7. Cấu trúc đề tài
2.4. Xác lập và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ
2.4.1. Thành lập đội Hoàng Sa
Chúa Sãi đã tổ chức đội Hoàng Sa – hình thức độc đáo, duy nhất khai chiếm, xác lập và thực thi chủ quyền trên các vùng quần đảo giữa Biển Đông. Ý thức về bảo vệ chủ quyền vùng biển và khai thác nguồn tài nguyên ven biển đã có ngay từ thời Lý, Trần. Dưới thời các chúa Nguyễn, vùng đất Đàng Trong không chỉ có phần đất liền và vùng ven biển mà còn bao gồm các đảo xung quanh. Điều này được ghi
rõ trong Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn: “phía ngoài các cửa biển xứ Thuận Hóa,
Quảng Nam đều có núi đá nổi lên ở trong biển để làm trấn, rộng hẹp không giống
nhau” [14, tr 126]. Vùng duyên hải của Đàng trong có rất nhiều đảo lớn nhỏ, và hầu
hết đều đặt dưới sự quản lý của chúa Nguyễn: “châu Nam Bố Chính ở thôn Bắc
Biên xã An Náu có núi gọi là cù lao Cỏ, ra biển đi 4 canh thì đến nơi. Phủ Điện Bàn, ở ngoài cửa biển Đà Nẵng có núi gọi là Hòn Trà, Hòn Lỗ, ra cửa biển nửa canh thì đến. Phủ Thăng Hoa, ở ngoài cửa biển Đại Chiêm có núi to gọi là cù lao Chàm…Phủ Quảng Ngãi, ở ngoài cửa biển xã Vĩnh An huyện bình Sơn có núi goi là cù lao Ré, rộng hơn 30 dặm, có phường Tứ Chính, dân cư trồng đậu, ra biển 4 canh thì đến, phía ngoài lại có đảo đại Trường Sa, trước kia có nhiều hải vật…Phủ Quy Nhơn thì các cửa biển Tân Quan, Thời Phú, Nước Ngọt, nước mặn đều có nhiều đảo, nhiều yến sào…Cửa biển phủ Gia Định có núi gọi là Côn Lôn.”[14; tr150]. Các vùng đảo lớn nhỏ này đều có nhiều nguồn lợi hoa màu, sản vật, chúa Nguyễn thường sai người ra lấy về, điều đó chứng tỏ các vùng đảo thuộc chủ quyền của xứ Đàng Trong. Tại một số đảo lớn còn có dân cư sinh sống và lập thành đơn vị hành chính, tất cả đều đặt dưới sự quản lý của chúa Nguyễn.
Tại phủ Quảng Ngãi, năm 1631 chúa Nguyễn đặt đội Hoàng Sa đi biển để thu nguồn lợi từ đảo về. Theo các nguồn tài liệu: Tại nhà thờ họ Võ, phường An Vĩnh (thôn Tây xã Lý Vĩnh, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) còn giữ được tờ đơn đề ngày 15 tháng Giêng năm Cảnh Hưng thứ 36 (1775) do Hà Liễu là Cai hợp phường Cù Lao Ré xã An Vĩnh đứng tên xin chấn chỉnh lại đội Hoàng Sa. Đơn cho
48
Mùi (1631), Đốc chiến là Võ Hệ đã đệ đơn xin tâu được lập hai đội nữa là đội Đại
Mạo Hải Ba và đội Quế Hương Hàm với số đinh 30 người…”. Quần đảo Hoàng Sa
trước đây chính là bãi cát vàng thuộc phủ Quảng Ngãi “có nhiều cù lao, các núi linh
tinh hơn 130 ngọn, cách nhau bằng đường biển, từ hòn này sang hòn kia hoặc đi một ngày hoặc vài canh thì đến…Trong đảo có bãi cát vàng dài ước chừng 30
dặm…” [14; tr154], với nhiều thứ quý hiếm và vật lạ. Một vùng đảo rộng lớn và
giàu có như vậy ắt hẳn các chúa Nguyễn phải đặt biệt coi trọng và khai thác. Toàn tập An Nam lộ của Đỗ Bá Công Đạo người xã Bích Triều, huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An soạn năm Chính Hoà thứ 7 (1686), phần bản đồ phủ Thăng Hoa và phủ Quảng Ngãi phía ngoài biển có vẽ Bãi Cát Vàng và ghi chú rõ: “Mỗi năm đến tháng cuối đông [chúa Nguyễn] đưa 18 chiếc thuyền đến đó [Bãi Cát Vàng] nhặt vàng bạc”.
