7. Cấu trúc đề tài
2.3. Xây dựng bộ máy nhà nước độc lập, dần thoát ly khỏi sự lệ thuộc chính
quyền Lê – Trịnh
Xây dựng một vương triều độc lập thoát ly khỏi sự lệ thuộc chính quyền Đàng Ngoài là mục tiêu của chúa Nguyễn Hoàng, nhưng vào hoàn cảnh lúc đó chúa phải kín đáo để tránh mọi sự hoài nghi của chúa Trịnh. Trên danh nghĩa và trong thực tế, Nguyễn Hoàng phải gữ quan hệ lệ thuộc với chính quyền Lê – Trịnh, vẫn phải làm tướng tiên phong Nam Triều đi đánh dẹp các dư đảng của nhà Mạc ở Sơn Nam, Hải Dương, Sơn Tây, Thái Nguyên…Đến năm 1600, sau khi quyết định về hẳn Thuận Hóa, đẩy mạnh xây dựng chính quyền độc lập và không nghĩ đến việc quay trở lại yết kiến vua Lê nữa, nhưng Nguyễn Hoàng vẫn phải giữ quan hệ hòa hiếu. Đây chính là điều ông trăn trở nhất và cũng là sự ủy thác cao nhất cho
Nguyễn Phúc Nguyên trước lúc qua đời. Sách Đại Nam thực lục Tiền biên chép
rằng: “Chúa yếu mệt, triệu hoàng tử thứ sáu và thân thần đến trước đền trước
giường, bảo thân thần rằng: Ta với các ông cũng nhau cam khổ đã lâu, muốn dựng nên nghiệp lớn. Nay ta để gánh nặng lại cho con ta, các ông nên cùng lòng giúp đỡ, cho thành công nghiệp”. Rồi chúa cầm tay hoàng tử thứ sáu dặn bảo rằng: “Làm con phải hiếu, làm tôi phải trung, anh em trước hết phải thương yêu nhau. Mày mà
giữ được lời dặn đó thì ta không ân hận gì”. Lại nói “Đất Thuận Quảng phía Bắc
có núi Ngang và sông Gianh hiểm trở, phía nam ở núi Hải Vân và núi Đá Bia vững bền. Nếu biết dạy dân luyện binh để chống chọi với họ Trịnh thì đủ xây dựng cơ nghiệp muôn đời. Vì bằng thế lực không địch được, thì cố giữ vững đất đai để chờ
cơ hội, chứ đừng bỏ qua lời dặn của ta” [17, tr 32, 34, 35]. Thực hiện di chúc của
người cha, Nguyễn Phúc Nguyên đã từng bước ly khai hẳn với triều đình Lê-Trịnh, không chịu nộp thuế, không về chầu triều đình và đánh bại cuộc tấn công quy mô lớn của Trịnh Tráng vào năm 1627, mở đầu cho cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn kéo dài 45 năm.
44
Năm 1613 được lên ngôi chúa thì ngay năm sau, 1614 Nguyễn Phúc Nguyên quyết định cải cách bộ máy hành chính nhà nước đứng đầu là chúa Nguyễn với
chức danh là “Tiết chế thủy bộ chư Dinh kiêm Tổng nội ngoại bình chương quân
quốc trọng sự” nghĩa là nắm toàn quyền điều hành quân đội, đối nội và đối ngoại.
Dưới chúa có bốn vị giúp việc giống như “Tứ trụ triều đình” thời Lê giúp cho chúa điều hành công việc ở mọi phương diện. Chúa Nguyễn tiến hành bãi bỏ Đô ty, Thừa ty và Hiến ty theo thiết chế quân sự của hệ thống chính quyền nhà Lê đặt trước đây là lập Ba ty mới là: Xá sai, Tướng thần lại và Lệnh sử. Cùng với việc hủy bỏ ba ty cũ đặt ba ty mới, là việc thải hồi các thuộc tướng cũ của triều đình Lê -Trịnh và sắp
đặt các hệ thống quan chức mới. Đất Thuận Quảng được chia làm các dinh gồm có:
- Chính dinh (Dinh Cát) trị sở đóng đô của họ Nguyễn, nằm ở xã Ái Tử, huyện Vũ
Xương (Triệu Phong-Quảng Trị).
- Quảng Bình dinh (Dinh Trạm) trị sở đóng đô ở xã An Trạch, huyện Lệ Thủy.
- Lưu Đồn dinh (Dinh Mười) trị ở đóng ở xã Võ Xá, huyện Khang Lộc.
- Bố Chính dinh (Dinh Ngói) trị sở đóng tại xã Thổ Nghĩa, huyện Khang Lộc.
- Quảng Nam dinh (Dinh Chiêm) trị sở đóng ở xã Cần Hào, huyện Duy Xuyên.
