong kiến mang lợi ích của dòng họ Nguyễn. Việc làm này phản ánh một ước nguyện thực thi những chính sách cai trị khác với những chính sách cai trị Đàng Ngoài lúc đó đang theo hướng dập khuôn thời Lê Sơ, kìm hãm sự phát triển của xã hội. Như vậy, chúa Sãi đã đóng vai trò quan trọng trong việc cải cách hành chính nói trên có lợi cho xu thế phát triển của lịch sử dân tộc.

Là một người tài trí và có tầm nhìn xa, lại đang toan tính một sự nghiệp lớn, Nguyễn Phúc Nguyên đặc biệt chú ý đến chiêu hiền, đại sĩ và trọng dụng nhân tài. Trong thời chúa trị vì đã có nhiều nhân tài phò tá nổi lên là Đào Duy Từ, Nguyễn Hữu Dật… đã có nhiều đóng góp lớn lao cho lịch sử Đàng Trong.

Chúa Sãi tiếp nối đường hướng của chúa Tiên đã hoàn thành vai trò đặt nền tảng xây dựng một chính quyền tiến bộ phù hợp với xu thế hội nhập để phát triển đất nước. Chính những đóng góp của người đã thay đổi toàn diện bộ mặt Đàng Trong, đặt nền móng cho công cuộc khai hoang mở rộng lãnh thổ phía Nam và xác lập chủ quyền biển đảo của nước ta. Những chính sách tiến bộ trong quá trình xây dựng và phát triển Đàng Trong của chúa là những bài học kinh nghiệm quý báu cho hậu thế học tập và noi theo.

56

57

58

Quá trình Nam tiến của người Việt

59

Rạch Bến Nghé là bến cảng tiếp các thuyền buôn các nơi đến buôn bán với Sài Gòn-Chợ Lớn.

60

Thương cảng Hội An phồn thịnh

61

Bản vẽ kỹ thuật thuyền buồm và một số vật dụng để đi Hoàng Sa của đội Hoàng Sa

62

Đồng tiền Thái Bình Thông Bảo thời chúa Nguyễn

63

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. C.Borri (1998), Xứ Đàng Trong năm 1621, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Dương Văn An (1961), Ô Châu Cận Lục, Văn hóa Á Châu, Sài Gòn.

3. Đào Duy Anh (1961), Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb Bốn phương, Sài

Gòn.

4. Đỗ Quỳnh Nga (2013), Công cuộc mở đất Tây Nam Bộ thời chúa Nguyễn, luận

án tiến sĩ sử học, Huế.

5. Đỗ Quang Chính, Lịch sử chữ quốc ngữ 1620-1659.

6. Nguyễn Thế Anh (2003), Điểm sách: Đóng góp vào lịch sử lãnh thổ các chúa

Nguyễn tại miền Nam Việt Nam, Nghiên cứu Huế.

7. Ngô Thế Long, Nguyễn Kim Hưng, Đại Việt Sử ký tục biên (1676-1789), Nxb

Hồng Bàng, trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây.

8. Nhiều tác giả (1999), Nam Bộ xưa và nay, Nxb thành phố Hồ Chí Minh.

9. Nhiều tác giả (1991), Đô thị cổ Hội An, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

10. Nhiều tác giả (10/2008), Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử từ

thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Nxb Thế giới.

11. Nhiều tác giả (2002), Những vấn đề lịch sử Việt Nam, Nxb Trẻ, Thành Phố Hồ

Chí Minh.

12. Nguyễn Quang Thắng (2005), Quảng Nam trong hành trình mở cõi và giữ nước,

Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

13. Nguyễn Phước Tương, Vai trò của người Việt và địa điểm đầu tiên trong việc

phát minh ra chữ quốc ngữ ở nước ta, Nghiên cứu Lịch sử, số 5 – 2003.

14. Lê Qúy Đôn (2007), Phủ biên tạp lục, bản dịch, Nxb Văn hóa thông tin.

15. Lê Quang Định (2005), Hoàng Việt nhất thống dư địa chí, Phan Đăng Lưu dịch

và chú giải.

16. Phan Khoang (2001), Việt sử xứ Đàng Trong (1558-1777), Nxb văn học, Hà

64

17. Quốc sử quán triều Nguyễn (1962), Đại Nam thực lục tiền biên, Nxb sử học, Hà

Nội.

18. Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí, quyển 5, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997

19. Trịnh Hoài Đức (2004), Gia Định thành thống chí, Nxb văn hóa, Hà Nội.

20. Nguyễn Thanh Nhã (2015), Bức tranh kinh tế Việt Nam thế kỷ XVII và thế kỷ

XVIII, Nxb Tri thức.

21. Sơn Nam (1995), Lịch sử khẩn hoang miền Nam, Nxb văn nghệ thành phố Hồ

Chí Minh.

22. Trương Bá Phát(1970), Lịch sử cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam, sử địa số

19 và 20.

23. Thái Quang Trung (1993), Công cuộc khẩn hoang phát triển kinh tế nông

nghiệp xứ Thuận Hóa dưới thời các chúa Nguyễn (1558-1777), tiểu luận khoa học

lịch sử Hà Nội.

24. Thích Đại Sán: “ Hải ngoại kỷ sự ”, Viện Đại học Huế, 1963.

25. Li Tana (1999), Xứ Đàng Trong-lịch sử kinh tế-xã hội Việt Nam thế kỷ XVII và

XVIII, Nxb trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

26. Trương Hữu Quýnh (2004), Chế độ ruộng đất Việt Nam thế kỷ XVI – XVIII,

Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.

27. Trần Thị Lan Anh (2016), Ruộng đất ở Đàng Trong thời Chúa Nguyễn (1558-

1777), Khóa luận tốt nghiệp.

28. Phan Du (2011), Quảng Nam qua các thời đại, Nxb Văn học, Hà Nội.

Tài liệu Internet

29. Hoa Anh Đào, Qúa trình khai phá Đồng Nai – Gia Định thời chúa Nguyễn. https://nghiencuulichsu.com/2016/09/19/quan-trinh-khai-pha-dong-nai-gia-dinh- thoi-chua-nguyen

65

30. GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, Nguyễn Phúc Nguyên – Vị chúa mở cõi, thành lập đội Hoàng Sa, http://www.tuanvietnam.net/nguyen-phuc-nguyen-vi-chua-mo-coi- thanh-lap-doi-hoang-sa

31. Nguyễn Thị Hải, Chính sách nội thương dưới thời các chúa Nguyễn ở Đàng Trong, http://www.vjol.info/index.php/khxhvn/article/viewFile/22640/19351

32. Trịnh Thị Hà, Giáo dục nho học thời chúa Nguyễn,

Một phần của tài liệu Đóng góp của Chúa Nguyễn Phúc Nguyên trong công cuộc khai phá và mở mang vùng đất Đàng trong thời Chúa Nguyễn 1563 - 1635. (Trang 51 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)