Cuốn sách xưa nhất và ghi chép khá đầy đủ và cụ thể về các đội Hoàng Sa là
Phủ biên tạp lục của nhà bác học Lê Quý Đôn viết vào năm 1776 trên cơ sở sưu tầm, tập hợp tư liệu, ghi chép những điều tai nghe, mắt thấy trong 6 tháng ông làm
Hiệp trấn hai xứ Thuận Hoá, Quảng Nam. Sách chép: “Phủ Quảng Ngãi ở ngoài
cửa biển xã An Vĩnh huyện Bình Sơn có núi gọi là Cù Lao Ré,….; phía ngoài nữa lại có đảo Đại Trường Sa, trước kia có nhiều hải vật và những hoá vật của tàu, lập đội Hoàng Sa để lấy, đi 3 ngày 3 đêm thì mới đến, là chỗ gần xứ Bắc Hải….
Trước họ Nguyễn đặt đội Hoàng Sa 70 suất, lấy người xã An Vĩnh sung vào, cắt phiên mỗi năm cứ tháng 2 nhận giấy sai đi, mang lương đủ ăn 6 tháng, đi bằng 5 chiếc thuyền câu nhỏ, ra biển 3 ngày 3 đêm thì đến đảo ấy. Ở đây tha hồ bắt chim bắt cá mà ăn. Lấy được hoá vật của tàu, như là gươm, ngựa, hoa bạc, tiền bạc, hòn bạc, đồ đồng, khối thiếc, khối chì, súng, ngà voi, sáp ong, đồ sứ, đồ chiên, cùng là kiếm lượm vỏ đồi mồi, vỏ hải ba, hải sâm, hột ốc vân rất nhiều. Đến kỳ tháng 8 thì về, vào cửa Eo, đến thành Phú Xuân để nộp, cân và định hạng xong, mới cho đem bán riêng các thứ ốc vân, hải ba, hải sâm, rồi lĩnh bằng trở về…
Họ Nguyễn lại đặt đội Bắc Hải, không định bao nhiêu suất, hoặc người thôn Tứ Chính ở Bình Thuận, hoặc người xã Cảnh Dương, ai tình nguyện đi thì cấp giấy sai đi, miễn cho tiền sưu cùng các tiền tuần đò, cho đi thuyền câu nhỏ ra các xứ Bắc Hải, cù lao Côn Lôn và các đảo ở Hà Tiên tìm lượm vật của tàu và các thứ đồi mồi,
49
hải ba, bào ngư, hải sâm, cũng sai cai đội Hoàng Sa kiêm quản. Chẳng qua là lấy các thứ hải vật, còn vàng bạc của quý ít khi lấy được.” [14, tr 156, 157]
Như vậy, thông qua một hệ thống các tư liệu gốc, khách quan, xác thực, Lê Quý Đôn đã giới thiệu tương đối đầy đủ vị trí, đặc điểm tự nhiên của Hoàng Sa, Trường Sa, cũng như cơ cấu tổ chức, chức năng và hoạt động của hai đội Hoàng Sa, Bắc Hải. Đội Hoàng Sa sử dụng các loại thuyền buồm nhẹ và nhanh để dễ dàng né tránh các đá san hô và dễ cặp được vào bờ các đảo san hô ở Hoàng Sa. Theo những
tài liệu như Dư địa chí, Hoàng Việt Dư địa chí, Đại Nam Thực lục tiền biên, Đại
Nam Nhất thống chí hàng năm đội Hoàng Sa đi biển từ tháng 3 âm lịch đến tháng 8
âm lịch thì về, khi đó ở Quảng Ngãi là mùa khô, có gió Tây Nam, chỉ có bão trong thời gian từ tháng 8 đến tháng 11 âm lịch, rất thuận lợi cho việc đi biển. Nhiệm vụ của đội là thu lượm các sản vật từ các tàu đắm, hải sản quý từ vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa và kiêm quản, trông coi hoạt động của các đội khác cùng hoạt động ở phía nam như đội Bắc Hải. Ngoài ra, về sau đội Hoàng Sa còn đảm trách đi xem xét, đo đạc thủy trình, dọ thám, canh giữ ngoài biển, trình báo về bọn cướp biển. Trong công việc khai thác tài nguyên, đội Hoàng Sa đã thu lượm được nhiều hải vật quý lạ ở Hoàng Sa như hải sâm, ốc hoa, ốc tai voi,… Quan trọng hơn là hàng hóa từ các tàu bị đắm như vàng bạc, tiền tệ, súng ống. Những người được chọn vào đội Hoàng Sa là những người rất giỏi đi biển. Họ được ưu tiên miễn sưu thuế, ngoài ra họ còn được