Nên có một số tiết dạy học song ngữ Cơ Tu – Kinh

Một phần của tài liệu Đối chiếu kỹ năng viết tiếng Việt của học sinh Kinh - Cơ Tu trong một số lớp học ở Hòa Bắc Hòa Phú thành phố Đà Nẵng. (Trang 69 - 76)

CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG

3.3. Nên có một số tiết dạy học song ngữ Cơ Tu – Kinh

Việc đổi mới phương pháp giảng dạy và nâng cao chất lượng dạy học ở các trường miền núi có học sinh dân tộc thiểu số theo học sẽ có nhiều thách thức khác nhau cho từng bộ mơn. Trong đó, đối với bộ mơn Ngữ văn nói chung, phân mơn Tiếng Việt nói riêng thách thức đầu tiên chính là hàng rào ngôn ngữ – tiếng phổ thông/tiếng dân tộc, tiếng Việt vẫn là sự thách đố đối với các em học sinh dân tộc thiểu số. Trước thực trạng này, người giáo viên đứng lớp cần có những giải pháp gì để các em học sinh dễ dàng tiếp thu bài học, bài giảng?

Theo chúng tơi cần lên kế hoạch chương trình cho những tiết dạy học song ngữ Cơ Tu – Kinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học TV cho học sinh người Cơ Tu.

Khi người giáo viên thơng thạo hai ngơn ngữ: Cơ Tu và Kinh thì sẽ có nhiều thuận lợi trong quá trình dạy TV cho học sinh dân tộc Cơ Tu. GV không được dùng một ngôn ngữ trong giờ học mà ln có ý thức dùng hai ngôn ngữ để bổ khuyết, những kiến thức và kĩ năng của HS trong từng ngôn ngữ. Với sự luân chuyển, kết hợp giữa hai ngôn ngữ người giáo viên sẽ hiểu kĩ lưỡng từng học sinh trong lớp mình, từng nhu cầu của các em đối với việc phát triển kĩ năng trong từng ngôn ngữ để xác định lúc nào là dùng tiếng Việt, lúc nào là dùng tiếng Cơ Tu.

Với những tiết dạy học song ngữ Cơ Tu – Kinh, thể hiện tính cơng bằng giữa hai đối tượng học sinh Kinh và Cơ Tu, các em học sinh dân tộc Cơ Tu xóa bỏ sự mặc cảm, tự ti khi học cùng lớp với các bạn dân tộc Kinh, từ đó tạo ra mơi trường dạy học thoải mái, đồn kết, lành mạnh giúp các em học tập và rèn luyện tốt hơn.

Mặt khác, với những tiết dạy học song ngữ Cơ Tu – Kinh sẽ góp phần giúp các em học sinh dân tộc Cơ Tu học tiếng Việt đạt hiệu quả hơn. Bởi, GV và HS trong giờ học song ngữ thường sử dụng hình thức so sánh, đối chiếu ngôn ngữ ở nhiều cấp độ, nhiều kĩ năng sử dụng ngôn ngữ khác nhau. Chúng tôi nhận thấy, người giáo viên để làm tốt vai trị của mình, phải có kiến thức chuẩn song ngữ và đặc biệt là hính thức tổ chức lớp học song ngữ sao cho phù hợp, phát huy được năng lực của người dạy lẫn người học.

Yếu tố quyết định tiết dạy học song ngữ đạt hiệu quả hay không là tùy thuộc ở người giáo viên. GV là phải là người nắm rõ những kiến thức của hai loại ngôn ngữ; biết được những nét khác nhau và nét tương đồng trong cấu tạo từ, câu của ngôn ngữ Cơ Tu và Kinh.

Để tiết dạy song ngữ đạt hiệu quả, người giáo viên phải có sự chuẩn bị chu đáo thể hiện qua việc thiết kế bài giảng và tổ chức lớp học. Khi chuẩn bị thiết kế một bài dạy song ngữ, GV cần tự đặt ra một số câu hỏi như: HS cần nắm được nội dung gì qua bài dạy, bằng ngôn ngữ nào (tiếng Việt hay tiếng Cơ Tu) với những thao tác và cần sử dụng những đồ dùng dạy học nào; sự luân chuyển hai ngôn ngữ như thế nào là hợp lý để đạt hiệu quả nhất, cần sử dụng những dạng bài tập, câu hỏi như thế nào để phát huy tính sáng tạo và các em có thể trình bày bằng cả hai ngôn ngữ…

