Mở rộng quan hệ giao lưu hội nhập với bên ngoài

Một phần của tài liệu Đóng góp của Chúa Nguyễn Phúc Nguyên trong công cuộc khai phá và mở mang vùng đất Đàng trong thời Chúa Nguyễn 1563 - 1635. (Trang 34 - 38)

7. Cấu trúc đề tài

2.2.2. Mở rộng quan hệ giao lưu hội nhập với bên ngoài

Nhận thấy những hạn chế của điều kiện tự nhiên đối với cư dân nông nghiệp vùng khô, Nguyễn Hoàng và sau đó là Nguyễn Phúc Nguyên đã xác lập một chiến lược phát triển mới với những bước đi và hình thức khác biệt nhằm hòa nhập mạnh mẽ hơn với những việc chuyển biến chung của khu vực. Cách thức lựa chọn con đường phát triển đó đã đưa Đàng Trong hội nhập với mô hình phát triển chung của hầu hết các quốc gia Đông Nam Á lúc bấy giờ là hướng ra biển. Chúa không chỉ giao lưu buốn bán và tạo mỗi quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng mà hầu hết tất cả các nước có ý muốn giao lưu buôn bán với Đàng Trong.

Trong số các nước phương Đông, Nguyễn Phúc Nguyên đặc biệt quan tâm đến Nhật Bản. Ông không chỉ chủ động xúc tiến quan hệ giao thương với tư cách chính thức của vị đứng đầu nhà nước An Nam (An Nam Quốc Vương), tạo mọi điều kiện thuận lợi cho thương nhân đến sinh sống, buôn bán ở Hội An, mà còn cho con gái yêu quý của mình sang làm dâu một gia đình thương nhân Nhật Bản ở Nagasaki để thắt chặt hơn nữa quan hệ với giới đại thương Nhật. Người con rể của Nguyễn Phúc Nguyên là Araki Sotaro vốn thuộc dòng dõi samurai ở Kumamoto đi thuyền mang cờ hiệu của công ty Đông Ấn Hà Lan VOC đến cập cảng Hội An vào năm 1619. Theo sách Ngoại phiên thông thư (quyển 13, tr.87-88) thì cũng đúng vào năm đó chúa Nguyễn Phúc Nguyên quyết định gả con gái của mình cho nhà lái buôn Nhật Bản tài ba này. Ít lâu sau cô đã theo người chồng Nhật Bản về định cư ở

35

Nagasaki. Cô công chúa họ Nguyễn có cuộc sống thật sự hạnh phúc, đắc ý cùng chồng, để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp trên đất Nhật Bản.

Từ năm 1593 Mạc phủ Toyotomi bắt đầu thi hành chính sách Châu ấn thuyền (Shuinsen) cấp giấy phép cho thuyền buôn mở rộng quan hệ thông thương với các nước Đông Nam Á. Nguyễn Phúc Nguyên đã cho mở rộng thương cảng Hội An trở thành thương cảng chính không chỉ của Đàng Trong mà trên toàn khu vực tương đương với Việt Nam và Đông Nam Á hiện nay, đón nhiều nhất số thuyền buôn Nhật Bản được cấp giấy phép chính thức. Theo nghiên cứu của GS. Iwao Seiichi thì từ năm 1604 cho đến năm 1634 (tương đương với thời kỳ Nguyễn Phúc Nguyên được giao là Trấn thủ dinh Quảng Nam (1602) và lên ngôi Chúa (1613- 1635)), Mạc phủ đã cấp 331 giấy phép đến 19 cảng thuộc khu vực Đông Nam Á (bình quân 1 cảng là 17,42 giấy phép) và 130 giấy phép đến 6 cảng thuộc khu vực tương đương với Việt Nam hiện nay (bình quân 1 cảng là 14,33 giấy phép). Riêng cảng Hội An có 86 thuyền được cấp giấy phép (chiếm 25,98% số giấy phép cấp cho toàn bộ khu vực Đông Nam Á, gấp gần 5 lần tỷ số bình quân chung cho khu vực và chiếm 66,15% số giấy phép cấp cho toàn bộ khu vực Việt Nam, gấp 6 lần tỷ số bình quân chung cho Việt Nam). Không chỉ cấp phép cho buôn bán mà chúa còn cho lưu trú ở Đàng Trong, các phố Nhật lần lượt xuất hiện nhiều như ở làng Hoài Phô, đây là một làng cổ lâu đời trên con sông Thu Bồn đoạn chảy qua phố Hội An còn gọi là sông Hoài. Người Nhật đến mua 20 mẫu đất của làng Hoài Phô và An Mỹ để xây dựng phố xã, sinh sống và lập ngôi chùa lấy tên là Tùng Bổn rồi cúng rất nhiều tiền. Theo bức tranh tô màu còn giữ tại nhà dòng họ Chaya ở Nhật cho thấy phố Nhật dài 320 mét, gồm hai dãy phố và gần một cái chợ bán đủ các mặt hàng họp thành “Đô thị Nhật Bản” chạy dọc theo trục con đường nằm bên một hải cảng có nhiều tàu thuyền đang cập bến.