hưởng phần dư, phần còn lại ngoài số sản vật thu được nộp cho Nhà nước theo quy định, do đó đời sống của đội Hoàng Sa khả quan hơn đời sống của người dân lúc bấy giờ. Với nhiệm vụ nặng nề, công việc nguy hiểm, biển khơi ẩn chứa nhiều tai họa khó lường trong khi phương tiện thì thô sơ nên khi nói về những người trong đội Hoàng Sa dân gian ta có câu: “Lính Hoàng Sa đi dễ, khó về”. Chính vì vậy, ngoài lương thực, nước uống họ còn mang theo một đôi chiếu, bảy sợi dây mây, bảy cái đòn tre nếu chẳng may có hy sinh giữa biển thì dùng chiếu quấn xác, nẹp tre và dây mây bó lại rồi thả xuống biển. Chiếc thẻ tre ghi rõ tên, tuổi, quê quán, phiên hiệu đơn vị của người mất được cài kỹ trong bó chiếu làm dấu hiệu nhận biết nếu có ai vớt được. Họ là những chiến sĩ dũng cảm, được nhân dân luôn tưởng nhớ. Tại xã An Vĩnh, nay thuộc thôn An Vĩnh, xã Tự Kỳ còn di tích một ngôi miếu thờ lính Hoàng Sa. Người dân ở khu vực đảo cù lao Ré có tục tế đình và làm lễ khao quân tế sống để tiễn lính đội Hoàng Sa lên đường làm nhiệm
50
vụ hàng năm vào ngày 20 tháng 2 âm lịch tại các đình làng. Trong buổi lễ tế sống lính Hoàng Sa, người dân thường làm những hình nộm bằng khung tre và dán giấy ngũ sắc để giả hình người và đem tế tại đình; tế xong họ đốt đi hoặc đóng thuyền bằng thân cây chuối đặt hình nộm lên và thả trôi ra biển với quan niệm những hình nộm kia sẽ gánh chịu mọi nguy hiểm, tai nạn trên biển thay cho đội Hoàng Sa.
Đội Hoàng Sa không những đi làm nhiệm vụ thu lượm sản vật mà còn giúp đỡ những con thuyền gặp nạn ngoài biển khơi. Năm 1633, phái bộ thương gia Hà Lan do Paulus Traudenius dẫn đầu đã đến vịnh Đà Nẵng và đến 1636, người Hà Lan đã được phép mở một thương điếm ở Faifoo (Hội An), dưới quyền điều hành của Abraham Duijcker. Ngày 6 tháng 3 hai tàu Hà Lan là Warmont và Grol đi từ Nhật Bản đã đến Đà Nẵng, được chính quyền Đàng Trong tiếp đón. Ở Hội An chúa
Nguyễn Phúc Lan cũng đã tiếp Duijcker. Trong cuộc tiếp kiến này “Duijcker đã
chuyển đến Chúa một điều khiếu nại. Đó là việc chiếc tàu mang tên Grootenbroeck đã bị đắm ở ngoài khơi bãi cát Paracels, đoàn thuỷ thủ đã được các người Việt xứ Đàng Trong cứu giúp, nhưng đồng thời cũng lấy đi tổng số món tiền là 25.580 réaux, vậy nên trưởng điếm Duijcker có nhiệm vụ xin được bồi hoàn món tiền đó. Ông ta được trả lời rằng những việc đó đã được xảy ra từ thời chúa trước (tức chúa Nguyễn Phúc Nguyên), không nên đề cập đến nữa, ngược lại, người Hà Lan từ nay sẽ được hoàn toàn tự do mang hàng hoá đến buôn bán, được miễn thuế, vả lại, sau này nếu có tàu Hà Lan mà bị đắm ở ngoài khơi thì sẽ không có chuyện tịch thu
hàng hoá được cứu hộ nữa”[10, tr146]. Tư liệu chung quanh vụ đắm tàu
Grootenbroeck ở Hoàng Sa năm 1634 xác nhận vai trò của những đoàn người Việt xứ Đàng Trong ở quần đảo Hoàng Sa làm công tác cứu hộ, rồi đưa các nạn nhân về vùng Quảng Nam. Họ thường xuyên đi thuyền ra Hoàng Sa kiểm soát vùng biển và đảo. Chúng ta có đủ cơ sở để tin rằng lực lượng người Việt xứ Đàng Trong cứu tầu Grootenbreock tại Hoàng Sa năm 1634 chính là những người của đội Hoàng Sa đảo Lý Sơn.
