CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.2. Kĩ năng viết cần rèn luyện cho học sinh THCS
1.2.4. Kĩ năng viết cần rèn luyện cho học sinh lớp 9
Chúng ta biết chữ viết là hệ thống kí hiệu của ngơn ngữ, phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. Muốn người khác đọc được chữ viết của mình thì người viết phải viết đúng, đẹp, rõ ràng. Để có những kĩ năng viết đúng chính tả, đúng ngữ pháp, đẹp, các em phải trải qua một quá trình rèn luyện dài (5 năm cấp Tiểu học và Cấp trung học cơ sở: lớp 6,7,8). Còn với những kĩ năng dùng từ, đặt câu, viết đoạn, viết bài thì địi hỏi các em trong quá trình học tập phải tự ý thức rèn luyện thực hành bởi đây là những kĩ năng chủ yếu sử dụng các hoạt động của tư duy với sự kiểm soát của ý thức. Cấp THCS đã rèn luyện cho các em kĩ năng đó, mà quan trọng nhất là ở nội dung dạy học TV lớp 9, với những trọng tâm kiến thức cần đạt tới như sau:
Từ vựng:
+ Các lớp từ: Hiểu và biết cách sử dụng thuật ngữ, đặc biệt trong văn bản khoa học; hiểu nghĩa và biết cách sử dụng từ Hán Việt thông dụng (50 yếu tố Hán Việt thông dụng xuất hiện nhiều nghĩa trong các văn bản học ở lớp 9).
+ Mở rộng và trau dồi vốn từ: Biết các phương thức phát triển vốn từ cơ bản của tiếng Việt: phát triển nghĩa của từ trên cơ sở nghĩa gốc, phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ, mượn từ ngữ nước ngoài, tạo từ ngữ mới; biết cách trau dồi vốn từ.
Ngữ pháp:
+ Các thành phần câu: Hiểu thế nào là khởi ngữ và các thành phần biệt lập (thành phần gọi – đáp, thành phần phụ chú, thành phần tình thái, thành phần cảm thán; biết cách cách tạo lập câu có khởi ngữ và các thành phần biệt lập trong nói và viết.
+ Nghĩa tường minh và hàm ý: Nhận biết và hiểu tác dụng của nghĩa tường minh và hàm ý trong văn bản; biết cách sử dụng hàm ý phù hợp với tình huống giao tiếp.
Là lớp cao nhất của cấp THCS chính vì thế mà kiến thức TV lớp 9 khá là khó và phức tạp. Mặt khác nội dung dạy học TV lớp 9 chứa đựng những nội dung kiến thức nhằm định hướng, làm cơ sở và mở đầu đối với học sinh khi bước vào cấp Trung học phổ thông. Cụ thể như nội dung Mở
rộng và trau dồi vốn từ học sinh cần nắm được những kiến thức lý thuyết:
Biết nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển của vốn từ vựng tiếng Việt; biết các phương thức phát triển vốn từ cơ bản của tiếng Việt (phát triển nghĩa của từ trên cơ sở nghĩa gốc, phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ, mượn từ ngữ nước ngoài, tạo từ ngữ mới)…Trước hết ta thấy với nội dung này người học không thể đơn thuần là học ghi nhớ lý thuyết mà cịn phải có sự tư duy thì mới có thể nắm được cốt lõi và thành thạo các phương thức nhằm phát triển vốn từ, để sử dụng trong quá trình sáng tạo văn bản mới. Đồng thời, đây là kiến thức mà các em sẽ được gặp lại và tìm hiểu sâu hơn ở chương trình Phổ thơng, ví dụ như bài “ Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hốn dụ” (chương trình lớp 10).
Kĩ năng viết cần rèn luyện cho học sinh lớp 9 còn thể hiện qua kiến thức lý thuyết về Thành phần khởi ngữ và các thành phần biệt lập (thành
phần gọi – đáp, thành phần phụ chú, thành phần tình thái, thành phần cảm thán) trong câu. Nắm vững lý thuyết để vận dụng một cách sáng tạo, linh
hoạt vào quá trình viết, tức là học sinh biết cách tạo câu có khởi ngữ và các thành phần biệt lập. Làm được điều đó thì đoạn văn, bài văn sẽ trở nên màu
sắc hơn, câu văn đa dạng, phong phú cả về hình thức lẫn nội dung, như vậy sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc thể hiện nội dung văn bản.