Bên cạnh thuyền buôn Nhật Bản, thuyền buôn Trung Quốc cũng có mặt khá sớm ở đất Đàng Trong. Từ rất lâu, Trung Quốc đã là một bạn hàng gần gũi của Đại Việt. Tuy nhiên, so với các triều đại trước đó, việc người Hoa đến buôn bán trên đất Đại Việt vào thế kỷ XVII – XVIII phát triển cao hơn nhiều so với lượng tàu thuyền và khối lượng hàng hóa lớn mà hàng năm họ mang tới Phố Hiến ở Đàng Ngoài cũng như Hội An ở Đàng Trong. Sự xuất hiện phố người Hoa bên cạnh phố người Nhật

36

tại Hội An nói lên sự phát triển quan hệ giao thương giữa hai nước. Khác với người Nhật, người Hoa từ Trung Quốc được phép đến buôn bán Đàng Trong không chỉ trong buổi đầu nền thống trị của chúa Nguyễn mà còn kéo dài suốt thời kỳ sau đó. Christophoro Borri, một người Châu Âu đến Đàng Trong năm 1621 cho biết: “Người Tàu và người Nhật là những người làm thương mại chính yếu ở xứ Đàng Trong”. Ở Hội An cũng xuất hiện khu phố của người Hoa là phố Khách, người Hoa đến đây sinh sống và họ đã xây dựng một tổ đình lấy tên là Cẩm Hà cung vào năm 1626 nằm phía Tây của thành phố Hội An ngày nay. Trong cuốn Hội An 400 năm sự tích, Châu Phi Cơ có nhận xét: “Người Nhật ở đầu đường phía mặt trời mọc của thành phố còn người Trung Hoa lập phố vào phía cuối đường mặt trời lặn”.

Sở dĩ thương gia Trung – Nhật thích buôn bán nhiều ở Đàng Trong, ngoại trừ đây là vùng đất mới có nhiều của ngon vật lạ, còn có những điểm thuận lợi là ở đây nằm trong khối đồng văn, cùng tiếng nói chữa viết, hơn nữa, tình hình an ninh rất

ổn định: “Chúa [Nguyễn Phúc Nguyên] lên nối ngôi… vỗ về quân dân,trong ngoài

đâu cũng vui phục…” và “chúa Đàng Trong không đóng cửa trước một quốc gia

nào, ngài để cho tự do và mở cửa cho tất cả người ngoại quốc” [1, tr51]. Hiện Nhật

Bản vẫn còn lưu giữ “Ngoại phiên thông tư”,là những thư từ giao dịch quốc tế của Nhật thời Edo (1603-1867), trong đó có 56 bức thư của chúa Trịnh và chúa Nguyễn gửi cho Mạc phủ Tokugawa và những thư trả lời của Mạc phủ từ năm 1601 đến 1694. Nội dung nhiều thư cho thấy các chúa rất coi trọng quan hệ với Nhật Bản, luôn tạo thuận lợi cho tàu buôn Nhật Bản “thông qua thương nghiệp để nối tình hai nước”.