Tổ chức đội Hoàng Sa tuy ban đầu không nằm trong trong mục đích quân sự, chỉ nhằm quản lý và khai thác nguồn lợi biển đảo nhưng cũng khẳng định sự tồn tại của các vùng đảo thuộc chủ quyền lãnh thổ Đàng Trong. Đội Hoàng Sa được chính thức thành lập từ thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên, mặc dù là đội quân mang tính
51
dân sự nhưng được tổ chức và biên chế như một lực lượng quân thủy đặc biệt, thực hiện nhiệm vụ và hoạt động thường xuyên tại các khu vực biển đảo, rõ ràng nắm giữ luôn cả quyền kiểm soát các đảo của xứ Đàng Trong. Tổ chức đội Hoàng Sa dưới thời các chúa Nguyễn chính là cột mốc đầu tiên khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam. Chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa là một trong những trang đẹp nhất, bi hùng nhất của lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam mà chúa Nguyễn Phúc Nguyên là vị chúa mở đầu, khai sáng.
2.3.3. Chống giặc ngoại xâm và nội phản
Khi chúa Nguyễn Phúc Nguyên còn là một hoàng tử với tài trí thông minh và giỏi võ lược, Người đã lập công lớn trong việc bảo vệ lãnh thổ khiến chúa Nguyễn
Hoàng hết lòng khen ngợi. Năm 1585 “Ất Dậu… bấy giờ có tướng giặc nước Tây
Dương hiệu là Hiển Quý (Hiển Quý là tên hiệu của bọn tù trưởng Phiên, không phải tên người) đi 5 chiếc thuyền lớn, đến đậu ở cửa Việt để cướp bóc ven biển. Chúa sai hoàng tử thứ sáu lĩnh hơn 10 chiến thuyền, tiến thẳng đến cửa biển, đánh
tan 2 chiếc thuyền giặc. Hiển Quý sợ chạy (…) Từ đó giặc biển im hơi” [28, tr37 ].
Năm1620, Chưởng cơ là Hiệp và Trạch là con trai thứ 7 và thứ 8 của Thái tổ (em của chúa Nguyễn Phúc Nguyên) bày mưu tạo phản, giử mật thư xin họ Trịnh phát binh và tự mình làm nội ứng, hứa hẹn khi lật đổ đước chúa Nguyễn Phúc Nguyên thì sẻ chia đất Đàng Trong để trấn giữ. Theo chiếu dụ của Trịnh Tráng thì Nguyễn Khải đưa 5.000 quân đóng ở Nhật Lệ chờ đợi nhưng không thấy hiệu của Hiệp và Trạch. Chúa cùng các tướng bàn việc chống lại, chúa sai Tôn Thất Vệ (Quận Công) đem quân chống Khải. Hiệp và Trạch thấy mưu đồ cấu kết chúa Trịnh tạo phản thất bại bèn đem quân chiếm giữ kho Ái Tử, đắp lũy cồn cát để làm phản. Chúa sai người đến dỗ nhưng không chịu nghe. Chúa sai Tôn Thất Tuyên làm tiên phong tự đem đại binh đi đánh, Hiệp và Trạch thua trận đã bị bắt đem dâng chúa.