Tổ chức lớp học cần thể hiện tính khoa học. Vì là một tiết dạy song ngữ do đó khơng nên phân chia hai đối tượng học sinh tách rời nhau, trái lại cần sắp xếp đan xen để các em cùng hợp tác và hỗ trợ nhau trong giờ học song ngữ. Bên cạnh đó, tổ chức một số trò chơi trong tiết học song ngữ cũng có vai trị bổ trợ tích cực cho phương pháp dạy học của GV, hướng HS nắm được các kiến thức và kĩ năng ngơn ngữ. Các trị chơi cần được tổ chức trong một lớp học, với yêu cầu tổ chức nhanh, gọn không được chiếm quá nhiều thời gian trong một tiết học. Trò chơi cần đạt được những mục đích nhất định, góp phần rèn luyện những kĩ năng học TV cho các em học sinh dân tộc Cơ Tu, như: phát hiện từ; hiểu nghĩa từ; viết từ đúng, nhanh, đẹp; hiểu các nghĩa của từ nhiều nghĩa…

Trong tất cả các mơn học mỗi mơn có tính đặc thù riêng, học sinh và người dạy có những cách truyền đạt và tiếp cận khác nhau. Riêng mơn Ngữ văn là có dạy cả văn học, làm văn và tiếng Việt. Do đó người dạy mơn Ngữ văn ln địi hỏi kĩ thuật, kĩ năng sử dụng phương pháp nghiệp vụ sư phạm của người đứng lớp. Và việc dạy và học cho học sinh là người dân tộc thiểu số thì người dạy cần sử dụng các phương pháp dạy học đặc thù theo từng sở trường của cá nhân.

Học sinh miền núi nói chung, học sinh dân tộc Cơ Tu nói riêng thì lối tư duy, tiếp nhận kiến thức bài giảng sẽ khác với học sinh người Việt. Sự khác nhau này được biểu hiện ở cách dùng từ, đặt câu, phát âm... do đó, người dạy khi dạy tiết song ngữ Cơ Tu – Kinh thì cần nắm vững tiếng của dân tộc Cơ Tu, từ đó có thể vận dụng một số từ vựng cơ bản của ngữ vựng tiếng dân tộc Cơ Tu ứng với tiếng Việt như: đất nước, Tổ quốc, biên cương,

quân thù, thái bình... để giảng nghĩa cho các em. Hoặc trong giờ làm văn, học sinh thường thể hiện đặc tính ngơn ngữ của mình qua các bài làm văn, học sinh phát âm sai dấu thì thể hiện sự sai lỗi chính tả trên bài làm. Trong trường hợp này, giáo viên sẽ chữa lỗi chính tả cho học sinh, phải uốn nắn cho các em cách phát âm chuẩn rồi mới chữa lỗi chính tả ở bài làm văn.

Bên cạnh đó, để tiết dạy học song ngữ Cơ Tu – Kinh đạt hiệu quả cao thì, trong quá trình dạy học, giáo viên phải có sự phối kết hợp giữa người dạy và người học. Học sinh dân tộc thiểu số thì quá ư là rụt rè trong việc phát biểu ý kiến hay đứng dậy đọc bài. Cho nên, giáo viên cần phải là người đồng cảm, trân trọng, chia sẻ, động viên những cảm nhận, rung động trong việc học của các em. Nếu học sinh trả lời khơng chính xác thì thường rất xấu hổ, bạn cười... thì giáo viên phải ghi nhận ý kiến, sau đó cùng phân tích để các em hiểu ra vấn đề, tránh tuyệt đối khơng dùng lời lẽ chỉ trích, trách cứ... làm các em mất tự tin cho những lần sau.

Với những phân tích trên, chúng tơi nhận thấy việc tổ chức các giờ dạy song ngữ Cơ Tu – Kinh là giải pháp hữu ích, phù hợp với thực tế dạy học tiếng Việt cho học sinh Cơ Tu.

KẾT LUẬN

Trong nhiều năm qua công tác giáo dục ngôn ngữ trên cả nước nói chung, giáo dục ngơn ngữ miền núi nói riêng đã và đang được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, kết quả đạt được chưa được như mong đợi và thực tế dạy học tiếng Việt cho học sinh miền núi vẫn còn tồn tại những hạn chế.