Ngoài ra chúa Nguyễn còn mở rộng buôn bán với các nước ở Đông Nam Á và các thuyền buôn phương Tây cũng cập bến Hội An ngày một nhiều hơn và thường xuyên hơn. Giáo sĩ dòng Tên người Ý là Christoforo Borri, sống tại thị trấn Nước Mặn (nay thuộc huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định) những năm 1618-1622 cho biết: “Chúa Đàng Trong (Chúa Nguyễn Phúc Nguyên) không đóng cửa trước một quốc gia nào, ngài để cho tự do và mở cửa cho tất cả người ngoại quốc, người Hà Lan cũng tới như những người khác, cùng với tàu chở rất nhiều hàng hoá của họ”. Do cạnh tranh mang tính thù địch với người Hà Lan, thuyền trưởng người Bồ Đào Nha là Ferdinand de Costa đã cảnh báo với chúa Nguyễn Phúc Nguyên về âm

37

mưu xâm lược của Hà Lan như họ đã từng đánh chiếm ở Ấn Độ. Để dẹp long người Bồ Đào Nha, chúa Nguyễn ra sắc lệnh cấm người Hà Lan đến gần lãnh thổ Đàng Trong, nhưng lệnh cấm không được thực thi. Trên thực tế, chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã “cho phép người Hà Lan đến buôn bán trong xứ và mời cả nước Hà Lan tới nữa” (Hội khoa học lịch sử học Việt Nam: Một số vấn đề lịch sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam đến cuối thế kỷ XIX . tr93). Như vậy, không những không từ chối việc buôn bán vơi thương nhân Hà Lan, chúa Nguyễn còn muốn đặt quan hệ ngoại giao với nước này với tư cách hai nhà nước đều có chủ quyền và tôn trọng lợi ích của nhau. Trong bối cảnh giao lưu buôn bán quốc tế tấp nập và sôi động như vậy, Hội An những thập kỷ đầu thế kỷ XVII đã đột khởi trở thành một đô thị, cảng thị quốc tế tiêu biểu ở khu vực châu Á.

Giáo sĩ dòng Tên người Ý là Christoforo Borri, sống tại thị trấn Nước Mặn (nay thuộc huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định) những năm 1618 – 1662 với quan sát trực tiếp của mình trong nhiều năm liên tục đã mô tả một cách chính xác về Hội An:

Hải cảng đẹp nhất, nơi tất cả người ngoại quốc đều tới và cũng là nơi có hội chợ

danh tiếng chính là hải cảng thuộc tỉnh Quảng Nam… Chúa Đàng Trong xưa kia cho người Nhật người Hoa chọn một địa điểm và nơi thuận tiện để lập một thành

phố cho tiện việc buôn bán như chúng tôi đã nói. Thành phố này gọi là Faifo (Hội

An), một thành phố lớn đến độ người ta có thể nói được là có hai thành phố, một

phố người Hoa và một phố người Nhật. Mỗi phố có một khu vực riêng, có quan cai trị riêng, và sống theo tập tục riêng. Người Hoa có luật lệ và phong tục của người Hoa và người Nhật cũng vậy” [1, tr54]. Đây là sự phát triển trội vượt, một hiện tượng kinh tế - xã hội hết sức độc đáo chưa từng xuất hiện trước đó, cũng không thấy lặp lại ở bất cứ đô thị nào trên đất Việt Nam nhiều thế kỷ tiếp sau.

Xác lập một đường lối đối ngoại mở cửa đúng đắn, phù hợp với xu thế thời đại của chúa Sãi đã làm cho Đàng Trong không ngừng lớn mạnh, khiến nhiều người

ngoại quốc cảm phục. Giáo sĩ Christoforo Borri nhận xét rằng: “Phương châm của

người Đàng Trong là không bao giờ tỏ ra sợ một nước nào trên thế giới. Thật là hoàn toàn trái ngược với vua Trung Hoa, ông này sợ tất cả, đóng cửa không cho người ngoại quốc vào và không cho phép buôn bán trong nước ông” [1, tr 55]. Đường lối đối ngoại mang tính tích cực, độc lập, tự chủ và sáng tạo là một đột phá

38

đã đưa Đàng Trong sánh vai với nhiều nước trong khu vực và dự báo về khả năng đánh bại các cuộc chiến tranh của chúa Trịnh. Chính sách của chúa đối với giao lưu và hội nhập thế giới là một bài học lớn không những cho cả triều đại phong kiến vốn chỉ quen bế quan tỏa cảng, trọng nông ức thương mà còn có giá trị đến ngày nay khi đất nước đang trong quá trình hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu Đóng góp của Chúa Nguyễn Phúc Nguyên trong công cuộc khai phá và mở mang vùng đất Đàng trong thời Chúa Nguyễn 1563 - 1635. (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)