“Chúa trông thấy chảy nước mắt nói: “Hai em sao nỡ trái bỏ luân thường?”. Hiệp
52
không tha được. Bèn sai giam vào ngục. Hiệp và Trạch xấu hổ sinh bệnh chết. Nguyễn Khải nghe tin dẫn quân trở về.” (18, tr321]).
Năm1621, Sử triều Nguyễn ghi lại một sự kiện : "Bọn thổ mục Lục Hoàn
(tức Lạc Hòn) thuộc Ai Lao thả quân qua sông Hiếu sang cướp bóc dân biên thùy. Chúa sai Tôn Thất Hòa (bấy giờ gọi là Quận công) đi đánh. Hòa chia quân phục ở các đường trọng yếu, khiến những lái buôn mua bán đến nhử. Quả nhiên bọn người Man (Lào) đến cướp, kẻo vào cửa động, phục binh nổi dậy, bắt được hết đem về. Chúa muốn lấy ân tín vỗ về người đất xa, sai cởi hết trói ra và cấp cho quần áo
lương thực, răn dạy rồi thả về. Quân Man cảm phục, từ đấy không làm phản nữa"
(17, tr. 50). Vì vậy với Ai Lao ở phía Tây, chúa Nguyễn một mặt xây dựng đồn luỹ kiên cố để bảo vệ biên cương, bảo đảm trị an cho việc đi lại làm ăn, buôn bán.
Thời kỳ Trịnh – Nguyễn phân tranh và những thắng lợi của chúa Nguyễn Phúc Nguyên trong việc dùng người và mưu trí đánh giặc. Năm 1623, Trịnh Tráng thay Trịnh Tùng nắm giữ binh quyền, chuẩn bị đánh họ Nguyễn. Liên tục trong các năm 1624, 1626, 1627 đều phái một quan đại thần vào Thuận Quảng đòi chúa Nguyễn nộp thuế hoặc đòi chúa Phúc Nguyên ra Thăng Long chầu vua Lê, nhưng họ Nguyễn đều khước từ. Bởi vậy, vào tháng 3 năm 1627, Thanh Đô Vương Trịnh Tráng đem 20 vạn đại quân thủy bộ vào nam, cùng với các tướng Nguyễn Khải, Lê Khuê chia làm hai đạo tiến vào, hội binh ở cửa Nhật Lệ. Chúa Nguyễn Phúc Nguyên cử các tướng Nguyễn Hữu Dật, Nguyễn Vệ và Nguyễn Phúc Trung đón đánh. Quân Trịnh chủ động tấn công nhưng không chọc thủng được tuyến phòng thủ của quân Nguyễn. Phía Nguyễn có lợi thế là đại bác kiểu Bồ Đào Nha nên làm quân Trịnh sợ chạy dạt. Hai tướng Trịnh là Nguyễn Khải và Lê Khuê đều thua chạy. Trong lúc hai bên tiếp tục giằng co thì tướng Nguyễn Hữu Dật phao tin ở miền Bắc, Trịnh Gia và Trịnh Nhạc đang chuẩn bị cướp ngôi chúa Trịnh. Chúa Trịnh Tráng nghi ngờ vội rút quân về bắc, chiến tranh lần thứ nhất kết thúc. Đến năm 1630, Chúa Sãi đã làm theo kế của Đào Duy Từ trả lại sắc cho vua Lê - chúa Trịnh. Quân Trịnh thu quân, Nguyễn Phúc Nguyên theo kế của Đào Duy Từ gấp rút xây lũy Trường Dục (lũy Thầy) để phòng thủ. Năm 1631 con trưởng của Sãi vương là Nguyễn Phúc Kỳ qua đời, con thứ hai là Nguyễn Phúc Lan được làm Thế tử, con thứ tư là Nguyễn Phúc Anh ra thay Kỳ trấn giữ Quảng Nam. Phúc Anh bất mãn vì
53
không được lập làm thế tử, cho nên mưu thông đồng với chúa Trịnh, bèn viết thư