Sơ đồ 1. Đơn vị hành chính ở Đàng Trong (1614-1744)
“Nguồn: Kỷ yếu hội thảo khoa học: Chúa Nguyễn và Vương triều Nguyễn trong
lịch sửa Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX”
Bộ máy chính quyền nhà nước tại chính dinh (Dinh Cát), chúa đặt ra ba cơ
quan chính, đồng thời là ba ty: ty Xá sai ; Tướng thần lại và Lệnh sử. Nhiệm vụ của
từng ty là: 5 DINH QUẢNG NAM DINH DINH CÁT – ÁI TỬ ( CHÍNH DINH) BỐ CHÍNH DINH (DINH NGÓI) LƯU ĐỒN DINH (DINH MƯỜI) QUẢNG BÌNH DINH (DINH TRẠM)
45
- Ty Xá sai coi việc văn án từ tụng, do Đô tri và Ký lục đảm nhiệm.
- Ty Tướng thần lại coi việc tế tự, lễ tiết và chi cấp lương cho quân các đạo
do Cai bạ giữ đảm nhiệm.
- Ty Lệnh sử coi việc tế tự, lễ tiết và chi cấp lương cho quân đội Chính dinh,
do Nha úy đảm nhiệm.
Ngoài những viên quan đứng đầu, ở mỗi ty đều có những thuộc viên giúp việc gồm: 3 Câu kê, 3 Cai hợp, 10 Thủ hợp, 40 Lại ty. Tổng cộng 60 người.
Bên cạnh ba ty chính, họ Nguyễn còn đặt thêm hai ty nữa là Nội Lệnh sử và
Lệnh sử đồ gia
- Nội Lệnh sử kiêm coi các thứ thuế, quan lại gồm có Tả Lệnh sử và Hữu Lệnh sử chia nhau thu tiền sai dư (thuế thân) ở hai xứ Thuận-Quảng về nộp Nội phủ. Tại các dinh ở ngoài, tùy theo từng nơi, có nơi Nguyễn Phúc Nguyên chỉ đặt một ty Lệnh sử, nhưng cũng có nơi đặt ty Xá sai và Tướng thần lại, có nơi kiêm đặt hai ty Xá sai và Lệnh sử để trông coi việc từ tụng của quân dân, sổ sách đinh điền và trưng thu thuế ruộng.
- Ty Lệnh sử đồ gia làm nhiệm vụ thu phát dây thau, khối sắt, đồ đồng, ngà
voi, chiêng đồng… cho việc chế tác những đồ khí giới, thuyền ghe, sửa sang tường thành nhà cửa, cùng việc coi giữ các đồ dùng và kho quân khí… ở ty này nhân viên giúp việc chỉ có 33 người: 3 Câu kê, 3 Cai hợp, 3 Thủ hợp và 24 Lại viên.
Đầu năm 1615, các quy chế mới về chức trách và quyền hạn của các phủ, huyện được ban hành. Theo quy chế này thì Tri phủ, Tri huyện giữ việc từ tụng các thuộc viên: Để lại và Thông lại chuyên việc tra khám, Huấn đạo và Lễ sinh chuyên việc tế tự… Năm 1620, Nguyễn Phúc Nguyên lấy lý do chúa Trịnh vô cớ gây chiến đã quyết định chấm dứt hoàn toàn việc nộp cống thuế cho chính quyền Lê-Trịnh. Năm 1630, chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã làm theo kế của Đào Duy Từ trả lại sắc của chúa Trịnh Tráng. Đây không chỉ là sự khẳng định dứt khoát chính quyền chúa Nguyễn ở phía Nam là chính quyền độc lập, cắt đứt mọi quan hệ lệ thuộc với chính quyền Lê -Trịnh ở phía Bắc, mà còn đánh dấu quá trình chuyển đổi căn bản từ một chính quyền địa phương, mang nặng tính chất quân sự của nhà Lê -Trịnh sang một chính quyền dân sự của chúa Nguyễn. Đặc biệt trong quan hệ đối ngoại chúa
46
Nguyễn Phúc Nguyên là vị chúa đầu tiên tự xưng là An Nam Quốc Vương, quan hệ với các nước trong tư thế của một quốc gia độc lập có chủ quyền.
Sơ đồ 2. Bộ máy nhà nước chính quyền trung ương Đàng Trong (1614-1744)
“Nguồn: Việt sử xú Đàng Trong: chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử
Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX”.
Cải cách hành chính của chúa Nguyễn Phúc Nguyên là cải cách có ý nghĩa then chốt, đặt cơ sở cho những bước tiến xa hơn và vững chắc hơn của triều đình chúa Nguyễn nói riêng và đất nước nói chung. Có thể thấy rằng, mô hình hành chính độc lập thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên khá gọn nhẹ và yếu tố tập quyền LỆNH SỬ ĐỒ GIA CHÍNH DINH (TRỊ SỞ) NỘI LỆNH SỬ (TẢ HỮU LỆNH SỬ) 4 QUAN GIÚP VIỆC
TAM TY
LỆNH SỬ TƯỚNG THẦN LẠI
47
mạnh mẽ. Qua đó khẳng định vai trò và công lao của chúa trong sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước độc lập vững mạnh sau này.