Thực tế đã chứng minh điều đó. Qua việc khảo sát và đối chiếu kĩ năng viết tiếng Việt của học sinh Kinh – Cơ Tu trong một số lớp học ở trường THCS Hòa Bắc, Hòa Phú trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, chúng tôi nhận thấy kĩ năng viết tiếng Việt của học sinh dân tộc Cơ Tu còn ở mức yếu kém. Các bài làm văn của học sinh dân tộc Cơ Tu chưa thể hiện được tính thẫm mĩ trên bề mặt con chữ, mạch văn thiếu tính logic, các em mắc rất nhiều lỗi chính tả, dùng từ… Tất cả nói lên thực trạng dạy và học trong đó chương trình áp dụng chưa phù hợp với các đối tượng học sinh khác nhau, dẫn đến phương pháp giảng dạy khơng đảm bảo tính khoa học, khơng mang tính hiệu quả. Điều đó địi hỏi cần có một chương trình dạy và học phù hợp, một hình thức và phương pháp dạy học mới, gần gũi, đặc biệt là xây dựng mơi trường giao tiếp tích cực, lành mạnh giữa học sinh dân tộc Cơ Tu với người Kinh. Bên cạnh đó, người giáo viên cần có sự hiểu biết ngơn ngữ Cơ Tu để khơng chỉ thể hiện sự hịa đồng dân tộc với các em học sinh, mà còn là công cụ để hỗ trợ dạy tiếng Việt cho học sinh.

Là một đề tài khảo sát thực tế chính vì thế mà chúng tơi đã có sự trải nghiệm ở hai ngơi trường THCS Hịa Bắc và Hịa Phú, đó cũng là điều kiện thuận lợi để tìm ra nguyên nhân tồn tại yếu kém trong dạy học tiếng Việt

cho học sinh dân tộc Cơ Tu. Từ đó chúng tơi đưa ra những kiến nghị mang tính thiết thực và gần gũi với học sinh Cơ Tu nhằm mục đích giúp các em có mơi trường học tiếng Việt thật tốt và đạt hiệu quả cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê A – Nguyễn Quang Ninh – Bùi Minh Toán (2007), Phương pháp dạy học Tiếng Việt, NXB Giáo dục.

2. Hoàng Thị Châu (1989), Tiếng Việt trên các miền đất nước, NXB KHXH, Hà Nội .

3. Hoàng Thị Châu (2002), Phương ngữ học Tiếng Việt, NXB Đại học

quốc gia Hà Nội.

4. Nguyễn Đức Dân – Trần Thị Ngọc Lang (1992), Câu sai và mơ hồ,

NXB. Giáo dục.

5. Trần Trí Dõi (2003), Chính sách ngơn ngữ văn hóa dân tộc ở Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. PGS. Hồ Lê – TS. Trần Thị Ngọc Lang – Tơ Đình Nghĩa (2009), Lỗi

từ vựng và cách khắc phục, NXB. Khoa học xã hội.

7. Lê Thị Ngọc Luyên (2009), Bài giảng Tiếng Việt thực hành, Đại học

Đà Nẵng – Trung tâm đào tạo thường xuyên.

8. Hoàng Xuân Tâm – Bùi Tất Tươm (2004), Dạy học Tiếng Việt Trung

học cơ sở - tài liệu tham khảo bồi dưỡng giáo viên Ngữ văn, NXB Giáo

dục.

9. Phạm Toàn, Nguyễn Trường (1978), Phương pháp dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc, Nxb Giáo dục.

10. Bùi Minh Toán - Lê A - Đỗ Việt Hùng (2009), Tiếng Việt thực hành, NXB. Giáo dục.

11. Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên) (2009), Tiếng Việt thực hành, NXB.

12. Nguyễn Văn Xô - Điệp Huỳnh (2001), Chánh tả Tiếng Việt để viết đúng hỏi – ngã, NXB Trẻ.

13. Ban biên soạn chuyên từ điển: NEW ERA, (2007), Từ điển Tiếng Việt, NXB. Văn hóa thơng tin.

14. Đại học Huế, Trường Đại học Sư phạm, Khoa Ngữ văn (2002), Văn học – ngôn ngữ những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Thuận

Một phần của tài liệu Đối chiếu kỹ năng viết tiếng Việt của học sinh Kinh - Cơ Tu trong một số lớp học ở Hòa Bắc Hòa Phú thành phố Đà Nẵng. (Trang 69 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)